QPTD -Thứ Ba, 06/12/2011, 23:37 (GMT+7)
Xây dựng hậu phương chiến lược trong thời kỳ mới – mấy vấn đề đặt ra

Hậu phương chiến lược (HPCL) là một bộ phận của hậu phương quốc gia, có nhiệm vụ cung cấp các nguồn lực, động viên, cổ vũ tinh thần các lực lượng vũ trang tác chiến trên một hướng chiến lược hoặc chiến trường nhằm đạt mục tiêu chiến lược nhất định; là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực chủ yếu của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, khoa học kỹ thuật được huy động cho các lực lượng vũ trang theo kế hoạch tác chiến chiến lược. Vì vậy, xây dựng HPCL vững mạnh luôn là một trong những nhân tố góp phần quyết định thắng lợi của chiến tranh, cần được chú trọng ngay từ trong thời bình.

Thực tiễn đã chứng minh, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm HPCL – căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tại đây, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của cả nước, thành lập, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Việt Bắc là Thủ đô kháng chiến của nươớc Việt Nam mới, là cầu nối với các nươớc XHCN và bầu bạn quốc tế; đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc nước ta trở thành căn cứ cách mạng của cả nước và hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, hậu phương lớn miền Bắc đã cung cấp sức ngươời, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân dân miền Bắc, nhất là tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh nô nức lên đươờng ra tiền tuyến giết giặc với quyết tâm “Xẻ dọc Trươờng Sơn đi cứu nươớc” đã mang đến cho chiến trươờng miền Nam “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đồng thời miền Bắc cũng là cầu nối mang sức mạnh tinh thần,ơ vật chất của các nước XHCN và bầu bạn khắp năm châu vào tiền tuyến lớn miền Nam. Từ 5-8-1964, miền Bắc còn chia lửa với miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch, đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Hậu phương lớn miền Bắc đã giữ vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nươớc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc rất nặng nề và đặt ra yêu cầu mới rất cao. Đó là “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nươớc, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa-tư tưởng và an ninh xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị bất ngờ”1. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, cần tăng cường quốc phòng- an ninh, thực hiện mọi biện pháp cần thiết, có hiệu quả để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, trong đó xây dựng HPCL là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu, tổ chức, triển khai ngay từ thời bình.
Năm 2004, Việt Nam đã công bố “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, trong đó khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là hoà bình, tự vệ, không chạy đua vũ trang nhưng luôn củng cố sức mạnh quốc phòng đủ để tự vệ, sẵn sàng chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ của các thế lực thù địch. Vì vậy, xây dựng HPCL là một trong các giải pháp tổng thể của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vậy những vấn đề lớn đặt ra cho nhiệm vụ xây dựng HPCL là gì ? Nghiên cứu tình hình từ 4 cuộc chiến tranh khu vực gần đây cho thấy:
Thời gian chuẩn bị tiến hành chiến tranh của địch ngày càng rút ngắn, nên việc chuẩn bị, xây dựng HPCL phải được triển khai ngay từ thời bình để có thể chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến một cách chủ động, trật tự, tránh xáo trộn, bị động trong chỉ đạo chiến lược của Đảng và bộ máy Nhà nước, cũng như các hoạt động lao động sản xuất của nhân dân. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở thế kỷ XX có những bước tiến nhảy vọt, nên các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh của đối phương ngày càng hiện đại, hiệu quả sát thương ngày càng cao, các phương tiện mang vũ khí (máy bay, tàu chiến) tác chiến ở cự ly rất xa, nhằm hạn chế thương vong cho người và phương tiện của địch. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), mới chỉ có 10% vũ khí, phươơng tiện đươợc ứng dụng công nghệ cao, nhưng đến chiến tranh I-rắc (2003), tỷ lệ đó là 90% và trong tươơng lai công nghệ cao sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các vũ khí, phương tiện chiến tranh của đối phương, tạo ra các vũ khí tinh khôn có thể tìm kiếm và sát thương các mục tiêu kiên cố, nằm sâu trong lòng đất, diện sát thương rộng. Để khắc phục những khó khăn trên, việc bảo đảm bí mật, an toàn cho các cơ quan đầu não kháng chiến, các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng của ta đòi hỏi yêu cầu rất cao từ bố trí, cơ động, ngụy trang, phòng thủ đến việc xây dựng các công trình, thiết bị phòng chống vũ khí giết người hàng loạt...
           
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trươớc đây, căn cứ địa Việt Bắc và hậu phương lớn miền Bắc XHCN phải đề phòng và đánh trả các hoạt động tiến công hoả lực đươờng không của địch là chính, nhương đồng thời cũng đã phải tổ chức đánh trả cuộc tiến công lớn của địch nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến (Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947). Qua 4 cuộc chiến tranh khu vực gần đây cho thấy, với vũ khí, phương tiện có tầm bắn từ xa và có ưu thế về sức cơ động, ngay từ đầu chiến tranh, các thế lực hiếu chiến xâm lược rất chú trọng hình thành bao vây chia cắt chiến lược, chiến dịch bằng các mũi tiến công trên bộ kết hợp với đổ bộ đường không làm rối loạn chỉ huy và bố trí chiến lược của đối phươơng. Sau này nếu các thế lực thù địch xâm lược nước ta, thì HPCL chắc chắn sẽ là mục tiêu tiến công trọng yếu của chúng, có thể bị tiến công bằng máy bay, tên lửa hành trình, đổ bộ đường không, tác chiến điện tử ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Với thủ đoạn tác chiến “chặt đầu”, chúng có thể đánh vào các trung tâm chiến lược của ta ở cả tiền tuyến và hậu phương, khái niệm “HPCL là một vùng lãnh thổ không có hoặc ít có chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh” như nhận thức trước đây, không còn phù hợp trong điều kiện mới của cuộc chiến tranh hiện đại. Với phương tiện, vũ khí công nghệ cao, cho phép địch vận dụng phương thức, thủ đoạn tác chiến rất linh hoạt trong quá trình tiến công. Do đó, HPCL của ta ngày nay phải được kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ và tự bảo vệ vững chắc theo tư duy mới, khác nhiều với các cuộc chiến tranh chống xâm lược trước đây, nhằm bảo đảm an toàn cho cơ quan chiến lược thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy kháng chiến trong mọi tình huống.
Xây dựng HPCL phải gắn chặt với hậu phương chiến dịch, hậu phương trực tiếp và hậu phương tại chỗ thành một hệ thống hậu phương chiến tranh liên hoàn trên từng hướng chiến trường và cả nước. Đặc điểm địa hình nươớc ta có chính diện Bắc- Nam rộng nhương chiều sâu rất hẹp, khi xảy ra chiến tranh nguy cơ bị chia cắt chiến lược là khó tránh khỏi. Trong điều kiện đó, tính liên hoàn, liên kết, chi viện giữa các chiến trường vẫn cần được đề cao, nhưng việc độc lập tác chiến của từng chiến trường, trên địa bàn chiến lược càng phải đặc biệt được coi trọng. Do đó, việc quy hoạch tổ chức HPCL phải gắn chặt với hậu phương chiến dịch, hậu phương trực tiếp và hậu phương tại chỗ thành một hệ thống hậu phương chiến tranh của cả nươớc. Do điều kiện địa lý tự nhiên, quy hoạch bố trí dân cươ và chiến lược phát triển kinh tế của nươớc ta đang hình thành xu thế 3 vùng chiến lược Bắc–Trung–Nam với trọng tâm ở hai đầu Nam-Bắc và miền Trung là cầu nối. Việc chuẩn bị HPCL cũng phải gắn với các vùng chiến lược kinh tế và các khu vực địa hình chiến lược nhằm phát huy sức người, sức của phục vụ cho chiến đấu của quân đội và lao động sản xuất của nhân dân. Việc kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng “Sự kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng an ninh phải được thực hiện ngay từ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các dự án đầu tươ phát triển”.
Trong hai cuộc kháng chiến trươớc đây, chúng ta có sự chi viện đắc lực và hiệu quả của hệ thống XHCN và các nước bè bạn quốc tế. Ngày nay yếu tố đó không còn, các nươớc XHCN còn lại do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang gặp nhiều khó khăn... Vì vậy, việc xây dựng HPCL phải bảo đảm yêu cầu chiến đấu, sản xuất, lãnh đạo, chỉ huy trong điều kiện đất nước bị bao vây cấm vận, không còn sự giúp đỡ vật chất, phương tiện, vũ khí từ bên ngoài và phải dựa vào sức mình là chính. Tuy nhiên, việc tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác thân thiện với các nước láng giềng vẫn là yếu tố quan trọng trong chiến lược quốc phòng, tạo điều kiện để ta chủ động bảo vệ Tổ quốc, chống bao vây chia cắt chiến lược của địch. Mặt khác, trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng HPCL hiện nay, chúng ta phải quán triệt, thấu suốt quan điểm tự lực, tự cường của Đảng, từng bước và không ngừng tăng cường tiềm năng, nguồn lực của đất nước cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có như vậy, chúng ta mới bảo đảm sự chủ động, đứng vững và giành thắng lợi ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc chiến tranh chống xâm lược.
Một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định sự vững mạnh của HPCL đó là yếu tố con người. Việc chuẩn bị về chính trị, tinh thần cho nhân dân và lực lượng vũ trang là phải làm cho toàn dân, toàn quân có nhận thức đúng đắn về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thấy rõ nguy cơ, thách thức đe dọa về quân sự của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đối với nước ta vẫn tiềm ẩn, khả năng phải đối phó với một cuộc tiến công quân sự của địch vẫn luôn thường trực. Từ đó xây dựng ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi, cho dù kẻ thù có vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Đồng thời từ nhận thức đúng đắn phải chuyển thành hành động, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong đó xây dựng HPCL là một nội dung quan trọng.
 
Thiếu tướng Nguyễn Như Huyền
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự
 
1- Báo cáo của BCH TƯ Đảng khóa IX tại Đại hội X của Đảng.
 

Ý kiến bạn đọc (0)