Thứ Bảy, 23/11/2024, 02:35 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Học viện Biên phòng là trung tâm đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học (NCKH) của Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Quá trình xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo hàng vạn cán bộ, sĩ quan biên phòng, đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng BĐBP. Các thế hệ cán bộ, sĩ quan tốt nghiệp từ Học viện đã nối tiếp nhau có mặt trên khắp mọi miền biên cương của Tổ quốc, gắn bó cùng cấp uỷ, chính quyền các địa phương và đồng bào các dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới. Nhiều người đã trở thành tướng lĩnh, cán bộ cao cấp lãnh đạo, chỉ huy các cấp của BĐBP trong các thời kỳ cách mạng. Trong thành tựu nổi bật đó, đội ngũ nhà giáo đã có những đóng góp xuất sắc, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục- đào tạo (GD-ĐT) của Học viện suốt mấy chục năm qua. Cùng với quá trình phát triển của Học viện, đội ngũ nhà giáo có sự trưởng thành vượt bậc, từ chỗ chỉ giảng dạy cho đối tượng có trình độ sơ cấp, đến nay đã đảm nhiệm giảng dạy nhiều cấp học, bậc học, chủ yếu là cử nhân, trên đại học (thạc sĩ) và bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ biên phòng cho nhiều đối tượng cán bộ khác nhau. Gần đây, Học viện còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ và đào tạo đại học cho lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào và Căm-pu-chia. Nhìn một cách tổng thể, hiện nay đội ngũ giảng viên của Học viện đã từng bước được chuẩn hoá; tổ chức biên chế được kiện toàn với số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ giữa tổ chức quản lý giáo dục và tổ chức giảng dạy. Trên 98% giáo viên có trình độ đại học, trong đó có hơn 50% trên đại học, 1 phó giáo sư, 15 tiến sĩ, 128 thạc sĩ... đã và đang là lực lượng nòng cốt trong giảng dạy, NCKH của Học viện.
Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo của quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ giảng viên của Học viện còn những bất cập. Đó là, chưa đủ về số lượng; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, có học hàm và qua thực tế ở đơn vị cơ sở còn mỏng; trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, cập nhật thông tin, phương pháp dạy học tiên tiến còn nhiều hạn chế.
Để thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT, giảng viên của Học viện phải được chuẩn hoá, có năng lực toàn diện về các mặt, có trình độ học vấn trên bậc giảng dạy, được đào tạo về chức vụ trên cấp giảng dạy, có khả năng sư phạm, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, NCKH. Theo đó, Học viện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên "vừa hồng, vừa chuyên", đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của Học viện.
Trước hết, Học viện tập trung kiện toàn tổ chức biên chế, bảo đảm có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ biên phòng trong tình hình mới. Học viện phấn đấu với mục tiêu sau năm 2010 có đủ số lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD-ĐT và có dự trữ theo quy định 20% để đi thực tế, NCKH và đào tạo bồi dưỡng nâng cao bậc học; xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ giảng viên theo lộ trình hằng năm trên cơ sở bảo đảm tính cân đối, kế thừa giữa các thế hệ. Theo đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giảng viên, tiến hành điều chỉnh, sắp xếp, luân chuyển cán bộ, kết hợp với bổ sung đội ngũ giảng viên từ các nguồn khác nhau. Trong đó, Học viện xác định nguồn bổ sung chính là lựa chọn trong số học viên tốt nghiệp tại Học viện hoặc các học viện, trường quân đội có kết quả học tập đạt loại khá trở lên; lựa chọn cán bộ đang công tác tại các đơn vị cơ sở của BĐBP. Ngoài ra, chú trọng tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài quân đội có đủ yêu cầu về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn và có năng khiếu sư phạm, có khả năng phát triển làm cán bộ giảng dạy lâu dài tại Học viện.
Hai là, chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Học viện đã có nhiều biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng chính trị tư tưởng, đảm bảo cho đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân; xây dựng lòng kiên định vào chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; toàn tâm, toàn ý phụng sự cho sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự nghiệp GD-ĐT nói chung và ở Học viện nói riêng. Đồng thời, Học viện rất coi trọng việc quản lý, rèn luyện mọi mặt cả về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và lối sống; bảo đảm cho đội ngũ giảng viên luôn tâm huyết với nghề nghiệp, xác định tốt trách nhiệm "người thầy", có ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp "trồng người", mang hết tâm sức, trí tuệ để truyền thụ kiến thức tới học viên; phấn đấu để mỗi cán bộ, giảng viên của Học viện thực sự là những tấm gương sáng, mẫu mực cả về tri thức, đạo đức và lối sống để học viên noi theo.
Ba là, tập trung bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn và phơương pháp giảng dạy, NCKH cho đội ngũ giảng viên, coi đó là giải pháp đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng GD-ĐT. Vấn đề trọng tâm, then chốt là phải xây dựng được đội ngũ giảng viên đầu ngành, cán bộ khoa, bộ môn có trình độ chuyên môn sâu và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo cả 3 tiêu chí: nâng cao bậc học, nâng cao kiến thức thực tế và bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiên tiến, khoa học. Quán triệt phương châm chủ động và tích cực, Học viện đã chủ động tạo nguồn, kết hợp giữa gửi đi đào tạo ở các học viện, trường trong và ngoài quân đội, đào tạo ở nước ngoài và đào tạo tại Học viện để nâng cao trình độ nghiệp vụ và bậc học cho đội ngũ giảng viên. Thực hiện “Đề án kiện toàn và phát triển đội ngũ giảng viên”, Học viện phấn đấu đến năm 2010, 100% giảng viên có trình độ đại học, 60% - 70% trên đại học (trong đó, 9% - 12% tiến sĩ) và có 3 đến 5 giảng viên là giáo sư, phó giáo sư. Đồng thời, khuyến khích việc tự học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giảng viên; phấn đấu 100% giảng viên đạt trình độ qui định về ngoại ngữ, tin học, tạo cơ sở cho giảng viên nghiên cứu, giảng dạy đạt chất lượng cao.
Với phương châm "gắn nhà trường với các tuyến biên giới", Học viện coi trọng việc đổi mới nội dung, hình thức đi thực tế cơ sở, tăng cường đưa cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu theo chuyên đề, kết hợp tổ chức đi thực tế với tham quan, học tập phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy ở các trường trong và ngoài quân đội. Phấn đấu đến năm 2010 Học viện có 60% - 70% cán bộ khoa và trưởng bộ môn thuộc khoa chuyên ngành qua thực tế ở cương vị chỉ huy cấp phòng và chỉ huy biên phòng cấp tỉnh, phối hợp với các cơ quan và đơn vị đưa giáo viên đi thực tế theo chức danh. Đồng thời, chủ động thành lập các nhóm cán bộ, giáo viên đi nghiên cứu thực tế theo chuyên đề, nghiên cứu các “điểm nóng” và những vấn đề mới phát sinh trên các tuyến biên giới để kịp thời nắm bắt, tổng kết thực tiễn, phục vụ cho viết tài liệu giảng dạy và NCKH, nhất là những vấn đề về xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Học viện còn tăng cường bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiên tiến, phương pháp NCKH cho đội ngũ giảng viên, gắn NCKH với đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Trên cơ sở duy trì chặt chẽ các nguyên tắc, chế độ trong dạy học, thi, kiểm tra, Học viện đẩy mạnh chỉ đạo các khoa, bộ môn tổ chức tốt hoạt động phương pháp như bình giảng, thí giảng, thông qua bài, dự giờ, hội thảo khoa học về phương pháp dạy - học; chú trọng vận dụng phương pháp nêu vấn đề, tăng cường đối thoại giữa giảng viên và học viên, dành nhiều thời gian cho thảo luận, xử trí các tình huống. Trên cơ sở đó, gợi mở, khuyến khích, phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của người học, “biến quá trình đào tạo của Học viện thành quá trình tự đào tạo của học viên”. Đồng thời, quán triệt sâu sắc các quan điểm, nguyên tắc huấn luyện trong suốt quá trình giảng dạy cho các đối tượng trên tất cả các nội dung, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ phân đoạn đến tổng hợp; kết hợp lý thuyết với thực hành, lấy thực hành làm chính; kết hợp huấn luyện chính khoá với ngoại khoá; huấn luyện đồng bộ với huấn luyện năng khiếu chuyên sâu, làm cho người học vừa nắm chắc kiến thức, vừa hiểu sâu, biết vận dụng vào thực tiễn công tác, chiến đấu của BĐBP trên các tuyến biên giới. Thường xuyên tổ chức tốt các hội thi, hội thao về phương pháp giảng dạy và phong trào thi "dạy tốt", thi giáo viên giỏi và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, ngoại ngữ, tin học để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Bốn là, tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của Học viện. Để việc đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy có hiệu quả, Học viện thực hiện đầu tươ có trọng điểm, theo yêu cầu nhiệm vụ từng môn học, từng khoa chuyên ngành, tạo sự đột phá, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong đó, tập trung đầu tươ, nâng cấp hệ thống giảng đường, phòng học phổ thông, phòng học chuyên dùng, các thiết bị hỗ trợ phục vụ giảng dạy nhươ đèn chiếu, phương tiện nghe nhìn, sơ đồ, tranh vẽ. Gắn việc đầu tư phương tiện, trang thiết bị hiện đại với đẩy mạnh các phong trào thi đua ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy sáng kiến cải tiến mô hình, học cụ. Khuyến khích giáo viên khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, phươơng tiện kỹ thuật số vào phục vụ công tác giảng dạy, NCKH. Tích cực nâng cấp, cải tiến hệ thống thông tin tươ liệu, thươ viện, tài liệu, nâng cao chất lượng biên soạn, in ấn giáo trình, tài liệu nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy, học tập, NCKH của cán bộ, giảng viên và học viên. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Đề án: "Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giảng dạy và NCKH". Bên cạnh đó, Học viện thường xuyên quan tâm chăm lo đội ngũ giảng viên cả về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phấn đấu vươn lên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ người thầy trong sự nghiệp "trồng người"; đồng thời, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ, thống nhất các quy định về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên nhằm phát huy tối đa khả năng, trí tuệ và động viên đội ngũ giảng viên toàn tâm, toàn ý với công việc "dạy chữ, dạy người".
Đất nước đang bước vào một giai đoạn mới, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ngày càng nặng nề và phức tạp. Sự nghiệp GD-ĐT đòi hỏi các nhà giáo trong lực lượng BĐBP nói chung, đội ngũ giảng viên của Học viện Biên phòng nói riêng phải có sự phát triển vượt bậc để hoàn thành trọng trách đào tạo ra những cán bộ biên phòng có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt và tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp bảo vệ biên giới, xây dựng BĐBP "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại tá, TS. Trần Hữu Phúc
Phó Giám đốc đào tạo Học viện Biên phòng
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011