Thứ Năm, 24/04/2025, 21:13 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Bộ đội tên lửa phòng không (TLPK) ra đời ngay trong những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc nước ta, nhưng chỉ trong thời gian ngắn (1965-1975) đã trở thành lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, góp phần làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”. Ngày nay, trong điều kiện tác chiến hiện đại, xây dựng Bộ đội TLPK vững mạnh để bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc vẫn là vấn đề rất cấp thiết.
Lịch sử 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp là của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân (PK-KQ), Bộ đội TLPK đã vượt qua bao thử thách, gian khổ hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các lực lượng khác đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc. Đặc biệt, trong Chiến dịch phòng không năm 1972, TLPK được xác định là lực lượng "nòng cốt""rung chuyển" nước Mỹ; góp phần thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút"; đồng thời, tích cực tham gia cùng quân, dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội TLPK đã đánh 3.452 trận, bắn rơi 788 máy bay với 27 kiểu loại, trong đó có 366 chiếc rơi tại chỗ. đánh máy bay B-52; đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bắn rơi 29 trong tổng số 34 chiếc máy bay B-52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ. Chiến thắng đó có ý nghĩa chiến lược to lớn, làm
Sau khi Tổ quốc thống nhất, Bộ đội TLPK đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, chiến tranh trong tương lai (nếu xảy ra), tình hình địch, ta và môi trường tác chiến sẽ có nhiều thay đổi. Để bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc, xứng đáng là lực lượng "nòng cốt" trên mặt trận đối không, Bộ đội TLPK cần xây dựng vững mạnh về mọi mặt, tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
Trước hết, xây dựng Bộ đội TLPK vững mạnh về chính trị là cơ sở để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong tình hình mới, nhiệm vụ bảo vệ vùng trời của Tổ quốc rất nặng nề, phức tạp, đòi hỏi phải tổ chức, xây dựng Bộ đội TLPK theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại” với những yêu cầu mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức; bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần, quyết tâm dám đánh, biết đánh và đánh thắng địch trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Chúng ta biết rằng: trong chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao sẽ trở nên phổ biến; do đó, việc chuẩn bị trước các nhân tố về chính trị-tinh thần, ý chí, quyết tâm... đối với Bộ đội TLPK là yếu tố hết sức cấp thiết. Đương nhiên, thực hiện vấn đề đó phải trên cơ sở quán triệt, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quân đội, của Quân chủng PK-KQ. Do đó, các đơn vị phải tích cực đổi mới phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng và tăng cường hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị, nhằm: phát huy nhân tố chính trị-tinh thần, xây dựng lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ vào sức mạnh của dân tộc và trí tuệ Việt Nam; đồng thời, trang bị cho Bộ đội TLPK nhãn quan khoa học để nhận biết, đánh giá đúng tầm quan trọng của vũ khí trang bị; từ đó khai thác, sử dụng, phát huy có hiệu quả các loại vũ khí, khí tài hiện có và có các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất hoặc vô hiệu hóa tính năng, tác dụng các loại vũ khí công nghệ cao của địch. Hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó, vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng là cội nguồn sức mạnh, là tiền đề quan trọng tạo nên sức mạnh chính trị-tinh thần của Bộ đội TLPK. Thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội TLPK trong chiến tranh giải phóng cho thấy, các cấp uỷ Đảng luôn là nhân tố chính tạo nguồn sức mạnh chính trị-tinh thần cho Bộ đội TLPK vượt qua mọi thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong những thời điểm, giai đoạn phức tạp nhất, gian khổ, khó khăn nhất của cuộc chiến tranh. Vì vậy, trong thời gian tới, để hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ngày càng hiệu quả, cần thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đảng các cấp trong sạch, vững mạnh, thực sự là hạt nhân lãnh đạo của Bộ đội TLPK; đồng thời, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, các kíp chiến đấu của Bộ đội TLPK có chất lượng cao cả về chính trị-tinh thần, quyết tâm chiến đấu và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Hai là, phát triển nghệ thuật tác chiến Phòng không-Không quân đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng trời của Tổ quốc trong điều kiện mới. Chiến tranh xâm lược đối với nước ta nếu xảy ra, đối tượng tác chiến của Bộ đội TLPK sẽ tập trung nhiều lực lượng, phương tiện hiện đại, sử dụng nhiều thủ đoạn, biện pháp và phương thức tác chiến mới. Mặt khác, sự phát triển toàn diện của đất nước những năm qua đã và đang tác động tích cực đến quá trình xây dựng Quân đội, xây dựng Quân chủng PK-KQ, trong đó, có Bộ đội TLPK. Đó là sự phát triển về biên chế, tổ chức; vũ khí, trang bị được mua mới, cải tiến, nâng cấp và số hoá sẽ làm tăng khả năng tác chiến của nhiều loại tên lửa, dẫn đến nghệ thuật tác chiến của Bộ đội TLPK trước đây sẽ có một số nội dung không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Vì vậy, phát triển nghệ thuật tác chiến của Bộ đội TLPK là đòi hỏi khách quan, có ý nghĩa trực tiếp, nhằm tổ chức, sử dụng và bố trí lực lượng TLPK trong các loại hình tác chiến một cách có hiệu quả.
Để làm được điều đó, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong nghệ thuật tác chiến PK-KQ là cần tập trung nghiên cứu sâu về đối tượng tác chiến, nhất là sự phát triển về phương thức, thủ đoạn tác chiến, vũ khí, phương tiện tiến công đường không của địch... Trên cơ sở đó, lựa chọn cách đánh phù hợp đối với Bộ đội TLPK và từng loại tên lửa, trong đó, chú trọng tổ chức cơ động đánh chặn địch từ xa; đồng thời, tích cực chuẩn bị nhiều biện pháp đối phó với tác chiến điện tử của địch. Bài học quý báu trong Chiến dịch phòng không năm 1972 về chọn đúng hướng tiến công chủ yếu, đúng đối tượng chủ yếu (máy bay B-52) và xác định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh máy bay B-52... vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong điều kiện mới.
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), Bộ đội TLPK sẽ tác chiến trong điều kiện chiến tranh nhân dân phát triển cao, nhất là thế trận phòng không nhân dân ở các vùng trọng điểm phòng không và thế trận của khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), được chuẩn bị từ thời bình. Đó là những thuận lợi để Bộ đội TLPK phát huy sức mạnh cả về thế và lực nhằm giành thắng lợi. Trong quá trình xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân hiện nay, Bộ Tổng Tham mưu và Quân chủng PK-KQ cần đề xuất với Bộ Quốc phòng, tham mưu cho Đảng, Nhà nước có "kế hoạch tổng thể" về thiết bị chiến trường, hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở (giao thông, kho, trạm các cấp, thông tin liên lạc...), tạo cơ sở vật chất cần thiết để xây dựng, chuẩn bị thế trận TLPK; cùng với đó, phải chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trận địa hoả lực TLPK (cơ bản, dã chiến, dự bị và trận địa giả…), hệ thống đường cơ động, kho, trạm, xưởng và các công trình sơ tán, cất giấu phương tiện, lực lượng dự bị. Thế trận TLPK phải bảo đảm yêu cầu đánh địch từ xa đến gần, đánh rộng khắp và đánh tập trung, chi viện được cho các lực lượng cả trong tác chiến phòng thủ chiến lược, cả trong tác chiến phản công và tiến công chiến lược để giành thắng lợi; đồng thời, vừa có thể phòng tránh, bảo toàn được lực lượng, đảm bảo đánh địch có hiệu quả cao, bảo vệ an toàn mục tiêu và cùng các lực lượng khác trên mặt trận đối không tiêu hao, tiêu diệt lớn quân địch (lực lượng, phương tiện) khi có điều kiện và thời cơ. Xây dựng thế trận TLPK phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay từ thời bình và trong suốt quá trình chiến tranh; việc thực hiện phải đồng bộ cả thế trận "tĩnh" và "động"; thế trận "thật" và "giả"…; bảo đảm yêu cầu của thế trận: vững chắc, hiểm hóc, liên hoàn và linh hoạt; trong đó, chú trọng tạo giả lực lượng, phương tiện để nghi binh, lừa địch... Thế trận đó phải đáp ứng tốt nhất cho TLPK tham gia có hiệu quả trong các loại hình tác chiến, nhất là tác chiến biển, đảo.
Ba là, tổ chức huấn luyện bảo đảm cho Bộ đội TLPK sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị hiện có; cơ động chuyển hóa thế trận linh hoạt, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài và nâng cao hiệu suất chiến đấu. Trong chiến tranh hiện đại, địch chủ yếu sử dụng vũ khí, phương tiện tiến công đường không công nghệ cao, nên cơ động là một biện pháp sống còn, yếu tố quyết định hiệu quả chiến đấu của TLPK. Cơ động nhanh sẽ giúp cho TLPK tránh được các đòn tiến công hỏa lực từ xa bằng vũ khí công nghệ cao của địch, bảo toàn được lực lượng và còn trực tiếp làm cho thế trận TLPK chuyển hoá linh hoạt, tạo thế và thời có lợi để tiêu diệt địch. Thực tiễn cuộc chiến tranh Nam Tư vừa qua cho thấy: các đơn vị TLPK thường xuyên cơ động, thậm chí chỉ “xê dịch” sau mỗi trận đánh cũng đã tránh được đòn đánh huỷ diệt của đối phương. Cho nên, phải thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập cho các thành phần ở các cấp trong điều kiện phức tạp, nhất là với phân đội TLPK; đặc biệt, cần chú trọng huấn luyện đánh đêm, đánh trong điều kiện địch tác chiến điện tử mạnh, cường độ cao, đánh trong điều kiện phải cơ động, dịch chuyển liên tục... Để thực hiện được vấn đề này, phải tăng cường tổ chức diễn tập bắn đạn thật cho Bộ đội TLPK sát với thực tế, nhằm từng bước khắc phục những hạn chế về khả năng tác chiến; đồng thời, rèn luyện sức bền, sự chịu đựng trong điều kiện khắc nghiệt.
Bốn là, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị cho Bộ đội TLPK theo hướng hiện đại. Trong chiến tranh hiện đại, để thắng địch, cùng với nhân tố con người giữ vai trò quyết định, thì vũ khí có vai trò quan trọng. Do đó, cần phải chú trọng trang bị các loại TLPK tiên tiến để đối phó có hiệu quả với vũ khí, phương tiện công nghệ cao của địch. Hiện nay, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Bộ đội TLPK tuy đã có sự phát triển, nhưng vũ khí, trang bị vẫn kém hiện đại so với địch. Do đó, cùng với việc phát huy cao độ yếu tố chính trị-tinh thần, cần tập trung nghiên cứu, khôi phục một phần chức năng của các loại khí tài TLPK thế hệ cũ; cải tiến, nâng cao khả năng cơ động cho số vũ khí, khí tài hiện có theo hướng giảm thiểu kích thước, trọng lượng của các bộ phận có thể rút gọn; giảm thiểu thời gian thu hồi, triển khai chiến đấu của các tổ hợp TLPK; chủ động cải tiến các thiết bị nhìn đêm hiện có, đáp ứng yêu cầu, đặc điểm tác chiến mới; đồng thời, chú trọng đầu tư mua các tổ hợp TLPK tiên tiến nhất có tầm bắn xa, vươn ra biển lớn và có khả năng tự hành cao, đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ tác chiến bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.
Để xây dựng Bộ đội TLPK vững mạnh, ngoài những nội dung trên, còn phải chú ý bảo đảm quỹ đất để xây dựng hệ thống trận địa, kho, trạm, khoảng không gian xung quanh trận địa,... Do vậy, cần có sự quan tâm thích đáng của cả hệ thống chính trị, bảo đảm mọi mặt để Bộ đội TLPK hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.
Trung tướng, TS. LÊ HỮU ĐỨC
Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011