QPTD -Thứ Ba, 06/12/2011, 23:32 (GMT+7)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính uỷ, chính trị viên
Quân đội ta hiện đang triển khai thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TƯ  của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với th?c hi?n chế độ chính uỷ, chính trị viên. Để hiện thực hoá Nghị quyết Bộ Chính trị, Đảng uỷ Quân sự Trung ương đã ra Nghị quyết 513 nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ chính uỷ, chính trị viên là “những đồng chí đủ tiêu chuẩn, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực tiến hành công tác éảng, công tác chính trị; có tính đảng và nguyên tắc cao, thực sự tiền phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết trong Đảng bộ và đơn vị; có đủ điều kiện và tín nhiệm làm Bí thư cấp uỷ” đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong thời kỳ mới.

Để quán tri?t sâu s?c và tổ ch?c th?c hi?n tốt những nội dung, quan điểm nghị quyết trên, cần nghiên cứu lại từ gốc những Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp ta có cơ sở lý luận, phương pháp tổ chức xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên hiện nay.

1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về mấy vấn đề cơ bản đầu tiên để nhận thức vai trò và tư cách chính uỷ, chính trị viên.
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá “vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu”1, bởi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”2, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”3. Cho nên đối với Người, chính sách phải “sao cho đối đãi đúng với mọi người”4 trong khi Đảng có hàng vạn, hàng triệu cán bộ.
Tuy vậy, Người không đề cập vấn đề uy quyền của cán bộ, bởi Người đặt cán bộ trong quan hệ với nhân dân, mà nhân dân là gốc của cách mạng; cán bộ phải đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết. Từ những ngày đầu của chính quyền nhân dân, Người đã dạy cán bộ “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân,  chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ thống trị của Pháp, Nhật”5.  Do đó, đối với loại cán bộ nào, Người cũng không quên biểu dương thành tích, nhưng chủ yếu là Người nêu trách nhiệm trong thực hiện chức trách,  yêu cầu tự phê bình, phê bình nghiêm túc để khuyến khích cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
           
Hai là, đã là cán bộ, hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào, đảm nhiệm chức vụ gì, thấp hay cao, với những tiêu chuẩn riêng do chức trách quy định, nhưng đều là cán bộ cách mạng, nên có những chuẩn mực nhân cách chung như nhau, nói khái quát là Đức và Tài. Về Đức, cơ bản nhất là phải phục vụ nhân dân, “không vác mặt làm quan cách mạng”; phải “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”; phải sống, làm việc, học tập gương mẫu, “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”... Từ rất sớm, Người đã chỉ ra cụ thể các loại bệnh tật đẻ ra từ “bệnh mẹ” chủ nghĩa cá nhân, mà cán bộ thường mắc phải, như chủ quan, ba hoa, hình thức, hẹp hòi, bè phái, cục bộ địa phương, quan liêu, quân phiệt, hủ hoá, tham ô, lãng phí.
Trên tinh thần như vậy, Người còn giáo dục cán bộ trong Quân đội: “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng thì không làm gì được. Bởi vậy cần phải thương yêu đội viên”6; “các cấp chỉ huy cần phải: biết rõ bộ đội, chăm nom bộ đôi,... Mỗi người chỉ huy về quân sự  cũng như về chính trị, phải làm kiểu mẫu, phải giữ  đúng đạo đức của quân nhân cách mạng”7; đối với “tư cách người tướng” không phân biệt quân sự, chính trị, chuyên môn kỹ thuật đều “phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”8. Đương nhiên, trong việc đào luyện cũng như tự  tu dưỡng, rèn luyên, người chính uỷ, chính trị viên cũng phải tuân thủ nghiêm túc những chỉ giáo chung như thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu của việc cơ cấu người cán bộ chính trị trong tổ chức chỉ huy các cấp và về vai trò và chức trách của người  chính trị viên.
 Các tổ chức quân sự do Đảng lập ra từ phong trào chính trị của quần chúng phải quán triệt đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng. Bởi “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Đảng phải đưa đảng viên vào chỉ huy, lãnh đạo các lực lượng vũ trang. Trong “Sách đánh du kích”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Về mặt chính trị, cấp nào cũng có một người chính trị phái viên do đoàn thể cách mạng chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người ngoài đến làm”9, (Nghị quyết TƯ 8, tháng 5/1941 gọi tên là chính trị chỉ đạo viên). Về sau, Người dùng từ chính trị viên để chỉ người cán bộ chính trị đó, cùng người đội trưởng có trách nhiệm như nhau với đơn vị: “Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên”10.
Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên lần thứ hai, Chủ tịch Hồ chí Minh cụ thể hoá những nhiệm vụ chính của chính trị viên: “ Vô luận ở cấp bậc nào, chính trị viên có ba nhiệm vụ chính: Đối với bộ đội, đối với nhân dân, đối với địch”. “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn , mặc, ở, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc đến nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hoá, phát triển văn hoá, và đường lối chính trị trong bộ đội... Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội...Đối với quân địch, ...biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta”11.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác cách mạng của người chính trị viên cũng như mọi cán bộ cách mạng khác là vì con người và phục vụ con người, nhưng đặc thù công tác của chính trị viên là công tác về con người trong tổ chức quân sự cách mạng, chủ trì chăm lo việc xây dựng quân đội về chính trị. Về sau, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương tổng hợp gọn chức trách người cán bộ chính trị là người chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị và thường là Bí  thư cấp uỷ. Trong lịch sử quân đội, vị thế, chức danh của người cán bộ chính trị trong mối quan hệ với người chỉ huy có sự thay đổi qua quá trình hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội: từ quan hệ đội trưởng, chính trị viên, đến chế độ chính uỷ tối hậu quyết định, rồi chế độ đảng uỷ lãnh đạo, thủ trưởng quân sự, chính trị phân công phụ trách, tiếp đến chế độ một người chỉ huy và cán bộ chính trị là phó chỉ huy về chính trị và ngày nay chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính uỷ, chính trị viên. Với vai trò, chức trách, như Hồ Chí Minh đã nói “Người chính trị viên ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”12.
           
Người chính uỷ, chính trị viên từ bản chất chức trách của mình là công tác về con người, cần nắm vững tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “nhân hoà”. Bởi trong ba điều kiện thành công trong xã hội (thiên thời, địa lợi, nhân hoà) thì “nhân hoà” là quan trọng hơn hết. “Nhân hoà là thế nào”?, Người viết: “nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí”13. Theo tư tưởng này, chính uỷ, chính trị viên phải giữ vững sự nhất trí của toàn quân đối với đường lối của Đảng; ngăn ngừa và khắc phục những nhận thức tư tưởng sai trái, lệch lạc; làm cho trình độ chính trị, tư tưởng của mỗi đơn vị phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng nói chung và nhiệm vụ của quân đội nói riêng. Hơn nữa, phải đảm bảo sự đoàn kết trên dưới, đoàn kết trong chỉ huy, đoàn kết cán bộ, chiến sĩ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế. Điểm này, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là điểm mẹ, "thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt"14.
3- Tư tưởng Hồ Chí Minh với những vấn đề cơ bản cấp thiết nhất trong thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513 của Quân uỷ Trung ương.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên, có nhiều chủ trương, biện pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 513-NQ/QUTƯ; trong đó có  hai vấn đề cơ bản cấp thiết nhất: bồi dưỡng bản lĩnh cho đội ngũ chính uỷ, chính trị viên và tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, trực tiếp là cấp uỷ đảng. Để thực hiện tốt những vấn đề này, những Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang có tính thời sự nóng hổi.
Bản lĩnh chính trị phải thể hiện ở thực hiện chức trách. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và người chính trị viên phải định rõ ràng. Chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc”15 Đương nhiên, chính uỷ, chính trị viên phải thành thạo công tác Đảng, công tác chính trị, nhưng hiệu quả hoạt động cao hay thấp cũng phụ thuộc vào trình độ nhất định về quân sự của chính uỷ, chính trị viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc. Học chính cương, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc lầu mà không biết đánh giặc thì  vô dụng. Cho nên các chú phải học tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu, v.v.”16. Hơn nữa, cũng như yêu cầu đối với mọi cán bộ, người cán bộ chính trị không chỉ học để thành thạo việc của mình, mà còn phải có kiến thức toàn diện. Người phê phán  “cán bộ quân sự chỉ biết quân sự, cán bộ chính quyền chỉ biết chính quyền, cán bộ đảng chỉ biết Đảng, như thế chẳng khác gì người đứng một chân”17.
           
Ngày nay quân đội đang xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiên đại, thực hiện đồng bộ cả ba chức năng cơ bản, nên chính uỷ, chính trị viên cũng như người chỉ huy và cán bộ các ngành tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, kinh tế quốc phòng, thực hiện Di huấn này, đều phải nỗ lực lớn học tập để có kiến thức nhiều mặt như  khoa học quản lý xã hội, quản lý kinh tế, điều khiển học, tin học, ngoại ngữ... nhằm thực hiện tốt chức trách của mình. 
Trong khi cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, lý luận diễn ra gay gắt; các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội bằng mọi luận điệu nguỵ biện, xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta; những tiêu cực nội sinh, đặc biệt là nạn tham nhũng đang tồn tại nghiêm trọng, không khỏi tác động xấu đến lòng tin của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang. Để làm tròn chức trách, giữ vững bản chất cách mạng của quân đội “trung với Nước, trung với Đảng, hiếu với Dân", chính uỷ, chính trị viên phải thật vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng.
Bản lĩnh của chính uỷ, chính trị viên còn biểu hiện ở sự mẫu mực về “tinh thần phụ trách, thành tâm phụ trách, dũng cảm phụ trách. Trước khi làm phải có thảo luận cho kỹ để chủ trương cho đúng và đặt kế hoạch cho sát. Nhưng khi đã quyết định rồi, có mệnh lệnh rồi, thì phải tuyệt đối phục tùng, phải vững lòng tin tưởng, phải quyết tâm thực hiện không một chút do dự. Dù khó khăn đến mấy cũng phải tìm đủ mọi cách để cho quyết định chung được thực hiện, để cho mệnh lệnh cấp trên được thực hiện”18.
Khâu quyết định trong hoàn thiện cơ chế mới là đảng bộ và cấp uỷ các cấp phải thật trong sạch, vững mạnh, bởi thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính uỷ, chính trị viên phải “trên cơ sở đảm bảo vững chắc, toàn diện, xuyên suốt của các tổ chức Đảng”19. ở đây có vấn đề thực hiện nguyên tắc “cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo phân công cá nhân phụ trách, theo chức trách nhiệm vụ”20.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một cách dể hiểu về các mối quan hệ nêu trong nguyên tắc đó: “Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung. Làm việc mà không theo cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung”21.
           
Giá trị hiện thực của lời dạy đó trong thực hiện cơ chế lãnh đạo mới, là trong quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội, phải tăng cường năng lực lãnh đạo, sức mạnh chiến đấu của các cấp uỷ Đảng lên ngang tầm cao của nhiệm vụ quân đội trong thực hiện các chức năng cơ bản, mà chức năng cơ bản nhất là chiến đấu (cả vũ trang và phi vũ trang) để phát huy trí tuệ tập thể, ra được những quyết định chuẩn xác cho người chỉ huy và chính uỷ, chính trị viên tổ chức thực hiện theo chức trách. Đồng thời, đủ khả năng giám sát hoạt động của người chỉ huy và chính uỷ, chính trị viên và theo dõi sát sao việc triển khai quy chế về các mối quan hệ trong thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên; kịp thời phát hiện những vướng mắc thực tế để kiến nghị điều chính, bổ sung và đấu tranh kiên quyết ngay khi mới có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và những tiêu cực phát sinh từ tư tưởng quyền lực, địa vị ngôi thứ dẫn đến bè cánh trong lãnh đạo, chỉ huy.
 
Đại tá, PGS. Hồ Kiếm Việt
 
1, 2, 3, 4 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2000; tr. 274,  269, 240, 277.
5 - Sđd, Tập 4, tr.56.
6, 7, 8 - Hồ Chí Minh với Các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb.QĐND. H, 1975, tr. 157; tr. 41; tr. 90-91.
9 - Hồ Chí Minh- Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 479.
10, 11 - Hồ Chí Minh với Các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND. H, 1975, tr. 139, 60-61.
12- Sđd, tr.60.
13- Sđd, tr.90-91
14- Sđd, tr.308-309.
15- Sđd, tr.61-62.
16- Hồ Chí Minh với Các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, H, 1975, tr. 183-184..
17- Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H, 2000, tr. 524.
18- Hồ Chí Minh với Các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, H,1975, tr 157.
19, 20 - Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX)
21- Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H, 2000, tr.505.

 

Ý kiến bạn đọc (0)