QPTD -Chủ Nhật, 04/12/2011, 03:13 (GMT+7)
Từ chiến thắng B-52 năm 1972, kế thừa và phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” là một trận quyết chiến chiến lược tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” không chỉ đánh gục thần tượng “pháo đài bay” B-52, mà còn đập tan mưu đồ chiến lược huỷ diệt nước ta bằng không quân chiến lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chấp nhận thất bại hoàn toàn, chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là biểu tượng của chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân và quân ta; là “thắng lợi của một chiến lược quân sự cách mạng đã đạt đến sự hội tụ chín muồi” của Đảng ta. 35 năm đã đi qua, dư âm của “Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn vang vọng mãi và điều quan trọng là từ cuộc chiến đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý báu, đặc biệt trong đó là bài học về nghệ thuật tác chiến phòng không, để vận dụng chống tiến công đường không (TCĐK) hiện đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra):

Thứ nhất là, nghệ thuật xây dựng thế trận phòng không liên hoàn, vững chắc để đánh thắng TCĐK của địch. Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, để đối phó với cuộc TCĐK chiến lược bằng B.52 của địch, ta đã xây dựng thế trận phòng không liên hoàn, vững chắc, kết hợp nhiều lực lượng: lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ), lực lượng phòng không của các đơn vị bộ binh, lực lượng phòng không địa phương (bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ); kết hợp thế bố trí tại chỗ rộng khắp trên cả nước với thế bố trí tập trung có trọng điểm ở địa bàn trọng yếu là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, hình thành nhiều tuyến, nhiều vòng liên kết chặt chẽ với nhau, bảo đảm đánh địch ở mọi nơi, mọi đơường bay, đánh liên tục suốt trên đơường chúng bay vào và bay ra; cũng như hiệp đồng đánh tập trung, tiêu diệt, tiêu hao lớn địch trên từng địa điểm, từng khu vực mục tiêu quan trọng. Kết hợp giữa thế tĩnh và thế động, lấy thế tĩnh làm cơ sở và thế động để bổ trợ bảo đảm tính vững chắc của thế trận trong mọi điều kiện tác chiến. Kết hợp giữa thực và hư, khiến cho địch như bị rơi vào thế trận “thiên la địa võng”; đồng thời, đảm bảo khả năng chuyển hoá thế bố trí để phù hợp với các tình huống trong quá trình tác chiến, cơ động, phòng tránh, bảo toàn lực lượng trước các đòn tập kích đường không của địch và phát huy cao nhất khả năng tác chiến của từng đơn vị, cũng như khả năng tác chiến hiệp đồng của các lực lượng phòng không, vừa đảm bảo hoả lực phòng không rộng khắp, vừa đảm bảo tập trung hoả lực tiêu diệt nhiều máy bay và bắt giặc lái. Với thế trận phòng không đó, trong 12 ngày đêm chiến dịch, chỉ tính riêng trên địa bàn thủ đô Hà Nội,  quân và dân ta đã bắn rơi 32 máy bay các loại, trong đó có 25 máy bay B-52 (trong tổng số 34 máy bay B-52 bị bắn rơi trên cả nước), góp phần quan trọng vào thắng lợi chung.

Trong TCĐK hiện đại, địch sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương tiện bay và vũ khí tiến công hiện đại, thực hiện cách đánh từ  xa “phi tiếp xúc”,  “ngoài đường chân trời”, từ mọi hướng, mọi độ cao, đồng thời vào các mục tiêu chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, nhằm nhanh chóng đánh quỵ tiềm lực chiến tranh của ta, hoặc làm “mềm” chiến trường trước khi đưa bộ binh vào tác chiến... Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tạo lập được thế trận phòng không liên hoàn, vững chắc, trên cơ sở của thế trận chiến tranh nhân dân trên cả nước và trên từng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; kết hợp nhiều tuyến, nhiều vòng, phối hợp các lực lượng, phương tiện chiến đấu, bảo đảm khả năng phòng tránh, bảo toàn lực lượng, phương tiện chiến đấu, khả năng đánh địch rộng khắp, từ xa đến gần, trên mọi hướng, mọi độ cao, cũng như hiệp đồng đánh tập trung tiêu hao, tiêu diệt lớn địch. Để lập được thế trận tốt, ngay từ thời bình, chúng ta phải chuẩn bị mọi mặt thật tốt, trong đó, phải hết sức chú trọng việc kết hợp giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng- an ninh; trong quy hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở nền kinh tế quốc dân, của các tỉnh thành, địa phương luôn phải gắn với yêu cầu quốc phòng, phòng không. Nghiên cứu kỹ, nắm vững âm mưu, thủ đoạn, khả năng TCĐK của địch, điều kiện địa lý, khí hậu, thủy văn trên từng địa bàn, từng khu vực, trên cơ sở đó có kế hoạch bố trí, triển khai thế trận, lực lượng, nhất là trên các khu vực quan trọng, mục tiêu trọng yếu, hướng TCĐK chủ yếu của địch. Hoàn thiện và tổ chức luyện tập thuần thục các kế hoạch sơ tán, động viên lực lượng, phương tiện chiến đấu; các phương án tác chiến chống TCĐK, kể cả TCĐK kết hợp với tiến công đường biển và đường bộ. Chú trọng củng cố hệ thống  chỉ huy, thiết lập hệ thống trinh sát, thông tin, thông báo, báo động phòng không, duy trì nghiêm các chế độ, quy định đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và chiến đấu của các lực lượng và của nhân dân khi có lệnh. 
Thứ hai là, nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, phát huy tối đa khả năng tác chiến của bộ đội phòng không ba thứ quân,  tạo sức mạnh tổng hợp.
Trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, để thực hiện mục tiêu chiến dịch, ta đã điều chỉnh tổ chức, sử dụng lực lượng hợp lý, thay vì lấy máy bay Mic- 21, pháo 100 ly và tên lửa như dự tính ban đầu, chuyển sang lấy tên lửa làm lực lượng chủ yếu, bố trí tập trung ở thủ đô Hà Nội để tập trung đánh máy bay B-52. Sử dụng lực lượng của Quân chủng PK-KQ, lực lượng  phòng không bộ binh, của bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và các lực lượng khác, bố trí rộng khắp, đảm báo đánh địch trên suốt đường bay, trên mọi tầm, mọi hướng, bảo vệ mục tiêu và bảo vệ tên lửa, kết hợp vây bắt giặc lái. Đây là một nghệ thuật sử dụng lực lượng rất sáng tạo, phát huy tối đa khả năng tác chiến của các lực lượng, khả năng tác chiến hiệp đồng, tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng giành thắng lợi chiến dịch. 
Để chống TCĐK hiện đại, việc nghiên cứu kỹ vai trò và khả năng tác chiến của các lực lượng để có phương thức sử dụng hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng. Để nâng cao khả năng tác chiến của các lực lượng phòng không, cùng với chú trọng hiện đại hoá vũ khí, trang bị (VKTB) chiến đấu, cần tăng cường nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng SSCĐ và chiến đấu của bộ đội, nhất là của các đơn vị phòng không ba thứ quân, đặc biệt là bộ đội PK-KQ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước hết, tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho bộ đội nắm vững quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Đảng, nắm vững nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, những thuận lợi, khó khăn và tính chất ác liệt của chiến tranh công nghệ cao đối với lực lượng PK-KQ... Từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong huấn luyện quân sự, cần tập trung nghiên cứu, nắm vững những phát triển mới của vũ khí công nghệ cao, phương thức, thủ đoạn tác chiến TCĐK hiện đại của địch, từ đó điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án huấn luyện chiến đấu. Thực hiện tốt các phương châm, nguyên tắc, các mối kết hợp, chủ động lập kế hoạch, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án, thao trường, nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp huấn luyện sát với tình huống, phương án tác chiến, đối tượng tác chiến, với tổ chức biên chế, khả năng bảo đảm VKTB và cách đánh của bộ đội PK-KQ. Chú trọng huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật cá nhân, phân đội, nhất là hợp luyện tổng hợp, huấn luyện tác chiến hiệp đồng giữa các đơn vị, giữa các lực lượng trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp, tầm nhìn hạn chế (đêm tối, sương mù, rừng, núi, địch khống chế điện tử, v.v. ); chú trọng huấn luyện ứng dụng chiến đấu, rèn luyện khả năng chỉ huy,  hiệp đồng, xử trí các tình huống tác chiến, khả năng cơ động nhanh, linh hoạt, phòng tránh, đánh trả cho các lực lượng. Duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ ở các cấp, nhất là chế độ trực chỉ huy, trực thông tin, cơ yếu, trực ban tác chiến; bảo quản, bảo dưỡng đảm bảo cơ số hậu cần, kỹ thuật chiến đấu theo quy định; hoàn thiện văn kiện, kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, luyện tập các phương án chuyển trạng thái SSCĐ theo quy định.  
Thứ ba là, nghệ thuật vận dụng và phát triển phương pháp tác chiến  chiến dịch, chiến thuật một cách sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
Tơrong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, quân và dân ta đã có nhiều cách đánh chống TCĐK của địch rất sáng tạo, đạt hiệu quả chiến đấu cao. Trên nền tảng của nghệ thuật chiến tranh nhân dân, đúc rút và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm quý báu của hai cuộc kháng chiến cứu nước, lực lượng phòng không của ta đã tiến hành tác chiến rộng khắp kết hợp với tác chiến tập trung hiệp đồng tiêu diệt lớn địch. Tổ chức lơưới lửa phòng không đánh địch rộng khắp, ở mọi độ cao,  mọi khu vực máy bay địch xuất hiện, cho phép vừa bảo vệ được các mục tiêu quan trọng vừa buộc địch phải phân tán đội hình, bị động trong đối phó, bị tiêu hao lực lượng, từ đó giảm hiệu lực tác chiến. Tác chiến tập trung, lấy lực lượng PK-KQ làm nòng cốt hiệp đồng để tiêu diệt, tiêu hao lớn đối tượng chủ yếu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh bại ý đồ TCĐK của địch. Trong 12 ngày đêm chiến dịch, quân và dân cả nước đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52. Với việc bắn rơi 34 trong tổng số 193 máy bay B-52 tham chiến, đạt tỷ lệ 17%, vượt quá khả năng chịu đựng của không quân Mỹ, điều đó góp phần quyết định buộc Mỹ phải chấp nhận thất bại. Một cách đánh cũng rất sáng tạo của ta trong chiến dịch này là kết hợp giữa tác chiến tại chỗ với tác chiến cơ động, lấy tác chiến tại chỗ làm cơ sở. Lực lượng tác chiến tại chỗ có nhiều lợi thế, vì có điều kiện thời gian để nghiên cứu nắm chắc mục tiêu bảo vệ, nắm chắc thủ đoạn đánh phá của địch; có điều kiện chuyển hoá hoàn chỉnh thế bố trí có lợi và thơường xuyên luyện tập cách đánh, song có nhơược điểm là dễ bộc lộ lực lơượng. Lực lươợng tác chiến cơ động có lợi thế là tạo đươợc yếu tố bí mật, bất ngờ. Sự kết hợp giữa hai lực lượng này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung và bổ khuyết cho nhau. Cách đánh hiệp đồng binh chủng, hiệp đồng các thứ quân cũng là một phát triển mới trong nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không của ta, để phát huy tối đa sở trươờng của từng lực lượng, sức mạnh chiến đấu tổng hợp của các binh chủng, các thứ quân, đánh địch từ xa tới gần, trên mọi độ cao, mọi hướng. Cùng với các cách đánh chiến dịch sáng tạo, các đơn vị phòng không của các lực lượng cũng vận dụng nhiều phương pháp chiến thuật hết sức độc đáo, hiệu quả cao, như đánh phục kích, đón lõng, cơ động linh hoạt, kịp thời, khéo léo nguỵ trang, nghi binh lừa địch, gây mù, gây nhiễu, tận dụng lợi thế địa hình, địa vật, luôn tạo yếu tố bí mật, bất ngờ về hoả lực và lực lượng, đánh lúc địch không ngờ tới..., để giành thắng lợi.
Nghiên cứu nghệ thuật tác chiến nói chung, nghệ thuật tác chiến phòng không nói riêng là việc làm công phu, thường xuyên. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu bài học về nghệ thuật tác chiến phòng không của “Điện Biên Phủ trên không” kết hợp với nghiên cứu những phát triển mới về khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự của thế giới đương đại, nhất là phương thức, thủ đoạn tác chiến TCĐK, để tìm ra những phương pháp, nghệ thuật tác chiến hiệu quả nhất, đủ khả năng đánh bại TCĐK hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao của địch (nếu xảy ra), bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Văn Tài
Phó Giám đốc Học viện Chính trị quân sự
 

Ý kiến bạn đọc (0)