QPTD -Chủ Nhật, 11/12/2011, 22:20 (GMT+7)
Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn trước thềm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (TCTXDTS) là đơn vị kế thừa truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng đã lập nên chiến công kỳ diệu, cùng quân và dân cả nước làm nên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngay sau khi nước nhà được độc lập, thống nhất, bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Trường Sơn được chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, kết hợp củng cố quốc phòng,  với tên gọi Binh đoàn Trường Sơn (BĐTS). Hơn 30 năm hoạt động trên “mặt trận” kinh tế- quốc phòng (KT-QP), đặc biệt trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, BĐTS-TCTXDTS đã có mặt khắp mọi miền đất nước, chủ yếu là những nơi khó, việc khó, nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới để xây dựng các công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, các công trình công nghiệp và dân dụng, xây dựng các khu kinh tế mới... Những công trình xây dựng và thành quả lao động của BĐTS -TCTXDTS  gắn chặt với sự phát triển các công trình trọng điểm về kinh tế- xã hội kết hợp với quốc phòng- an ninh (QP-AN) của đất nước. Thông qua hoạt động thực tiễn, TCTXDTS đã khẳng định được sự tồn tại, phát triển vững chắc, đạt hiệu quả toàn diện. Sản xuất, kinh doanh (SXKD) đúng định hướng, đúng pháp luật của Nhà nước và qui định của Bộ Quốc phòng; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị- xã hội và củng cố QP-AN; giữ gìn và từng bước nâng cao năng lực quốc phòng; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp (DN); kết hợp tốt giữa SXKD với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Tốc độ tăng trưởng hằng năm tương đối khá (năm 2005 giá trị sản lượng đạt trên 1.130 tỷ đồng; lợi nhuận 36,5 tỷ đồng); vốn được bảo toàn và phát triển; hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách. Đến nay, TCTXDTS có 10 công ty hạch toán độc lập và 5 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, hoạt động trên phạm vi cả nước và một số địa phương của hai nước bạn: Lào và Cămpuchia. Đã xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kĩ thuật có đủ phẩm chất, năng lực, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động SXKD; đội ngũ công nhân có tay nghề khá, cơ cấu đồng bộ theo yêu cầu phát triển sản xuất. Trang thiết bị, phương tiện từng bước được đổi mới theo hướng tiên tiến, tương đối hiện đại và hiện đại; năng lực sản xuất, nhất là năng lực thi công được tăng lên nhiều lần. Thị trường hoạt động được mở rộng trong cả 3 nước Đông Dương; đồng thời tăng cường quan hệ, liên doanh, liên kết với các đối tác tham gia các tổ hợp dự án lớn về thủy điện, kinh doanh hạ tầng với các hình thức tổng thầu như EPC, BT. Công tác quản lý điều hành được đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực trong tất cả các khâu. Chất lượng và tiến độ thi công các công trình do TCTXDTS đảm nhiệm được các chủ đầu tư đánh giá cao, trong đó đã hợp tác cùng các DN nước ngoài xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước đạt tiêu chuẩn quốc tế. TCTXDTS đã được công nhận là DN có thương hiệu mạnh, được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Vị thế và uy tín của TCTXDTS ngày càng được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời giành được sự tín nhiệm của một số DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam... Đây là những tiền đề cơ bản cho quá trình phát triển của Tổng công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT).     

Trước thềm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, TCTXDTS đã và đang chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập KTQT, nhằm khai thác thời cơ, vận hội, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức cho phù hợp để phát triển bền vững. Tổng công ty nhận thức rõ: tham gia hội nhập KTQT, DN sẽ có cơ hội để mở rộng hợp tác quốc tế, lựa chọn chiến lược, chương trình thích ứng, hình thức hợp tác phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, nhất là trong huy động vốn, đổi mới công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trươờng. Nhưng đồng thời DN cũng đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Bởi lẽ, thị trường xây dựng cơ bản vốn đã bị cạnh tranh gay gắt, khi tham gia hội nhập KTQT với sự có mặt của các đối tác trong nước và nhiều DN nước ngoài có tiềm lực mạnh, nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế, thì sức ép cạnh tranh đối với TCTXDTS càng thêm quyết liệt. Là một DN KT-QP, Tổng công ty phải tự lo việc làm thông qua hình thức đấu thầu là chủ yếu. Trong khi, năng lực về vốn, công nghệ, công tác quản lý, điều hành và sức cạnh tranh của các DN thành viên còn nhiều hạn chế, bất cập. Địa bàn hoạt động phần lớn là những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, kém lợi thế về mặt kinh doanh, tiếp cận thị trươờng cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của DN. Đó là chưa kể đến yêu cầu đòi hỏi kết hợp giữa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng lực lượng dự bị động viên, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện...    
Để khẳng định sự tồn tại, phát triển của mình trong tiến trình hội nhập KTQT, TCTXDTS đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau.
Trước hết, phải tạo được sự thống nhất cao về quan điểm, nhận thức và có chiến lược phát triển DN gắn với tiến trình hội nhập KTQT theo lộ trình thích hợp. Bằng các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, giáo dục cho mọi cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ và người lao động thấy rõ rằng, gia nhập WTO là xu thế tất yếu, nhương chỉ là phươơng tiện trên con đường phát triển để đạt mục tiêu. Tuy nhiên, đó là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lơược phát triển của DN trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Mặt khác, cần thấy rõ nguy cơ bị “đào thải và tụt hậu” khi hội nhập KTQT là rất lớn, bởi những yếu tố bất lợi của mình cả về khách quan và chủ quan. Tổng công ty và các DN thành viên phải có chiến lơược hội nhập thích ứng, trên cơ sở xuất phát từ chiến lươợc phát triển DN, phục vụ cho chiến lươợc phát triển của DN, nhất là xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình phát triển, phương án đầu tơư, huy động vốn, phươơng hươớng phát triển sản xuất, xây dựng thươơng hiệu, tổ chức lại DN theo yêu cầu phát triển SXKD... Bên cạnh đó, cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp kinh doanh quốc tế, đặc biệt là luật pháp của các nơước đối tác kinh doanh, tránh những thiệt hại xảy ra do sự thiếu hiểu biết luật pháp quốc tế và luật pháp nươớc sở tại trong quá trình hội nhập theo cam kết, cũng nhươ khi đối đầu với các vụ kiện tụng, tranh chấp thươơng mại. Trong thực hiện lộ trình  hội nhập phải thực hiện đúng cam kết, đồng thời cần nhạy bén cập nhật các thông tin cần thiết và nhận biết các “rào cản thơương mại” để có giải pháp xử lý phù hợp, đạt hiệu quả.
Hai là, tiếp tục kiện toàn tổ chức lực lượng phù hợp với nhiệm vụ SXKD và xây dựng Binh đoàn cầu đường chiến lược dự bị động viên. Rà soát, kiện toàn tổ chức biên chế từ Tổng công ty đến các công ty, xí nghiệp, đội sản xuất theo hướng "tinh, gọn, hiệu quả", giảm lực lượng gián tiếp, tăng lao động trực tiếp. Xây dựng mô hình công ty- xí nghiệp- đội sản xuất, vừa bảo đảm yêu cầu SXKD, vừa đáp ứng nhiệm vụ của đơn vị dự bị động viên. Tiếp tục sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, nhất là đổi mới cơ chế hoạt động, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và phát huy tính năng động, sáng tạo của DN để ổn định, phát triển vững chắc. Triển khai thực hiện cổ phần hoá các DN đã được xác định và có biện pháp nâng cao chất lươợng các DN sau khi cổ phần hoá. Quá trình sắp xếp lại lực lượng kiên quyết giải thể, sáp nhập những DN hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Tập trung đầu tư xây dựng chiến lược con người, đưa nguồn nhân lực vào vị trí trung tâm, gắn với quá trình phát triển của Binh đoàn và Tổng công ty. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng phù hợp, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty cả trước mắt và lâu dài. Rà soát lại qui hoạch, sắp xếp cán bộ, bảo đảm cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững chắc giữa các thế hệ cán bộ. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, chuyển loại, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, cử cán bộ đi học các trường trong và ngoài quân đội, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật có cơ cấu cân đối theo yêu cầu phát triển sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, đáp ứng yêu cầu thi công các công trình lớn của quốc gia và hợp tác quốc tế...
Ba là, đẩy mạnh thực hiện chiến lược đầu tư tăng năng lực thiết bị, công nghệ, gắn với tăng năng lực vốn của DN. Trên cơ sở thực lực thiết bị hiện có, xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị, xe máy có công nghệ cao, tiên tiến và công suất lớn, bảo đảm sự cân đối, đồng bộ và chuyên dùng, có trọng tâm, trọng điểm, vừa phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu nâng cao năng lực sản xuất hiện nay, vừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khi có nhu cầu. Trong đó, ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực thi công các lĩnh vực mới như: xây dựng cầu lớn, hầm đường bộ, các công trình thủy điện và các thiết bị chuyên dùng. Kết hợp tốt giữa đầu tư mua sắm mới với đầu tư khôi phục, sửa chữa và khai thác trang thiết bị thi công hiện có; khai thác tiềm năng thiết bị trên thị trường qua hình thức thầu phụ, hoặc thuê theo công trình, theo thời gian tại các địa phương để giảm khấu hao chi phí sản xuất. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, gia công, chế tạo thiết bị thi công phù hợp với qui mô công nghệ thi công các hạng mục công trình. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng xe máy, phân rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa "chủ sở hữu" và "chủ sử dụng" để vừa phát huy được năng lực thiết bị, vừa giữ gìn được phương tiện sử dụng lâu dài, tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng.
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm Qui chế công tác tài chính, đáp ứng yêu cầu về tài chính theo yêu cầu đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các DN, tạo được bước đột phá về hiệu quả SXKD. Triển khai thực hiện chiến lược tài chính, từng bước nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm kịp thời nhu cầu vốn cho  phát triển SXKD và các hoạt động của đơn vị. Chú trọng nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu DN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của DN, nhằm tạo tính chủ động, độ an toàn trong quá trình phát triển của DN. Phấn đấu đến năm 2010, 100% các DN thành viên có vốn chủ sở hữu 20 tỷ đồng trở lên, Tổng công ty có từ 300-350 tỷ đồng trở lên. Xây dựng cơ chế huy động vốn trên thị trường ở tất cả các nguồn, nghiên cứu phát hành trái phiếu DN trong và ngoài đơn vị, điều tiết trong Tổng công ty, nhằm bảo đảm đủ vốn kinh doanh, giảm sức ép lãi vay ngân hàng, hoặc thiếu vốn đảm bảo cho SXKD của DN.
 Bốn là, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, bảo đảm đủ việc làm. Đó vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là chiến lược lâu dài cho quá trình phát triển của Tổng công ty và DN thành viên. Do vậy, phải có chính sách và kế hoạch phù hợp cho từng năm và từng thời kỳ (5 năm, 10 năm), đa dạng hóa công việc, kết hợp tìm việc có giá trị lớn với vừa và nhỏ để hỗ trợ lẫn nhau, tạo sự ổn định việc làm chung, không để thiếu việc làm. Phấn đấu từng bước làm tổng thầu EPC và chủ đầu tư những dự án lớn. Tiếp tục đầu tư có chiều sâu cho công tác thị trường, tìm kiếm việc làm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá về lợi nhuận. Nhạy bén nắm bắt cơ hội của tiến trình hội nhập KTQT để lựa chọn đối tác liên kết với các DN mạnh ở trong nước và nước ngoài, nhằm tăng sức cạnh tranh trong tìm việc làm. Mở rộng qui mô và loại hình sản xuất, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm. Chú trọng đầu tư có hiệu quả các dự án xây dựng các công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, nhiệt điện, dân dụng, công nghiệp trọng điểm đã được thẩm định và quy hoạch.
Năm là, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, điều hành, tạo cơ sở vững chắc để nâng cao hiệu quả SXKD. Xây dựng qui trình quản lý kinh tế, trọng tâm là xây dựng qui trình quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng toàn diện, bảo đảm cho từng cấp nắm chắc tình hình tài chính của mình, cấp trên nắm chắc cấp dưới, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế trong thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong chi phí quản lý và trong SXKD đi đôi với chấn chỉnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng hạch toán kinh tế.
Xây dựng cơ chế điều hành khoa học, gắn trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của chỉ huy, quản lý DN. Đồng thời, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan các cấp, gắn trách nhiệm của cơ quan với đơn vị theo ngành chuyên môn, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị làm tiêu chí đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các DN thành viên, đi đôi với xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm toán và duy trì chế độ tự thanh tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm, vướng mắc, tạo điều kiện cho DN ổn định, phát triển.
Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và kết quả sản xuất xây dựng kinh tế hơn 30 năm qua, TCTXDTS ra sức tận dụng thời cơ, loại trừ nguy cơ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của DN, khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình trong tiến trình hội nhập KTQT, phấn đấu trở thành một DN mạnh của quân đội, một Binh đoàn cầu đường chiến lược dự bị động viên, góp phần nâng cao năng lực quốc phòng và sức mạnh chiến đấu của quân đội trong thời kỳ mới.
 
Thiếu tướng Lương Sĩ Nhung
Tổng Giám đốc Tổng công ty

 

Ý kiến bạn đọc (0)