Thứ Ba, 29/04/2025, 02:24 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Tổng công ty (TCT) 28 (tiền thân là Tiểu đoàn 1, thuộc Phòng 3 Cục Hậu cần Miền) được thành lập ngày 9-5-1975 chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội. Từ năm 1987 đến nay, TCT là doanh nghiệp quốc phòng-an ninh, trực thuộc Tổng cục Hậu cần; có nhiệm vụ sản xuất vải, quân trang phục vụ quân đội và tham gia sản xuất kinh tế trên các lĩnh vực: dệt may, kinh doanh bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, xăng dầu, nước uống đóng chai và đầu tư tài chính. Quá trình xây dựng và phát triển, TCT 28 luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất vải, quân trang và kinh doanh đa ngành phục vụ dân sinh. Bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, TCT 28 trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu của ngành Hậu cần Quân đội và ngành Dệt may Việt Nam. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, ngoài các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, TCT được Bộ Công thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế, Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng các danh hiệu: “Doanh nghiệp tiêu biểu”; “Doanh nghiệp hội nhập tốt”; “Thương hiệu mạnh Việt Nam”; “Sao vàng đất Việt”; “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”; “Top 500 thương hiệu Việt uy tín”,…
Có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các đơn vị, địa phương và sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên trong TCT. Đảng ủy, Ban Giám đốc TCT đã động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, chủ động khắc phục khó khăn, khai thác có hiệu quả nguồn nội lực trong tổ chức sản xuất phục vụ quốc phòng và sản xuất kinh doanh (SXKD).
Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của TCT là, tích cực đổi mới về quản lý, tổ chức, xây dựng mô hình phù hợp với yêu cầu SXKD trong tình hình mới. Đây là một nội dung rất quan trọng, nhằm giúp cho TCT sắp xếp, chấn chỉnh tổ chức, biên chế, đổi mới công tác quản lý, điều hành, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD. Trên cơ sở quán triệt và thực hiện các chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương và các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp hậu cần, năm 2005, TCT 28 đã chuyển đổi các đơn vị thành viên sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Từ kết quả làm điểm ở Xí nghiệp 3, TCT chuyển 3 xí nghiệp tiếp theo sang công ty cổ phần và 1 xí nghiệp khác sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong quá trình triển khai, TCT thực hiện tốt các chế độ, chính sách, tạo cho người lao động có niềm tin, gắn bó với đơn vị, yên tâm sản xuất. Các công ty được cổ phần hóa đều hoạt động SXKD hiệu quả; trong đó, điển hình là Công ty cổ phần 28 Hưng Phú. Khi chưa cổ phần, lợi nhuận lúc cao nhất của Công ty cũng chỉ đạt 4 tỷ đồng; đến khi cổ phần hóa, đặc biệt là năm 2009 đã đạt trên 9 tỷ đồng và cổ tức trên 25%...
Để hoạt động hiệu quả theo mô hình mới, Đảng ủy, Ban Giám đốc TCT chủ trương tiếp tục củng cố tổ chức, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành ở các cấp, từ TCT đến các đơn vị thành viên. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác quản lý về tài chính, vật tư, hàng hóa, nhiên liệu, thiết bị kỹ thuật nhằm thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm của TCT. Cùng với đó, TCT chỉ đạo tăng cường công tác kế hoạch, lấy đó làm khâu trung tâm mang tính đột phá. Theo đó, các cơ quan kế hoạch chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, quản lý từng bộ phận, đơn vị trong TCT. Khi phát hiện sai sót, bất hợp lý, kịp thời kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp những biện pháp xử lý nhằm tránh tổn thất xảy ra trong SXKD. Điểm nổi bật trong thời gian qua là, TCT đã áp dụng thành công các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000; ISO 14001; SA 8000 vào công tác quản lý, sản xuất. Đảng ủy, Ban Giám đốc TCT đã thành lập Ban tư vấn đổi mới, có nhiệm vụ làm tham mưu trong việc thực hiện thí điểm điều chỉnh cơ chế quản lý, điều hành SXKD tại một số đơn vị (Xí nghiệp Sợi, Công ty May 28-6, Chi nhánh Cần Thơ). Nhờ đó, tính chủ động trong điều hành thực hiện nhiệm vụ ở các đơn vị thành viên được nâng cao; trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy được gắn với kết quả cuối cùng trong SXKD của đơn vị.
Ngoài việc trang bị hệ thống thông tin điện thoại, loa công cộng tại các phòng, ban, phân xưởng, xí nghiệp, TCT còn đưa vào khai thác, sử dụng mạng nội bộ. Qua đó, công tác quản lý, điều hành sản xuất, các thông báo, hướng dẫn của Ban lãnh đạo TCT được truyền đạt nhanh chóng, giúp cấp ủy, chỉ huy đơn vị thành viên, dù ở xa Trung tâm điều hành, vẫn cập nhật thông tin và kịp thời triển khai kế hoạch SXKD có hiệu quả. TCT còn thực hiện phân cấp quản lý, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn các phòng, ban, đơn vị; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, kích cầu đối với các công ty, xí nghiệp đang gặp khó khăn về vật tư, tiền vốn…, nhằm tạo ra bước phát triển mới. Nhờ đó, các đơn vị trong TCT đã hạn chế việc sản xuất giãn ca, làm thêm, giảm tối đa thời gian ngừng máy, nâng cao hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động và nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn; tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ổn định. Tổng doanh thu của TCT năm 2009 so với năm 2005 tăng gần gấp 3 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,5 lần…
Để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và SXKD, TCT đã mạnh dạn đầu tư trên các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng đầu tư nguồn nhân lực một cách thỏa đáng, bởi đây là nhân tố cơ bản trong việc phát huy nguồn nội lực trong TCT. Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, TCT thực hiện điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức một số phòng, ban; thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự cho phù hợp với công việc, tinh giản biên chế, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD. Những năm qua, TCT đã chọn lựa và gửi những cán bộ đã được rèn luyện, thử thách đi đào tạo ở các trường trong và ngoài quân đội; đồng thời, có chính sách hỗ trợ về thời gian, kinh phí; kết hợp với tổ chức bổ túc, bồi dưỡng tại chỗ, nâng cao kiến thức về quản lý, chuyên môn, tin học cho cán bộ các cấp. Cùng với đó, TCT luôn chú trọng tổ chức bồi dưỡng cho công nhân thi nâng bậc thợ, thi thợ giỏi, cũng như có chính sách tuyển dụng phù hợp, bảo đảm đủ lao động tại địa phương theo nhu cầu của các đơn vị thành viên. Đến nay, TCT có hơn 30% cán bộ, công nhân viên đạt trình độ đại học, trên đại học và thợ bậc cao, đủ năng lực tổ chức, điều hành sản xuất một cách khoa học, làm chủ các thiết bị hiện đại và công nghệ mới; có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong quản lý, điều hành về tổ chức sản xuất và bảo đảm kỹ thuật. Đặc biệt, trong 2 năm (2008-2009), TCT thực hiện nhiệm vụ dệt, nhuộm, may đo quân phục kiểu mới K08 cho sĩ quan các quân, binh chủng do Bộ Quốc phòng giao trong điều kiện thời gian gấp, không có chuyên gia nước ngoài (về nhuộm), nhưng cán bộ, công nhân viên đã xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của người thợ - người chiến sĩ trong doanh nghiệp quân đội, chủ động khắc phục khó khăn, tự tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình pha chế thuốc nhuộm. Đến cuối năm 2009, TCT đã đảm bảo đủ số lượng, chất lượng vải may đo cho sĩ quan theo kế hoạch để mang mặc thống nhất trong toàn quân vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Kết quả trên đã góp phần khẳng định năng lực của ngành Công nghiệp Hậu cần Quân đội nói chung và TCT nói riêng.
Đảng ủy, Ban Giám đốc TCT chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với kế hoạch dài hạn và nhu cầu thực tiễn, trong đó tập trung giải quyết khó khăn trong SXKD; kết hợp bước đi tuần tự, cuốn chiếu với đi tắt, đón đầu công nghệ mới, tận dụng năng lực sẵn có để sản xuất hàng phục vụ quốc phòng và phục vụ dân sinh; tạo việc làm ổn định cho người lao động. Trong 5 năm qua, TCT mạnh dạn đầu tư hơn 150 tỷ đồng để mua thiết bị mới, nâng năng lực sản xuất sợi, dệt, nhuộm lên 20%; đầu tư thêm công nghệ sản xuất sợi pha T/R, T/C có chất lượng cao; nâng tỷ lệ pha len từ 30% lên 50-60%, thay thế vải nhập khẩu, phục vụ sản xuất vải quân phục sĩ quan. Riêng 2 Công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi và Đà Nẵng được đầu tư 25 tỷ đồng cho xây dựng nhà, xưởng, mở rộng quy mô lên 6 lần so với trước và tăng từ 310 lên 1.200 công nhân... Trong hai năm (2008-2009), mặc dù TCT chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, nhưng do kịp thời triển khai các biện pháp, nhất là tập trung vào quy hoạch ngành hàng, nhóm sản phẩm, chuyển mạnh sang sản xuất FOB, đầu tư chiều sâu trang, thiết bị công nghệ,… nên vẫn đảm bảo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, tăng lợi nhuận, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giao nộp ngân sách Nhà nước. So với năm 2004, lợi nhuận năm 2009 của TCT đạt 307,69%, nộp ngân sách đạt 175,6%…
Nhằm tạo động lực trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, kinh tế, TCT thường xuyên đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng trên các lĩnh vực. Đối với phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, TCT giao cho phòng Kỹ thuật chủ trì, phối hợp cùng các xí nghiệp dệt, các phòng chức năng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, định mức kinh tế-kỹ thuật theo hướng tiên tiến, phù hợp với định mức kỹ thuật của ngành dệt trong nước và khu vực. Đồng thời, TCT chỉ đạo ngành dệt phát huy nội lực, tìm các biện pháp giảm từ 1 đến 5% định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư trong sản xuất; sử dụng tiết kiệm các chi phí, như: sửa chữa, bảo dưỡng, nhiên liệu, động lực; chỉ đạo các xí nghiệp nhuộm tăng tỷ lệ vải loại A từ 1 đến 2%, giảm tỷ lệ vải nhuộm lại dưới 4%. Phòng Tài chính-Kế toán chủ trì phối hợp với đơn vị tích cực thu hồi công nợ, không để khách hàng chiếm dụng vốn; giám sát, kiểm tra giảm thấp nhất chi phí hội, họp, tiếp khách; sử dụng xe đúng đối tượng. Các phòng chức năng rà soát lại các dự án đầu tư, tập trung vào những dự án, các công trình xây dựng cơ bản thực sự có hiệu quả cho SXKD… Phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tập trung vào tìm các giải pháp, góp phần tháo gỡ khó khăn trong quản lý, tổ chức sản xuất và bảo đảm kỹ thuật. Những năm gần đây, TCT đã áp dụng hàng chục sáng kiến vào thực tiễn quản lý, SXKD, góp phần tiết kiệm và làm lợi gần 12 tỷ đồng... Các hoạt động của TCT luôn tuân thủ pháp luật và luôn chấp hành nghiêm các quy định của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần, nội bộ đoàn kết, thống nhất, đơn vị an toàn tuyệt đối về người, tài sản. Các phòng chức năng của TCT và các đơn vị thành viên thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động. Ngoài ra, các hoạt động công tác dân vận, giao lưu kết nghĩa, giúp đỡ địa phương, phối hợp với đơn vị bạn… đều được duy trì tốt.
Những kết quả trên đã khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu và khả năng cạnh tranh của TCT trên thị trường, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phục vụ quốc phòng và kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại tá NGUYỄN VĂN TUẤN
Phó Tổng Giám đốc
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011