QPTD -Chủ Nhật, 27/11/2011, 00:10 (GMT+7)
\\"Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam\\"
Nước Việt Nam có truyền thống văn hoá lâu đời và là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội. 

Từ khi thành lập nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phù hợp với yêu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo của công dân, công ước và luật pháp quốc tế về quyền con người. Nhờ đó, cộng đồng tôn giáo ở nước ta không ngừng được củng cố, phát triển trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Tuy nhiên, ở trong nước và ngoài nước, do thiếu thông tin và do những định kiến nhất định, một số ít người chưa hiểu hết và hiểu chưa đúng về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Để giúp đồng bào cả nước, bạn bè quốc tế hiểu rõ và đầy đủ hơn tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã xuất bản cuốn Sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam", gồm 3 chương.
Trong chương một "Tín ngơưỡng và tôn giáo ở Việt Nam", cuốn sách giới thiệu tổng quan về tình hình tín ngươỡng và tôn giáo ở Việt Nam, cung cấp cho bạn đọc thấy rõ hệ thống cấu trúc tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là hết sức đa dạng, phong phú, được hình thành từ các luồng tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Đó là: tín ngưỡng bản địa và tục thờ đa thần; tôn giáo ngoại sinh (là những tôn giáo sinh ra từ nước ngoài, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo..., rồi sau đó được truyền bá vào Việt Nam); tôn giáo nội sinh (là tôn giáo được hình thành ngay ở Việt Nam, như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa...). Trong quá trình truyền bá, các tôn giáo ngoại sinh luôn phải thích ứng với hình thái tín ngưỡng của người Việt Nam, do vậy cũng có nhiều biến đổi, không còn nguyên dạng như trước; hay nói cách khác, tôn giáo ngoại sinh khi truyền bá vào Việt Nam đã được văn hoá Việt Nam đồng hoá. Nhưng cho dù nguồn gốc hình thành khác nhau, tín đồ các tôn giáo Việt Nam vẫn thuộc hệ thức đa thần giáo, có tinh thần bao dung tôn giáo và luôn đứng về phía dân tộc, phục vụ lợi ích dân tộc. Yêu nước là truyền thống quý báu của các tín đồ và của tuyệt đại đa số chức sắc tôn giáo ở Việt Nam. Hơn ai hết, đồng bào các tôn giáo Việt Nam hiểu rất rõ rằng “Tổ quốc có độc lập, tôn giáo mới tự do”. “Tốt đời đẹp đạo” là mục tiêu và cũng là đạo lý của tất cả các tôn giáo ở Việt Nam.
Là một nước đa tôn giáo, nhưng cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc; đồng thời, là nhân tố xã hội và văn hoá tích cực góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Việt Nam còn là một đất nước rất ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo, có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: thuần tuý nhưng phong phú, đan xen nhưng không mâu thuẫn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ tích cực và mang tính xây dựng giữa các tôn giáo và Nhà nước đã được thể hiện rất rõ và ngày càng được củng cố. Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết hoà hợp các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm cho mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong chương hai "Chính sách của Nhà nơước Việt Nam đối với tín ngơưỡng, tôn giáo", phần đầu đã khái quát tơư tươởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  về đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, được thể hiện sinh động trong các tuyên ngôn bất hủ của Người: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”, “Tín ngưỡng tự do, Lương - Giáo đoàn kết”, “Kính Chúa gắn liền với yêu nước; phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc; nước có vinh thì đạo mới sáng; nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do”. Quán triệt tơư tươởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Cuốn sách đã giới thiệu chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong những đạo luật cơ bản: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do, tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 70, Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992). Thể chế hoá những nguyên tắc cơ bản đối với tôn giáo trong Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, cuốn sách giới thiệu những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, tập trung vào Sắc lệnh số 234/ SL, ngày 14-6-1955 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về Tôn giáo, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành (Sắc lệnh này được thực hiện đến ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất) ; Nghị quyết số 297/CP, ngày 11-11-1977 của Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối với tôn giáo (trong đó nêu rõ 5 nguyên tắc và một số chính sách cụ thể về hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, về việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc bảo đảm cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng); Nghị định số 69- HĐBT, ngày 21-3-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ về các hoạt động tôn giáo; Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-4-1999  của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo (khẳng định các nguyên tắc và các chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; khuyến khích những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; nghiêm cấm và xử lý theo pháp luật những hành vi lợi dụng tôn giáo vì mục đích xấu). Cuốn sách cũng tập trung phân tích Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (hiệu lực thi hành từ ngày 15-11- 2004), thể hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chương, Điều lệ của các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo  là sự cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (BCHTƯ khoá IX) về công tác tôn giáo, là sự khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đối với tôn giáo, tạo môi trường pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đang diễn ra rất phong phú, sống động ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức xã hội, pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập là Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Từ các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước đối với tôn giáo, những thành tựu mà công tác tôn giáo đã thực hiện được trong thời gian qua ở Việt Nam là rất to lớn. Về mặt tổ chức, đã có 16 tổ chức tôn giáo (của 6 tôn giáo) được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trong khuôn khổ chính sách, pháp luật. Về mặt đào tạo chức sắc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở 3 Học viện Phật giáo, 6 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp Phật học đào tạo 5.090 tăng ni; Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có 6 Đại chủng viện đào tạo 1.236 linh mục, Viện Thánh kinh Thần học thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã mở 2 khoá với 150 học viên. Về lĩnh vực xuất bản, chỉ tính  5 năm (1999 – 2004), Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản được 719 ấn phẩm tôn giáo, với 4.200.000 bản in, trong đó Kinh thánh hơn 500.000 bản, có cả bằng tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo, nhất là đồng bào ở vùng miền núi, thuộc dân tộc thiểu số; bảo đảm và tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo theo pháp luật, nhất là các hoạt động tín ngưỡng, các lễ hội quan trọng của các giáo hội, như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của đạo Công giáo và đạo Tin lành, lễ kỷ niệm Ngày Khai đạo của đạo Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo, tháng chay Ramadan của Hồi giáo được tổ chức trang trọng với đông đảo tín đồ tham gia. Nhà nước ta cũng tạo thuận lợi để các giáo hội chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, các nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đông đảo đồng bào các tôn giáo trong cả nước luôn nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia đóng góp vào sự nghiệp chung của cách mạng nước nhà. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đồng bào tôn giáo đã đóng góp nhiều công sức và xương máu. Rất nhiều tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã chiến đấu, anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và phong tặng nhiều danh hiệu cao quý; họ là những tấm gương sáng cho muôn đời sau. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đồng bào tôn giáo lại tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tích cực tham gia vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, thể hiện tấm lòng từ bi bác ái ủng hộ, giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em bị nhiễm chất độc mầu da cam, những gia đình khó khăn...; các phong trào xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, xây dựng “cơ sở tôn giáo văn hoá”, “Xứ họ đạo tiên tiến”, “Gia đình Công giáo gương mẫu” ..., của các giáo hội đã thể hiện sâu sắc tấm lòng từ bi bác ái, tinh thần đoàn kết, tương trợ “thương người như thể thương thân”, sự phấn khởi, tin tưởng của đồng bào tôn giáo nói riêng, nhân dân cả nước nói chung đối với Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng là những bằng chứng sống động, hiện thực nhất về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
Trong chương ba “Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo”, cuốn sách nêu rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam là “Quan hệ giữa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề có liên quan đến tôn giáo phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên và thông lệ quốc tế”. Nhà nước Việt Nam tôn trọng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam, giúp họ yên tâm làm việc, học tập, hợp tác, đầu tư tại Việt Nam; coi đây là việc làm thiết thực, thể hiện chính sách tôn giáo đúng đắn và góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, theo tinh thần “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Những kết quả quan trọng trong quan hệ quốc tế của sáu tôn giáo lớn của Việt Nam (gồm Đạo Phật, Công giáo, Đạo Hồi, Đạo Tin lành, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo) đã góp phần tích cực để các tôn giáo Việt Nam duy trì quan hệ, giao lưu với các tổ chức tôn giáo các nước, khu vực và thế giới; đồng thời, góp phần lãm rõ chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất, tinh thần của cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là rất rõ ràng.Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số quan hệ quốc tế của các tôn giáo đã bị các thế lực thiếu thiện chí luôn tìm cách chống phá công cuộc đổi mới của Việt Nam lợi dụng; một số người vẫn dựa trên những thông tin sai lệch, phản ánh không đúng sự thật về tình hình tôn giáo cũng như chính sách tôn giáo ở Việt Nam và thông qua các tổ chức quốc tế gây áp lực với Chính phủ, Quốc hội Việt Nam nhằm ngăn cản sự phát triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước. Một số cá nhân ở trong nước núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” để thực hiện những tham vọng cá nhân, phá hoại sự ổn định xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một số cá nhân và tổ chức ở bên ngoài lợi dụng họ vì những mục tiêu riêng, chống phá Nhà nước và quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhưng sự minh bạch và cởi mở về chủ trương, chính sách tôn giáo của Nhà nước và bức tranh hiện thực về tình hình tôn giáo ở Việt Nam đã thuyết phục và ngày càng được đông đảo cá nhân, tổ chức quốc tế thừa nhận, ủng hộ. Đó là sự thật không thể chối bỏ, không thể xuyên tạc được và không một thế lực nào có thể lợi dụng tôn giáo ở Việt Nam để cản trở công cuộc đổi mới của nhân dân Việt Nam.
Cuốn sách “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” là một tài liệu hữu ích, giúp cho đồng bào cả nước, bạn bè quốc tế, những người quan tâm về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam có cái nhìn sâu hơn và chính xác hơn về tình hình tôn giáo tại Việt Nam và chính sách tôn giáo của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Nguyễn Thế Doanh
Phó Trưởng ban Phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ
 

Ý kiến bạn đọc (0)