QPTD -Thứ Bảy, 10/12/2011, 23:14 (GMT+7)
Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí là thiết thực góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ

Những xấu xa, tệ hại nguy hiểm của tệ tham nhũng đã được khái quát, nêu rõ bản chất và nguy cơ hậu quả tai hại của nó đối với đất nước như "quốc nạn", "giặc nội xâm" đe dọa đến sự sống còn của chế độ. hiểu rõ nguy cơ đó, đảng, nhà nước ta luôn luôn quan tâm đề ra những chủ trương, giải pháp phòng chống tham nhũng như pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh cán bộ công chức, luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, v.v. những năm gần đây, nhất là khi có nghị quyết trung ương 6 (lần 2, khóa viii) và kết luận của hội nghị trung ương 4 (khóa ix), cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được một số kết quả nhất định: nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tồn tại từ lâu đã bị phát hiện, xử lý; việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ đã dính líu vào tham nhũng; rồi những bản án tử hình, tù chung thân và bắt buộc phải bồi thường tiền, tài sản đã tham nhũng của nhà nước, của nhân dân, làm cho tệ tham nhũng từng bước được kiềm chế. song tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm cho nhân dân bực bội, căm phẫn, lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng, sự điều hành, quản lý của nhà nước.

không bực bội, căm phẫn sao được, bởi tham nhũng là sự ăn cắp bao nhiêu tài sản, của cải của nhà nước, của tập thể, mà của nhà nước, của tập thể là do nhân dân đóng góp. chúng ta đều biết rằng, để cải thiện một mức lương cho những người ăn lương, ngân sách nhà nước phải chi hơn 5000 tỉ đồng, trong khi, chỉ một vụ tham nhũng, ngân sách nhà nước đã bị tổn thất hàng mấy nghìn tỉ đồng. cho nên, tệ nạn tham nhũng không thể không căm ghét, lên án và kiên quyết loại trừ. tham gắn liền với nhũng, cái nhũng lại càng rộng rãi, càng đụng đến cuộc sống hằng ngày của không ít người dân. đó là sự gây phiền hà, ngăn trở, dối trá, lừa lọc của một bộ phận người có chút ít quyền lực trong một số cơ quan đảng, nhà nước. ví như vấn đề giáo dục, y tế là hai lĩnh vực rất cơ bản phục vụ cho chiến lược con người nhằm chăm lo xây dựng và bảo vệ sức khỏe con người, thể hiện rõ bản chất ưu việt của chế độ ta. thế nhưng hiện nay ở không ít nơi, một số cán bộ đã gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, chạy theo chủ nghĩa thành tích và nhiều nơi đang bị xuống cấp nghiêm trọng. hoặc một số người trong cơ quan nắm pháp luật, thực thi pháp luật nhưng cố tình làm sai pháp luật do trình độ còn quá non kém hay vì những lẽ khác mà có những quyết định sai hoặc bất công rồi cố tình đùn đẩy cho người khác, gây nên những oan khuất mà nhiều người bị oan đi kêu nhiều năm liền nhưng vẫn không được giải quyết... từ những hiện tượng trên, ta đặt vấn đề tại sao có tham nhũng? và tại sao chống tham nhũng lại khó khăn, phức tạp như vậy?
có phải vì một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất không?
có phải do sự tác động tiêu cực bởi mặt trái của cơ chế thị trường mà ta chưa khống chế được, nó làm đảo lộn suy nghĩ và hành động của không ít cán bộ, đảng viên?
có phải do thu nhập chính thức của cán bộ, viên chức nhà nước quá thấp, không đủ sống, nên mọi người phải tìm cách xoay xở?
có phải do các thế lực thù địch thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" và một số người cơ hội về chính trị, bất mãn lợi dụng những biểu hiện tham nhũng kích động gây rối làm cho vấn đề chống tham nhũng vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn?
có thể nói, mỗi vấn đề nêu trên đều là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và làm cho việc đấu tranh chống tham nhũng trở nên khó khăn, phức tạp. nhưng trong đó, một nguồn gốc quan trọng và sâu xa của tệ tham nhũng, đó là sự lạm dụng quyền lực. như điểm 2, điều 1, chương i luật chống tham nhũng đã nêu: "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi". đó là hành vi tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
sự thật hiển nhiên là chỉ những ai có quyền lực mới có thể tham nhũng, và cấp độ của tham nhũng luôn tỉ lệ thuận với quyền lực. nói như thế không có nghĩa là tất cả những người có quyền lực đều tham nhũng; nếu như vậy thì đất nước ta đã không thể có sự ổn định, phát triển và đã không thể đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử như hiện nay. tham nhũng chỉ là ở một bộ phận cán bộ, đảng viên có quyền lực đã bị thoái hóa, biến chất tìm mọi cách xoay xở, đục khoét tài sản của nhà nước, của tập thể và quấy nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. tuy chỉ là một bộ phận nhưng những việc làm của họ đã gây tác hại rất lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống, trái hẳn với bản chất của đảng ta, nhà nước ta, chế độ ta. nó làm giảm lòng tin của nhân dân vào đảng, nhà nước và do đó nó cũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. thế nhưng đây không phải là cuộc đấu tranh với "kẻ thù bên ngoài", mà đây chính là cuộc đấu tranh với những thách thức từ nội bộ đảng, nhà nước: nhân dân nhìn vào những việc làm của cán bộ, đảng viên, đảng viên nhìn vào cấp lãnh đạo đảng bộ, cấp lãnh đạo dưới nhìn vào cấp lãnh đạo trên và cấp lãnh đạo cao nhất, tất cả đều phải quán triệt sâu sắc nghị quyết của đảng và thể hiện bằng hành động kiên quyết, có hiệu quả, không nói suông, không do dự, nể nang, tránh né. có như vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí mới giành được thắng lợi.
chính vì vậy, nghị quyết đại hội lần thứ x của đảng đã yêu cầu "toàn đảng, toàn bộ hệ thống chính trị phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí". thể hiện quyết tâm chính trị đó, hội nghị trung ương 3 (khóa x) đã ra nghị quyết về "tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí" - một nghị quyết rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của toàn đảng và mong muốn của toàn dân, toàn quân ta.
thế nhưng làm thế nào để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả trong tình hình hiện nay? phát biểu của đồng chí tổng bí thư nông đức mạnh tại hội nghị trung ương 3 (khóa x) đã chỉ rõ tư tưởng chỉ đạo là "chống tham nhũng, lãng phí là một cuộc đấu tranh vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, phức tạp. nhìn xuyên suốt cả nhiệm vụ đấu tranh thì phòng ngừa là chính. nhưng trước tình hình bức xúc hiện nay, phải hết sức coi trọng việc kiên quyết đấu tranh, phát hiện, xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý cũng là để răn đe, là một biện pháp ngăn ngừa. tích cực phòng ngừa và kiên quyết phát hiện, xử lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không vì phòng ngừa là chính mà không kiên quyết điều tra, xử lý những vụ việc đã rõ, cũng như không chỉ kiên quyết xử lý mà coi nhẹ các biện pháp cơ bản để phòng ngừa".
để thực hiện phòng ngừa tốt, trước hết phải tiến hành và thực hiện nghiêm túc các giải pháp đồng bộ cả về tư tưởng, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống; bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế quy định, trước hết là về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế, tài chính, v.v.
đối với công dân, cần chăm lo giáo dục cho mọi người đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh; tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, lãng phí, có thái độ căm ghét và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tạo ra môi trường xã hội chống tham nhũng, lãng phí. đối với cán bộ, đảng viên coi giáo dục đạo đức và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, liêm khiết là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn chặn, hạn chế tham nhũng, lãng phí.
thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc soạn thảo và ban hành các quyết định để giải trình khi nhân dân yêu cầu; tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương; cải cách hành chính nhà nước; cơ chế thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, thực hiện cơ chế giám sát của mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội; công khai các thủ tục hành chính; công khai các trường hợp mua sắm tài sản công (kể cả các cuộc đấu thầu...); công khai ngân sách và thu chi tài chính ở tất cả các cơ quan nhà nước trong phạm vi cho phép; xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức công khai, dân chủ, để người có quyền tuyển dụng, đề bạt không gặp khó khăn khi phải lựa chọn giữa người ngoài cũng như với người thân của mình trong việc tuyển dụng, đề bạt. thực hiện tốt hơn nữa quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền dân chủ của nhân dân. nhân dân ta nói chung đều có ý thức chính trị rất cao, mọi người đều mong muốn xã hội luôn ổn định để phát triển. thế nhưng trong tình hình hiện nay, muốn giữ vững xã hội ổn định chính trị thì phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả; tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. đồng thời chú trọng tuyên truyền, giáo dục chính sách, luật pháp, đặc biệt là luật phòng chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... để mọi người tuân theo và có căn cứ để giảm sát đảng viên, giám sát cán bộ, công chức. nêu gương người tốt, việc tốt; biểu dương, khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
tạo điều kiện thuận lợi cho người tố cáo, bảo vệ và có chính sách khen thưởng người tố cáo đúng các vụ tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm khắc những ai trù dập người tố cáo hoặc lợi dụng tố cáo tham nhũng, lãng phí để vu khống hại người khác, gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ.
tham nhũng là tội phạm hình sự, nên đi đôi với việc phòng ngừa cần có quy định chế tài nghiêm khắc để xử lý loại tội phạm này. trong bộ luật hình sự đã có một chương riêng quy định về tội tham nhũng. trong đó quy định rõ những hành vi được coi là tham nhũng và những hình phạt tương xứng với những hành vi ấy.
điều 4 trong luật chống tham nhũng có ghi rõ: - nguyên tắc xử lý tham nhũng.
1) mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2) người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3) tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4) người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5) việc xử lý tham nhũng được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
6) người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
điều 6 của luật ghi rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng.
công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
đảng, nhà nước cần sớm rà soát lại các chủ trương đã ban hành, những gì còn chồng chéo, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng thực hành nhiệm vụ cần được điều chỉnh hoặc bổ sung; tạo cơ sở cho các cơ quan của nhà nước pháp quyền xhcn được củng cố và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn, bảo đảm được sự công minh, công bằng của pháp luật. đồng thời tổ chức đảng cần tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện sự thiếu kiên quyết và làm việc chưa đúng pháp luật của các cơ quan chức năng. phải chú trọng không để oan sai cho cán bộ, đảng viên nào, nhưng cũng không để lọt lưới số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, dựa vào quyền lực để thu vén cho bản thân mình hoặc dung túng cho người thân, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của nhà nước, của nhân dân. do đó việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tính tiền phong, gương mẫu và các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh này. cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong đạo đức, lối sống và đi đầu trong cuộc đấu tranh; coi đó là một tiêu chí để đánh giá, xem xét, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ. đồng thời các cấp ủy đảng phải tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng thực thi pháp luật trong trường hợp cán bộ công chức trong cơ quan mình có hành vi tham nhũng, lãng phí cần xử lý, không được dung túng, bao che. người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, dù đương chức hay đã nghỉ hưu. đồng chí tổng bí thư nông đức mạnh đã chỉ rõ "kinh nghiệm xử lý các vụ tham nhũng vừa qua cho thấy vai trò cán bộ quản lý và người đứng đầu các tổ chức là rất quan trọng. cán bộ quản lý, nhất là người đứng đầu liêm khiết, gương mẫu chấp hành điều lệ đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, không tơ hào hoặc phung phí của công thì cơ quan, tổ chức đó sẽ trong sạch, công tác có hiệu quả, nhân dân tin yêu. do đó việc quản lý cán bộ, đánh giá đúng, sử dụng và bổ nhiệm đúng có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. kiên quyết không đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu tái cử những người mắc vào tệ tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. thực hiện nghiêm quy định và xử lý trách nhiệm như miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng đầu các tổ chức để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng...".
cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là một cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, nhưng được toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng tình và quyết tâm thực hiện tốt; đồng thời lại có luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, các cơ quan chức năng được củng cố và những kinh nghiệm trong đấu tranh chống các vụ tham nhũng, lãng phí lớn vừa qua. hơn nữa lại có quyết tâm rất cao của trung ương lần này, thể hiện ở lời phát biểu của đồng chí tổng bí thư nông đức mạnh "muốn cho các cấp "nói thì phải làm", trước hết từng đồng chí ủy viên trung ương chúng ta phải gương mẫu. mỗi đồng chí ủy viên trung ương đảng và gia đình của mình phải là tấm gương trong xã hội về cuộc sống trong sạch, liêm khiết". với ý chí và quyết tâm giữa ý đảng lòng dân thống nhất, chúng ta tin tưởng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí nhất định sẽ giành được thắng lợi, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam xhcn trong thời kỳ mới.
 
Trần Duy
 

Ý kiến bạn đọc (0)