QPTD -Chủ Nhật, 14/08/2011, 00:41 (GMT+7)
Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc đổi mới

Thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng là một mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch. Hiện nay, nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X và hướng tới Đại hội XI của Đảng; các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh chiến dịch chống phá cách mạng nước ta, trực diện công kích vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp tục xuyên tạc, phủ nhận công lao và vai trò lãnh đạo của Đảng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, sự chống phá của chúng ngày càng hướng mạnh vào việc bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, quản lý đất nước.

Các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc rằng: “Đảng đó hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước”1. Chúng đổ lỗi cho Đảng ta trước sự tụt hậu về kinh tế của đất nước so với những nước láng giềng; từ đó, cho rằng trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đó lỗi thời, nên còn đi theo con đường XHCN là sai lầm. Chúng "khuyên" chúng ta đi theo mô hình "xã hội dân chủ", thực hiện "chính trị đa nguyên", "đa đảng đối lập", xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo của Đảng.

Thời gian gần đây, các phần tử chống đối ở trong nước được sự trợ giúp của các thế lực thù địch bên ngoài đã trực tiếp công kích vào những chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội cụ thể của Đảng và Chính phủ. Chúng đó viết nhiều bài liên tiếp tung lên mạng internet để kích động, xuyên tạc về việc mở rộng địa giới Hà Nội, phân định biên giới Việt - Trung trên bộ, vấn đề biển Đông, khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, v.v.

Mục đích của chúng rất rõ ràng: nếu chưa thể hạ bệ được sự lãnh đạo của Đảng, nếu không thể làm suy giảm vai trò và uy tín của Đảng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chống xâm lược, thì cũng làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, dao động, đi đến mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của Đảng trong xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, làm suy yếu sức mạnh của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nội dung chống phá được chúng lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều cách thức biểu hiện khác nhau, khi trắng trợn, lúc tinh vi, khi rầm rộ, lúc "lặng lẽ âm thầm", với các cung bậc khác nhau, theo kiểu "mưa dầm thấm lâu"..., tất cả đều hướng tới mục tiêu cơ bản là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ XHCN của nhân dân ta.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng và khuếch đại những khuyết điểm, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong xử lý một số tình huống cụ thể, phê phán sự quản lý, điều hành của Chính phủ; cố tình quy kết các khuyết điểm, hạn chế đó vào bản chất của chế độ, không thể sửa chữa được, và theo chúng, muốn sửa chữa thì chỉ có thay đổi chế độ? Chúng còn tìm cách thúc đẩy xu thế “phản biện” để kích động tư tưởng chống đối trong xã hội; khai thác những vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội để kích động khiếu kiện, biểu tình, phá rối an ninh, trật tự xã hội. Đây là ngón đòn thực sự nguy hiểm, bởi nó dễ làm cho không ít người lầm tưởng rằng đó là những hành động “vì dân”, “vì nước”, rất dễ rơi vào mất cảnh giác, không thấy được âm mưu thực sự của chúng.

Thực tế lịch sử cách mạng nước ta trong gần 80 năm qua là hiện thực sinh động chứng minh hùng hồn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm thất bại những quan điểm thù địch, sai trái; đồng thời, làm cho nhân dân ta càng nhận rõ và vững tin hơn vào sự lãnh đạo của Đảng. Luận điệu cho rằng: bây giờ đó chuyển sang thời kỳ mới, Đảng đó “hết vai trò lịch sử”, “không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước” là sự thể hiện thái độ hằn học và thù địch, là cách lập luận vô căn cứ. Mọi người Việt Nam đều biết, vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với vận mệnh và tương lai của dân tộc là tất yếu khách quan, do chính lịch sử của dân tộc Việt Nam lựa chọn và do chính bản chất cách mạng và tính tiền phong của Đảng mới có được. Vai trò đó đó được khẳng định trong thực tiễn lịch sử Việt Nam suốt gần tám thập kỷ qua, không chỉ trên phương diện giữ nước mà còn cả trên phương diện dựng nước. Thiết nghĩ, điều này giờ đây không cần phải bàn cãi nhiều, vì nó đó được lịch sử khẳng định. Làm sao có thể nói Đảng đó “hết vai trò lịch sử”, “không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước”, trong khi sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta hơn hai mươi năm qua do chính Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã đạt được những “thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” và hiện nay, sự nghiệp đó đang tiếp tục phát triển.

Điều đáng chú ý là, những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới không chỉ mọi người dân Việt Nam cảm nhận được rất rõ ràng, được thụ hưởng thực sự trong cuộc sống hằng ngày, mà còn được cả thế giới ngưỡng mộ và tin rằng: đất nước Việt Nam sẽ trở thành “một quốc gia phồn thịnh” trong tương lai. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu H.Ba-rô-xô cũng đó nhiều lần bày tỏ lòng ngưỡng mộ về sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và đã có "ấn tượng sâu sắc với thành tựu của Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua”2. Tại Luân Đôn, ngày 23 và 24-9-2008, trong báo cáo nhan đề “Các thị trường của tương lai”, Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Anh (UKTI) đó nhận định: “Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn nhất, đứng đầu trong mười nước có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai”3. Sự ngưỡng mộ và “ấn tượng sâu sắc”, những nhận định khả quan về “tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai” của thế giới đối với Việt Nam đó nói lên một cách rõ ràng khả năng lãnh đạo kinh tế, xây dựng đất nước của Đảng ta. Có được thành tựu và những ấn tượng sâu sắc đó là bởi vì nhân dân ta có sự lãnh đạo của Đảng, được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; bởi con đường XHCN mà chúng ta đang đi là đúng đắn, phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại và yêu cầu phát triển của lịch sử dân tộc.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến nay đang gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân, ảnh hưởng lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội của đất nước ta. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đó thực thi nhiều biện pháp phù hợp, duy trì được sự ổn định của kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; tăng trưởng GDP tuy thấp so với nhiều năm trước, nhưng nếu so với tương quan mặt bằng của nhiều nước, thì đó vẫn là mức tăng trưởng khá cao; riêng trong quý 3 năm 2009, dấu hiệu phục hồi tăng trưởng đã khá rõ ràng, đạt 5,2 - 5,5%. Đặt trong bối cảnh ấy mới thấy được những kết quả đạt được của chúng ta là đáng ghi nhận; những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là rất to lớn. Thực tế đó thể hiện sinh động và cụ thể trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo kinh tế của Đảng, đủ sức đưa đất nước tiến lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu của công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN.

Những hạn chế, khuyết điểm của chúng ta trong quá trình xây dựng đất nước là có thực, đặc biệt là trong khâu tổ chức thực hiện; nhưng đó là những hạn chế và khuyết điểm trên con đường đi lên, không thuộc về bản chất của chế độ. Đảng ta luôn nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm nhận khuyết điểm, thiếu sót, đã và đang tích cực sửa chữa, khắc phục, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm của các cấp chính quyền trong thực hiện chủ trương, chính sách để nói xấu, công kích Đảng và Nhà nước, không phải là hành động “vì dân”, “vì nước”, mà là hành động “đục nước béo cò”, làm tổn hại đến sự ổn định chính trị - xã hội, đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Không phải vì những khuyết điểm, hạn chế nào đó; không phải vì sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; cũng không phải vì việc giải quyết chưa tốt một vụ việc nào đó mà có thể bất mãn chế độ, chống đối lại Đảng và Nhà nước. Điều đúng đắn hiện nay là, mọi người Việt Nam đều phải chung vai gánh vác cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa đất nước đi lên.

Để làm thất bại, phá sản mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất thiết chúng ta phải mạnh lên về mọi mặt. Muốn Đảng ta thể hiện tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình, thực sự là đội tiền phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, đủ sức đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đến thắng lợi, nhất thiết phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm với nhiệm vụ. Chúng ta cần “Phải dành nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng”; cần phải “Nâng cao trình độ trí tuệ, chất lượng nghiên cứu lý luận của Đảng; tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ mới”4.

Càng gần đến Đại hội XI của Đảng, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta và với sự lãnh đạo của Đảng sẽ càng gia tăng. Thực tiễn của sự nghiệp cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chỉ rõ: quá trình phát triển luôn gắn liền với quá trình đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài, dưới mọi màu sắc. Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chớ Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; phát huy vai trò động lực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là sự khẳng định rõ ràng của chúng ta về vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Đại tá, PGS, TS. NGUYỄN MẠNH HƯỞNG

Viện KHXHNVQS-BQP

_________

1- Ban Tuyên giáo Trung ương - Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2007, tr. 53.

2- Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 14-3-2008, tr. 7.

3- Báo Nhân dân, số ra ngày 24-9-2008, tr. 8.

4- ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 130.

 
Ý kiến bạn đọc (0)