QPTD -Thứ Tư, 10/08/2011, 23:12 (GMT+7)
Sơn La kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại

Sơn La là tỉnh vùng cao, biên giới, diện tích tự nhiên 14.125 km2, 73% là đồi núi, dân số hơn một triệu người, có 250 km đường biên giới (5 huyện, 17 xã, 64 bản biên giới) với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Sơn La có vị trí quan trọng về nhiều mặt, nhất là về quốc phòng-an ninh (QP-AN) đối với khu vực Tây Bắc, Quân khu 2 và cả nước. Tỉnh có 12 dân tộc anh em, trong đó có 7 dân tộc có quan hệ đặc biệt lâu đời giữa hai bên biên giới; do đó, các vấn đề về QP-AN, kinh tế-xã hội (KT-XH), đối ngoại ở các tỉnh Bắc Lào đều ảnh hưởng đến khu vực biên giới của Sơn La. Những năm gần đây, thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, Tỉnh tập trung vào nhiệm vụ trọng tõm là phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP-AN; đồng thời, thực hiện di dân, tái định cư để xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định. Nhưng bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các chất ma tuý vẫn xảy ra; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai chưa được khắc phục, giải quyết dứt điểm; thiên tai, dịch bệnh còn xảy ra ở một số nơi... Đặc biệt, Sơn La đang là một trong những địa bàn trọng điểm phá hoại của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Trong bối cảnh đó, cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang (LLVT) trong Tỉnh đó nỗ lực khắc phục khó khăn, đoàn kết, phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt; đời sống của nhân dân được cải thiện; chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT được nâng lên; công tác giáo dục QP-AN cho các đối tượng được thực hiện đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Đồng bào các dân tộc trong Tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào ngày càng được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để Sơn La đẩy mạnh phát triển KT-XH.

 Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết mà Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ 12 đó xác định: “Xây dựng Tỉnh phát triển về kinh tế, vững về chính trị, ổn định về xã hội, mạnh về QP-AN”, Sơn La đã coi trọng triển khai đồng bộ các giải pháp, với chủ trương kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN và đối ngoại. Trước hết, Tỉnh tập trung phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân; coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới; vận động và tổ chức cho đồng bào các dân tộc định canh, định cư, ổn định cuộc sống, sản xuất; củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở, tạo lập thế trận phòng thủ, xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ (KVPT)... Từ 2004 đến 2008, Tỉnh tổ chức di chuyển an toàn và nhanh chóng ổn định đời sống cho 8.862 hộ dân ở khu vực lòng hồ nhà máy Thủy điện Sơn La về nơi ở mới, đạt 71% kế hoạch (trong đó, năm 2008 di chuyển được 2.411 hộ).

Được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, cùng với xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La, Tỉnh đó thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các dự án: thủy điện vừa và nhỏ, trung tâm thương mại viễn thông Viettel, dự án trồng cây cao su, khu du lịch Mộc Châu, khu công nghiệp Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, khu kinh tế Tạ Sa, Mai Sơn... Các dự án trên đều được thẩm định kỹ, có tính đến nhu cầu phát triển KT-XH và tăng cường QP-AN, tạo thế liên hoàn trong thế trận phòng thủ chung của Tỉnh và Quân khu.

Với những chủ trương đúng đắn và biện pháp sát hợp, nền kinh tế của Tỉnh đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt 13,23%; giá trị tổng sản phẩm đạt 9.184 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 8,83 triệu đồng; giỏ trị dịch vụ, thương mại tăng 19,39%, sản lượng lương thực đạt 65,2 vạn tấn; 88% số hộ được xem truyền hình, 95% được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, 206/206 xã có đường ô tô đến trung tâm và có trạm y tế xã; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 33%...

  Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 18-06-2008 của Tỉnh uỷ về công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới, hoạt động của Hội đồng Giáo dục QP-AN các cấp đó có sự chuyển biến tích cực, công tác giáo dục QP-AN được thực hiện đúng kế hoạch, chất lượng ngày càng được nâng lên; đến cuối năm 2008, đã có 36.409 người thuộc các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức QP-AN. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, quân sự, đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ QP-AN. Trường Quân sự Tỉnh đó hoàn thành khoá 1 đào tạo sĩ quan dự bị và 3 khoá đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã đúng kế hoạch; duy trì nền nếp và đảm bảo chất lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức. Đặc biệt, công tác tạo nguồn cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số cho quân đội và địa phương thụng qua các lớp thiếu sinh quân được thực hiện tốt.

Để xây dựng LLVT vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, các cấp ủy đó tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của trờn về kết hợp KT-XH với QP-AN và đối ngoại; duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); kịp thời điều chỉnh, bổ sung hệ thống kế hoạch tác chiến phòng thủ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thành việc xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa ba lực lượng Quân sự-Công an-Biên phòng, bảo đảm an toàn các mục tiêu trọng yếu, địa bàn trọng điểm. Hoạt động của Ban chỉ huy thống nhất các LLVT, mối quan hệ đoàn kết thống nhất, hiệp đồng giữa các lực lượng trong luyện tập các phương án tác chiến được duy trì chặt chẽ. Tỉnh thường xuyên tổ chức các đội công tác xuống bám, nắm xây dựng cơ sở; phối hợp chặt chẽ với đoàn kinh tế-quốc phòng đứng chân trên địa bàn để phát triển KT-XH gắn với tăng cường QP-AN tại các địa bàn xung yếu, vựng sâu, vùng xa, biên giới. Công tác “Xóa đói, giảm nghèo” được triển khai tích cực. Thông qua những hoạt động thiết thực như: giúp dân tách hộ, giãn bản, khai hoang, làm ruộng nước, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng... tạo thuận lợi cho đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần tăng cường “Thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.

Quán triệt quan điểm đối ngoại của Đảng, Tỉnh tập trung xây dựng địa bàn biên giới Việt-Lào ổn định và phát triển toàn diện. Thời gian qua, Tỉnh đó tổ chức thành công hội nghị lãnh đạo cấp cao 3 tỉnh Sơn La - Hủa Phăn - Luông Pha Băng tại Sầm Nưa; phối hợp với bạn hoàn thành việc tập huấn cho cán bộ và dân quân, tự vệ các tỉnh Bắc Lào đạt kết quả tốt; duy trì có hiệu quả các khoá đào tạo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn; tổ chức đón tiếp và làm việc với cán bộ quân sự tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng đạt kết quả tốt, bảo đảm đúng quy định về quan hệ quốc tế và đối ngoại quân sự, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới.    

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong quá trình tổ chức thực hiện kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN và đối ngoại còn những hạn chế, bất cập. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian tới, Tỉnh tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là,tăng cường công tác giáo dục, quán triệt chủ trương, quan điểm kết hợp KT-XH với tăng cường QP-AN và đối ngoại, tạo sự thống nhất cao trong các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và quần chúng nhân dân. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các đoàn thể, nòng cốt là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân, chia sẻ và có biện pháp khắc phục những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp KT-XH với QP-AN. Thực hiện dân chủ, công khai theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, góp phần tăng cường “Thế trận lòng dân”, tiềm lực KT-XH, tiềm lực QP-AN ở địa phương, cơ sở.

Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế-quốc phòng đó được phê duyệt; phát huy vai trò của các đoàn kinh tế-quốc phòng phối hợp với địa phương vừa phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vừa tạo tiền đề xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trên các địa bàn trọng yếu của Tỉnh.                                                  

Hai là,tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương, các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác giáo dục QP-AN cho các đối tượng, chú trọng đối với cán bộ cơ sở, già làng, trưởng bản và người có uy tín trong các dòng họ. Nghiên cứu, bổ sung về cơ chế, chế độ chính sách để tăng cường hiệu quả công tác QP-AN trên các địa bàn trọng điểm. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện, trở thành nền tảng vững chắc của KVPT Tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 85% xó, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “Vững mạnh về quốc phũng”, không có cơ sở yếu kém.

Trong quy hoạch tổng thể và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chú ý xác định rõ từng nội dung kết hợp KT-XH với QP-AN; thực hiện phân công lao động, phân bố dân cư, theo một kế hoạch đồng bộ, thống nhất, nhất là các tổ chức KT-XH, QP-AN và các khu tái định cư Thuỷ điện Sơn La, địa bàn vùng cao, dân tộc thiểu số và trên tuyến biên giới một cách phù hợp, đảm bảo khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên miền núi. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn Tỉnh đến năm 2010; đồng thời, hình thành cụm làng, xã chiến đấu, các KVPT vững chắc. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến vành đai biên giới, đường tuần tra biên giới, nâng cấp đường giao thông, bảo đảm ô tô đến được trung tâm xã.

Ba là,nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương và vai trò làm chủ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN và đối ngoại; có nghị quyết lãnh đạo sát đúng, có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, chủ trương, chính sách về kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN và đối ngoại. Xây dựng cơ quan quân sự các cấp vững mạnh toàn diện, nâng cao hơn nữa vai trò làm tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo chặt chẽ công tác quốc phòng, quân sự địa phương và tăng cường phối, kết hợp giữa cơ quan quân sự với các sở, ban, ngành của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ QP-AN.

Đẩy mạnh công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên, công tác gọi thanh niên nhập ngũ; bảo vệ các công trình quốc phòng, các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương và trên tuyến biên giới Việt-Lào. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch SSCĐ, kế hoạch phòng, chống lũ, bão, thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn. Chỉ đạo, tổ chức tốt công tác diễn tập phòng, chống lũ, bão sát với tình hình thực tế của địa phương, giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bốn là,tăng cường xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với các tỉnh Bắc Lào, nhất là hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng. Giáo dục nâng cao nhận thức về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt-Lào nói chung và Sơn La với Hủa Phăn, Luông Pha Băng và các tỉnh Bắc Lào núi riêng. Tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác, phối hợp giữ vững an ninh chính trị và phát triển kinh tế, kịp thời phát hiện, ngăn chặn âm mưu và hoạt động chia rẽ hai nước của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh công tác đối ngoại quân sự, chính trị, kinh tế, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là trên khu vực biên giới về truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt-Lào, các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ hai nước và thực hiện Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam-Lào. Xúc tiến thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng hằng năm bình quân 15%; xây dựng chợ biên giới, điểm dịch vụ tại các cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương (Sông Mã); Loóng Sập (Mộc Châu) đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân khu vực biên giới.

HOÀNG CHÍ THỨC

Chủ tịch UBND Tỉnh

 

Ý kiến bạn đọc (0)