Thứ Bảy, 23/11/2024, 10:32 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Nội thủy và lãnh hải là những khái niệm đã được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) định nghĩa và làm rõ chế độ pháp lý của chúng.
Nội thủy là vùng nước ở nội địa hoặc ở phía bên trong đường cơ sở, giáp với bờ biển; gồm: biển nội địa, cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh, vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở.
Về chế độ pháp lý, trong nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn và tuyệt đối như lãnh thổ trên đất liền. Mọi quy chế, luật lệ ban hành trên toàn lãnh thổ đều áp dụng cho nội thủy. Tàu (thuyền) của nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển đều phải xin phép trước và chỉ khi được phép của quốc gia ven biển đó mới được vào.
Lãnh hải (vùng nước tiếp giáp với nội thủy, nằm phía ngoài nội thủy) là vùng nước có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý, nằm sát liền phía ngoài đường cơ sở dọc theo bờ biển. Như vậy, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, ngày 12-5-1977: “Lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở” là hoàn toàn phù hợp với Công ước 1982.
Về chế độ pháp lý, đối với lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn nhưng không tuyệt đối. Lãnh hải thuộc quốc gia ven biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển. Tàu (thuyền) nước ngoài có thể “đi qua vô hại” lãnh hải của quốc gia ven biển.
Khác với đường biên giới trên đất liền, đường biên giới trên biển không đánh dấu bằng các cột mốc biên giới mà được đánh dấu bằng bảng kê tọa độ địa lý các điểm trên biển và gửi Liên hợp quốc để lưu chiểu. Nó là đường phân định giữa một bên là “vùng nước lãnh thổ” (bao gồm nội thủy và lãnh hải) với một bên là vùng nước thuộc quyền tài phán quốc gia trên biển.
Còn quyền “đi qua vô hại” của tàu (thuyền) nước ngoài, theo Điều 18 của Công ước 1982, là các tàu (thuyền) đó được quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng “Phải đi liên tục, không được dừng lại nếu không có sự cố đặc biệt, bất khả kháng”, không có hành động làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Quyền “đi qua vô hại” là quyền đặc thù đối với tàu (thuyền) trong lãnh hải, nó không được áp dụng đối với vùng trời phía trên lãnh hải, nghĩa là các phương tiện bay của nước ngoài không được quyền “bay qua vô hại” trong vùng trời phía trên lãnh hải. Điều 19 của Công ước cũng quy định về các hành động của các tàu (thuyền) nước ngoài khi các tàu (thuyền) này đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, đó là:
- Không đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển;
- Không luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
- Không thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
- Không tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
- Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
- Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
- Không xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
- Không gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
- Không đánh bắt hải sản;
- Không nghiên cứu hay đo đạc;
- Không làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
- Không có các hoạt động không trực tiếp liên quan đến việc đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển.
Liên quan trực tiếp đến lãnh hải còn có Điều 20, 21, 22. Điều 20 quy định tàu ngầm và các phương tiện ngầm khác khi “đi qua vô hại” lãnh hải của quốc gia ven biển buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch. Còn Điều 21, 22 cho biết quốc gia ven biển có thể định ra các luật và quy định liên quan đến việc “đi qua vô hại” ở trong lãnh hải của mình phù hợp với các quy định của Công ước 1982 và các quy định khác của luật pháp quốc tế.
Thực hiện: LÊ CƯỜNG
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011