Thứ Bảy, 23/11/2024, 14:35 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Thông tin và truyền thông (TT và TT) là ngành chính trị, kinh tế và kỹ thuật tổng hợp, làm nền tảng cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), góp phần đảm bảo quốc phòng-an ninh (QP-AN), thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tháng 8 năm 2007, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, Quyết định số 834/2007/QĐ-CTN ngày 03 tháng 8 năm 2007 của Chủ tịch Nước, Bộ TT và TT được thành lập trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông, tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản (BC,XB) từ Bộ Văn hoá-Thông tin; là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với phạm vi hoạt động rộng, vị thế được nâng cao. Trong thời gian ngắn, Ban cán sự Đảng của Bộ đã nhanh chóng tiếp cận công việc, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, đảm bảo ổn định, đoàn kết, tạo niềm tin để đẩy nhanh tiến độ công việc. Sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển TT và TT. Đất nước càng phát triển, vai trò của TT và TT càng được đề cao; vị thế và tiềm lực, truyền thống của Ngành càng được khẳng định. Đó chính là những điều kiện thuận lợi căn bản để ngành TT và TT chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Cùng với xu thế đi lên của cả nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian qua, ngành TT và TT đã đạt được một số kết quả nổi bật như: hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược và quy hoạch về bưu chính, viễn thông (BC,VT), công nghệ thông tin (CNTT) và BC,XB. Việc ban hành Nghị định hướng dẫn Luật CNTT, Luật Giao dịch điện tử và các quyết định phê duyệt các Chương trình phát triển công nghiệp CNTT đã tạo động lực mới cho lĩnh vực điện tử, CNTT phát triển. Các doanh nghiệp BC,VT và CNTT tích cực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì tốc độ phát triển nhanh và khá bền vững. Mạng lưới dịch vụ BC,VT phát triển mạnh, đa dạng, đảm bảo năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH và tăng cường QP-AN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hóa đất nước. Hoạt động thông tin, báo chí bảo đảm đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, tăng cường QP-AN, phòng chống thiên tai, bão lụt, dịch bệnh và tai nạn giao thông… Bộ đã tổ chức tốt Hội nghị tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí, rút ra được những bất cập, tồn tại của Luật Báo chí hiện nay, những vấn đề mới nảy sinh đang đặt ra đối với hoạt động báo chí và quản lý báo chí. Công tác quản lý xuất bản, in và phát hành được tăng cường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn mới, ngành TT và TT cũng còn nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ, đó là: việc phát triển cơ sở hạ tầng BC, VT tuy đạt tốc độ cao, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé. Tổ chức quản lý, khai thác công nghệ, kỹ thuật theo địa giới hành chính không còn phù hợp. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Ứng dụng và phát triển CNTT chưa đạt hiệu quả như mong muốn; hệ thống chỉ đạo và quản lý CNTT chưa thật đồng bộ và đủ mạnh. Đầu tư cho ứng dụng CNTT còn phân tán; thương mại điện tử của các doanh nghiệp còn ở mức sơ khai, triển khai chính phủ điện tử quá chậm. Vấn đề an ninh, an toàn mạng ngày càng trở nên cấp bách, nhưng chưa được đầu tư tương xứng. Nguồn nhân lực CNTT thiếu và yếu, đặc biệt là thiếu chuyên gia giỏi. Việc phát triển nguồn lực chưa có các chế tài phù hợp với tính đặc thù của CNTT.
Nhằm phát huy vai trò của Ngành TT và TT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành đã xác định cần phải tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp; trong đó, tập trung làm tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Về công tác xây dựng pháp luật, thể chế: khẩn trương nghiên cứu để xây dựng 3 luật mới (Luật Viễn thông, Luật Bưu chính và chuyển phát, Luật Tần số vô tuyến điện). Tiếp tục rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BC, XB, BC, VT và CNTT; bãi bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, loại bỏ những quy định chồng chéo, sửa đổi những quy định không còn phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bổ sung, chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí của cả nước, có tính đến các loại hình truyền thông mới, trên cơ sở phát triển của công nghệ, đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, tránh trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về thông tin đối ngoại, bao gồm thông tin phát thanh, truyền hình ra các nước, các khu vực; sách báo, ấn phẩm có nội dung tốt phục vụ đồng bào ta ở nước ngoài; giao lưu, hợp tác với các tổ chức báo chí trong khu vực và trên thế giới; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và sự nghiệp đổi mới đến nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, thực hiện việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực BC, XB, BC, VT và CNTT đồng bộ, phù hợp với xu hướng quản lý đa ngành, có tính đến xu thế hội tụ công nghệ. Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư đặc thù trong lĩnh vực BC,VT và CNTT, nhằm thu hút nguồn vốn cho phát triển mạng lưới, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển lĩnh vực BC, VT và CNTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đổi mới hệ thống lệ phí, phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông và Internet (tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet). Xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực của hệ thống ứng cứu, khắc phục sự cố máy tính và phòng chống tội phạm trên mạng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BC, XB, BC, VT và CNTT.
Trong công tác xây dựng pháp luật, thể chế, ngành TT và TT luôn quán triệt quan điểm của Đảng về công tác QP-AN. Đó là việc phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP-AN trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển BC, VT và CNTT…Việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, Ngành cũng luôn xác định phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh thông tin trong mọi tình huống, sẵn sàng phục vụ và đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin liên lạc trong các tình huống khẩn cấp, theo yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Về đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý theo cơ chế thị trường, phát huy nội lực, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Quy hoạch tài nguyên viễn thông và số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: sử dụng tiết kiệm, phát triển thị trường lành mạnh, bền vững, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Thực hiện việc cân đối, điều chỉnh giá cước từng bước cho phù hợp thị trường; tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hợp tác, triển khai các hình thức hợp tác mới phù hợp với pháp luật đầu tư và các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực xuất bản, BC,VT và CNTT.
Hoàn chỉnh mô hình các Tập đoàn và Tổng công ty mạnh, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT và TT theo hướng hiện đại hoá, chuyên môn hoá, cho phép kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tự chủ trong kinh doanh, hạch toán độc lập, tiến tới xóa bỏ cơ chế bù chéo. Từng bước phân định việc thực hiện nhiệm vụ công ích và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện điều tiết và quản lý thông qua hoạt động của các quỹ dịch vụ công ích. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, Ngành TT và TT cần chủ động hội nhập sâu rộng, góp phần đưa nước ta hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đem lại cho Ngành cả những cơ hội và thách thức. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những khó khăn, sơ hở của ta trong lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế để chống phá bằng những thủ đoạn tinh vi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao như CNTT, viễn thông. Vì vậy, để đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế thắng lợi, ngành TT và TT cần quán triệt, vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về công tác QP-AN, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Theo đó, Bộ sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện công tác quân sự, quốc phòng; đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức QP-AN cho cán bộ, công nhân viên, nhất là bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các cơ quan quân sự, công an tỉnh (thành phố) nơi đơn vị đứng chân rà soát, lập kế hoạch, mở lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng đúng theo quy định.
Về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước: khẩn trương hoàn thiện bộ máy quản lý cơ quan Bộ TT và TT theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đảm bảo sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật. Tập trung xây dựng và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý chuyên trách về lĩnh vực BC,XB, BC, VT và CNTT; chuẩn hoá quy trình làm việc và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục rà soát để loại bỏ các loại giấy tờ, thủ tục, giấy phép và các biện pháp hành chính không cần thiết đối với công tác quản lý và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực BC,XB, BC,VT và CNTT. Công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý trong một số lĩnh vực. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi của hệ thống hành chính; nâng cao ý thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức toàn Ngành.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác QP-AN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế, là cơ quan quản lý nhà nước về BC, XB, ngành TT và TT luôn chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về QP-AN, làm cho mọi người dân hiểu rõ, hiểu đúng tầm quan trọng của QP-AN, từ đó nâng cao nhận thức, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhiệm vụ quan trọng này.
Về giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ và các biện pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, các chuyên gia giỏi về làm việc tại các đơn vị của Bộ. Nghiên cứu, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh công chức trong lĩnh vực TT và TT theo yêu cầu hội nhập. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghiệp CNTT đến năm 2020. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời bình cũng như thời chiến. Thực hiện việc rà soát, chấn chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình giáo dục kiến thức QP-AN cho học sinh, sinh viên trong các học viện, nhà trường của Ngành, nhằm nâng cao nhận thức về hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
Về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin: quán triệt yêu cầu đảm bảo QP-AN trong quá trình nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phát triển BC,VT và CNTT. Phối hợp xây dựng chương trình, dự án tăng cường năng lực kỹ thuật, nghiệp vụ, đảm bảo an toàn, an ninh trên mạng Internet. Từng bước nghiên cứu, xem xét áp dụng phù hợp một số cơ chế đặc biệt tại một số địa bàn và theo những điều kiện nhất định: chuyển vùng giữa các mạng di động (roaming) nhằm phục vụ các nhiệm vụ công ích và QP-AN. Chỉ đạo Tập đoàn BC,VT Việt Nam nhanh chóng hoàn chỉnh mạng thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, toàn thể cán bộ, công nhân viên chức ngành TT và TT phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn để phát triển nhanh, đi trước một bước nh»m thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
TS. Lê Doãn Hợp
Ủy viên BCHTƯ Đảng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011