Thứ Bảy, 23/11/2024, 06:10 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Trường Sĩ quan Chính trị là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội và là một trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự của toàn quân. Để bảo đảm cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường xác định: vấn đề có ý nghĩa then chốt là, phải tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của trên về công tác xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), Đảng ủy Nhà trường đã ra nghị quyết chuyên đề về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nghị quyết xác định: Tập trung kiện toàn một bước về tổ chức; chấn chỉnh nền nếp hoạt động, đổi mới phong cách lãnh đạo, tác phong công tác, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; gắn xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh (TSVM) với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện (VMTD); xây dựng đội ngũ cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp; đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng và đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Thực hiện chủ trương trên, Đảng uỷ Nhà trường đã xây dựng và hướng dẫn cấp uỷ các cấp xây dựng quy chế làm việc; tiến hành rà soát tổng thể các loại hình TCCSĐ trong toàn Đảng bộ; đánh giá thực trạng đội ngũ cấp ủy, bí thư các cấp, chất lượng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, Đảng ủy Nhà trường đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu mới của công tác giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và thực tế tình hình của đơn vị. Đảng ủy Nhà trường chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng, trước hết là đội ngũ bí thư, cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy các cấp về vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, vai trò hạt nhân của TCCSĐ trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng TCCSĐ và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các đảng bộ, chi bộ cơ sở, Đảng ủy Nhà trường chỉ đạo cơ quan chính trị nghiên cứu, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ; yêu cầu từng cấp ủy cơ sở xây dựng kế hoạch, căn cứ vào tiêu chí TCCSĐ đạt TSVM, đơn vị VMTD để đăng ký phấn đấu và tổ chức thực hiện. Theo đó, các TCCSĐ thuộc khối cơ quan, tập trung nâng cao năng lực quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, bám sát yêu cầu của công tác GD-ĐT; tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác, nâng cao năng lực tham mưu, xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị. Các TCCSĐ thuộc khoa giáo viên, tập trung lãnh đạo đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng dạy - học; xây dựng đội ngũ giảng viên cả về phẩm chất chính trị, năng lực sư phạm và đạo đức, tác phong công tác; duy trì chấp hành nghiêm các quy định, quy chế GD-ĐT, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Các TCCSĐ ở các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, nhất là lãnh đạo thực hiện công tác quản lý, tổ chức quá trình học tập, rèn luyện của học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo; nắm bắt tư tưởng, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, đổi mới phương pháp học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng tự học, tự rèn của học viên, nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đặc biệt, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với thực hiện Cuộc vận động "Ba không" (không vi phạm quy chế thi; không mắc "bệnh thành tích" trong GD-ĐT; không vi phạm đạo đức nhà giáo) do Nhà trường phát động. Qua đó, các cơ quan, đơn vị tập trung đẩy mạnh việc "làm theo" tấm gương đạo đức của Bác trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỷ luật, đạo đức, tác phong công tác, xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng GD-ĐT, xây dựng Đảng bộ TSVM, Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
Vấn đề được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đặc biệt quan tâm trong xây dựng các TCCSĐ là, nâng cao năng lực cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết; năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và chất lượng sinh hoạt của cấp ủy cơ sở. Để thực hiện tốt vấn đề này, Đảng ủy Nhà trường đã chỉ đạo các TCCSĐ nắm chắc thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cấp ủy viên để có kế hoạch kiện toàn, bổ sung; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư, phó bí thư, về những nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong quá trình bồi dưỡng, Đảng ủy Nhà trường đã kết hợp chặt chẽ nhiều biện pháp; trong đó, chú trọng phát huy tính tích cực tự học, tự rèn của mỗi cá nhân, kết hợp với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, quản lý của tổ chức; đẩy mạnh việc bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ chủ trì các cấp thông qua các hoạt động, như: tập huấn, giao ban chính trị, hội nghị tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, hội thi, hội thao... Đồng thời, Đảng ủy Nhà trường yêu cầu cấp ủy các cấp vận dụng có hiệu quả các hình thức sinh hoạt chính trị, học tập chuyên đề... theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư; qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì về sự cần thiết và những yêu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng hiện nay. Để bảo đảm thống nhất trong toàn Đảng bộ, Đảng uỷ Nhà trường quy định chung các mẫu biểu, sổ sách hành chính đảng và thời gian sinh hoạt cho các TCCSĐ; xây dựng, hoàn chỉnh các quy chế lãnh đạo, quy chế làm việc của các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị. Mọi hoạt động của các cấp uỷ trong Đảng bộ Nhà trường đều được tiến hành theo nguyên tắc: tập thể lãnh đạo, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy phân công tổ chức thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm; các cấp uỷ viên, cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối chấp hành nghị quyết của Đảng và sự phân công của tổ chức, không tự ý làm trái với các quy định của tập thể. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, nhất là sinh hoạt ra nghị quyết lãnh đạo, được các cấp uỷ hết sức chú trọng; từ khâu chuẩn bị dự thảo đến triển khai thực hiện nghị quyết, phân công công tác cho cán bộ, đảng viên và kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết đều được các chi bộ tiến hành theo đúng quy trình, phát huy được trí tuệ tập thể, vai trò, trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, tăng cường đoàn kết thống nhất trong chi uỷ, chi bộ và đơn vị.
Công tác cán bộ được Đảng ủy Nhà trường xác định là khâu then chốt, được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, quy trình lãnh đạo của Đảng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường trong tình hình mới. Theo đó, cấp ủy các cấp trong Đảng bộ lãnh đạo trực tiếp công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; mọi vấn đề về chủ trương, chính sách, quy hoạch, nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, đề bạt, sử dụng cán bộ đều do tập thể cấp ủy thảo luận và quyết định theo phân cấp. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường hết sức quan tâm tới việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học và chức danh thực tế theo yêu cầu, nhiệm vụ. Để thực hiện tốt điều đó, một mặt, Nhà trường cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo sau đại học để chuẩn hóa về trình độ; mặt khác, đưa cán bộ đi thực tế chức danh ở các đơn vị. Năm 2009, Nhà trường cử đi đào tạo 59 đồng chí; đi thực tế theo chức danh ở các đơn vị 45 đồng chí cán bộ, giáo viên; thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm 273 lượt cán bộ các cấp. Công tác bồi dưỡng cán bộ được Đảng ủy kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trình độ, kiến thức, khả năng sư phạm với rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp, tác phong công tác. Hiện nay, số cán bộ của Nhà trường đạt 89,56 % so với biên chế, riêng đội ngũ giáo viên đạt 87,38%; tỷ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học đạt 30,24% (tiến sĩ 5,69%, thạc sĩ 24,55%). Đây là lực lượng chủ lực, có vai trò quyết định đối với việc nâng cao chất lượng GD-ĐT, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Cùng với các mặt hoạt động trên, Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy trong Đảng bộ đã thực hiện nghiêm túc việc cấp trên giám sát cấp dưới, tổ chức đảng giám sát cán bộ, đảng viên; đồng thời, tạo điều kiện để quần chúng tham gia kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Nội dung kiểm tra, giám sát của các TCCSĐ tập trung vào hiệu quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, chấp hành nguyên tắc tổ chức của Đảng, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên… Đối tượng kiểm tra, giám sát tập trung vào những tổ chức đảng lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ thấp, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, mất đoàn kết nội bộ… Năm 2009, Đảng uỷ Nhà trường đã tổ chức kiểm tra theo Điểm 2 (Điều 30, Điều lệ Đảng) đối với 13 tổ chức đảng, 532 đảng viên; giám sát 11 tổ chức đảng, 58 đảng viên, phát hiện kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 24 đảng viên.
Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên cũng được Đảng uỷ Nhà trường thường xuyên quan tâm và có nhiều biện pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ đảng ở các đơn vị. Trong năm 2009, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 316 quần chúng vào Đảng và chuyển đảng chính thức cho 300 đảng viên dự bị. Nhờ có chủ trương đúng nên những năm qua, công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Nhà trường đã có những bước chuyển mạnh mẽ và đạt hiệu quả thiết thực. Qua phân tích chất lượng đảng viên và tổ chức đảng năm 2009, có 87,5% tổ chức đảng đạt TSVM; 12,5% tổ chức đảng đạt tiêu chuẩn TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có TCCSĐ yếu, kém; 99,4% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 11,9% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Những chủ trương và giải pháp tích cực, đồng bộ nêu trên đã tạo ra cơ sở quan trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Chính trị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng bộ TSVM, Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thiếu tướng TRẦN TRUNG KHƯƠNG
Chính ủy Nhà trường
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011