QPTD -Thứ Năm, 08/12/2011, 00:02 (GMT+7)
Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh xây dựng khu kinh tế-quốc phòng trên các địa bàn chiến lược xung yếu
Những kết quả quan trọng bước đầu về xây dựng khu kinh tế- quốc phòng (KT-QP) trên các địa bàn chiến lược biên giới, ven biển mà chúng ta đạt được trong thời gian qua đã đưa lại hiệu quả tổng hợp về kinh tế- xã hội (KT-XH), quốc phòng- an ninh (QP-AN) cho cả trước mắt và lâu dài. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển các khu KT-QP, xây dựng các khu quốc phòng- kinh tế (QP-KT) với mục tiêu tăng cường QP-AN là chủ yếu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo”1. Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), quân đội ta tích cực tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các khu KT-QP, các khu QP-KT trên các địa bàn chiến lược ở biên giới đất liền và trên biển, đảo.        

 Qua nghiên cứu thực tiễn 8 năm triển khai xây dựng khu KT-QP, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, chúng tôi thấy còn những mặt hạn chế, bất cập (cả về khách quan và chủ quan), đã làm cho tiến độ thực hiện các mục tiêu dự án chưa được như mong muốn. Để tạo ra động lực phát triển mới thúc đẩy tiến độ xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu KT-QP, cần phải có sự cộng đồng trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và phải có bước đi thích hợp, giải pháp đồng bộ, khả thi. Theo đó,  chúng tôi cho rằng:

Trước hết và có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt là cần phải đổi mới tư duy về xây dựng khu KT-QP trong tình hình mới. Nước ta có trên 3.000 km đường biên giới trên đất liền và gần 3.260 km chiều dài bờ biển, trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế trên biển, với hàng ngàn đảo lớn, nhỏ, trong đó có nhiều đảo xa bờ. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền, trên biển đảo vốn đã rất nặng nề, khó khăn, thì ngày nay đang xuất hiện nhiều vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nhất là trên các vùng lãnh hải, biển đảo. Điều đó đặt ra cho chúng ta phải đổi mới tư duy, mở rộng tầm nhìn chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, vừa tham gia phát triển KT-XH, vừa củng cố QP-AN, trong sự thống nhất của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ; đặc biệt là phát huy vai trò nòng cốt của quân đội trong xây dựng các khu KT-QP, các khu QP-KT trên các địa bàn chiến lược biên giới đất liền và trên biển, đảo. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới phương thức hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ chiến đấu, SSCĐ với tham gia xây dựng kinh tế đất nước, nhất là trong xây dựng khu KT-QP, khu QP-KT trên các địa bàn chiến lược xung yếu.   
           
1- ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,  H.  2006, tr.110.
Hai là, quân đội ta tiếp tục đẩy mạnh xây dựng khu KT-QP, khu QP-KT trên các địa bàn chiến lược biên giới đất liền. Theo đó, tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng 19 khu KT-QP hiện đang triển khai; xúc tiến mở mới và mở rộng quy mô của một số khu KT-QP trên các địa bàn chiến lược xung yếu, nhạy cảm về QP-AN, nhất là ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Cùng với đó, tiến hành khảo sát, qui hoạch những khu vực xung yếu sát biên giới để hình thành các điểm dân cươ qui mô xã; đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình này được thực hiện trên cơ sở xây dựng một số Cụm kinh tế biên giới trong phạm vi địa bàn của 1-2 xã biên giới, lấy các đồn, trạm biên phòng làm lực lượng nòng cốt, cùng địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu dự án. Từng bước hình thành các điểm dân cư tập trung sát biên giới, ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, nhạy cảm, tạo điều kiện để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Tuy nhiên, đây là mô hình mới, cần được nghiên cứu kĩ và có bước đi thích hợp, triển khai làm thí điểm xây dựng Cụm kinh tế biên giới và các điểm dân cươ gần các đồn biên phòng theo mô hình khu KT-QP để rút kinh nghiệm triển khai rộng trên phạm vi toàn tuyến biên giới.
Để thực hiện được phương hướng, mục tiêu trên, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải bảo đảm vốn và cơ chế đầu tươ cho xây dựng khu KT-QP. Mặc dù vốn bảo đảm cho xây dựng khu KT-QP đã được Chính phủ phê duyệt, nhưng do khó khăn về ngân sách, hằng năm chỉ bố trí được khoảng 35% nhu cầu, không đáp ứng được yêu cầu tiến độ thực hiện các mục tiêu dự án. Để bảo đảm đủ vốn cho xây dựng khu KT-QP, cần phải xây dựng một cơ chế đầu tươ đặc thù với dự án, bố trí một kênh riêng cho nhu cầu vốn hằng năm (từ 350- 400 tỷ đồng) theo kế hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, phải có cơ cấu đầu tư phù hợp với tiến độ thực hiện các mục tiêu dự án. Vốn ngân sách Nhà nơước cần tập trung đầu tươ cho xây dựng các công trình và hạng mục công trình liên quan đến nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc như: xây dựng công trình thủy lợi kết hợp thủy điện nhỏ, nơước sạch, khai hoang cải tạo đồng ruộng, phát triển kinh tế đồi rừng, trại sản xuất, hươớng dẫn kĩ thuật chăn nuôi, chế biến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm... Các công trình và hạng mục công trình này cần được bố trí vốn đầu tư ít nhất bằng 30% tổng nguồn vốn bố trí hằng năm cho xây dựng khu KT-QP để bảo đảm cân đối trong thực hiện các mục tiêu dự án. Mặt khác, tiến hành rà soát, phân loại các công trình, hạng mục công trình trong từng dự án; loại bỏ khỏi danh mục đầu tơư các công trình hiệu quả thấp, các công trình không có khả năng đầu tươ. Trong đầu tư, cần tập trung cho các công trình, hạng mục công trình trọng điểm, quan trọng, thực hiện đầu tươ theo thứ tự ơưu tiên. 
Ngoài vốn ngân sách Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tế để nghiên cứu và xây dựng các chính sách phù hợp, nhằm thu hút vốn đầu tư của các tổ chức và doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào các dự án, công trình hoặc đầu tơư trực tiếp vào một số khu vực của khu KT-QP, tạo tiền đề để các Đoàn KT-QP chuyển dần sang hạch toán. Đồng thời, tăng cường phối hợp với địa phươơng, các bộ, ngành Trung ương để lồng ghép, sử dụng có hiệu quả vốn của dự án và vốn của các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần phát huy hiệu lực và hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nươớc về đầu tươ xây dựng các khu KT- QP, nhất là trong việc quyết định các hạng mục đầu tơư, kế hoạch vốn đầu tươ hằng năm, nhằm đảm bảo cho tiến độ thực hiện mục tiêu dự án.
Nghiên cứu, xác định lại mục tiêu đầu tơư các dự án khu KT-QP .Trơước nhu cầu mở mới thêm các khu KT-QP nhươ hiện nay, cần phải rà soát, qui hoạch lại các khu KT-QP để có sự điều chỉnh một cách hợp lý theo hướng ưu tiên các công trình đầu tươ phục vụ trực tiếp đời sống của người dân và phù hợp với tốc độ bảo đảm vốn đầu tơư của Nhà nươớc. Xây dựng tiêu chí xóa đói, giảm nghèo cho dân theo quy định hiện hành của Nhà nươớc, từ đó xác định lại lộ trình và tiến độ đỡ đầu, đón nhận dân phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Đối với các khu KT-QP không tổ chức sản xuất tập trung, cần ổn định phương thức tổ chức làm dịch vụ hai đầu hỗ trợ sản xuất cho nhân  dân. Bên cạnh đó, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại từng khu KT-QP; tăng cươờng hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngươ, nhằm sớm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng dự án.
 Tiếp tục kiện toàn tổ chức, biên chế các Đoàn KT-QP, phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Đoàn KT-QP là một tổ chức đặc thù của quân đội, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng khu KT-QP, cùng lúc thực hiện 3 chức năng: chiến đấu, công tác, sản xuất. Do vậy, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh tổ chức, biên chế của Đoàn KT-QP theo hươớng: các Đội sản xuất đủ sức hoạt động trên địa bàn rộng; Đoàn KT-QP khi cần có thể huy động được lực lươợng cơ động chiến đấu cấp đại đội để tham gia giải quyết một số tình huống cần thiết xảy ra trên địa bàn vùng dự án.
Đối với các Đoàn KT-QP vừa là doanh nghiệp, tổ chức sản xuất trong vùng dự án, vừa là chủ đầu tư (Binh đoàn 15, Binh đoàn 16) thì mô hình tổ chức, biên chế theo 3 cấp: Binh đoàn- Công ty- Đội sản xuất như hiện nay là tương đối phù hợp, đạt hiệu quả toàn diện trong hoạt động của khu KT-QP.
Theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, sau 5 năm kể từ khi thành lập, Đoàn KT-QP phải chuyển sang hạch toán sản xuất, kinh doanh, cần kịp thời kiện toàn về tổ chức, biên chế cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới. Thế nhưng, hiện nay ở các Đoàn KT-QP không tổ chức sản xuất tập trung, hoạt động chủ yếu là làm công tác dân vận, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, nên chưa tổ chức được lực lượng có tư cách pháp nhân  hành nghề kinh tế để tham gia đấu thầu trực tiếp các hạng mục trong các mục tiêu của dự án. Về lâu dài, cần nghiên cứu thành lập các xí nghiệp sản xuất- xây dựng thuộc Đoàn KT-QP để làm tiền đề cho Đoàn KT-QP từng bước chuyển sang thực hiện hạch toán sản xuất, kinh doanh. Các Đội sản xuất cần được bố trí thêm quân số hợp lí để đủ khả năng hoàn thành các chức năng, nhất là trong thực hiện công tác dân vận trên địa bàn rộng, dân cư phân tán của vùng dự án.
 Cần tiếp tục rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn KT- QP theo hướng: vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực chuyên môn về các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lí đầu tơư, quản lí tài chính; có cán bộ nông, lâm nghiệp và cán bộ là ngơười dân tộc thiểu số tại chỗ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù cho khu KT-QP, nhất là các chính sách hấp dẫn thu hút cán bộ, nhân viên kĩ  thuật ngươời dân tộc thiểu số, chính sách đào tạo nghề cho đồng bào các dân tộc.
Đi đôi với kiện toàn tổ chức, biên chế, cần hoàn thiện cơ chế hoạt động của các Đoàn KT-QP cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Các Đoàn KT- QP trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung, tiến hành củng cố và phát triển những diện tích hiện có, không mở rộng qui mô sản xuất tập trung; tăng cường các biện pháp giúp dân tổ chức sản xuất; giải quyết triệt để vấn đề đất đai cho dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tơướng Chính phủ. Nghiên cứu, mở rộng quyền chủ động cho các Đoàn KT-QP trong việc trực tiếp quản lí, thực hiện dự án; từng bước đảm nhiệm vai trò chủ đầu tơư đối với các dự án. Triển khai có hiệu quả việc đơưa trí thức trẻ tình nguyện lên xây dựng các khu KT- QP để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ kĩ thuật hiện nay. Kết hợp đồng bộ các yếu tố về tư tưởng, tổ chức, chính sách hấp dẫn để thu hút đối tơượng này ở lại phục vụ lâu dài, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ...
Ba là, nghiên cứu đề án xây dựng các khu KT-QP trên  biển, đảo.  Vận dụng mô hình khu KT-QP trên biên giới đất liền để tiến hành xây dựng các khu KT-QP, vừa tham gia phát triển KT-XH, kết hợp củng cố QP-AN trên các vùng biển và đảo xa, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều dân cư đến làm ăn, sinh sống trên các đảo, quần đảo, đặc biệt là những quần đảo xa trên các vùng biển nhạy cảm.
Theo tinh thần đó, nghiên cứu Đề án xây dựng mô hình tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế kết hợp quốc phòng trên biển, đảo (gọi tắt là khu KT-QP trên biển, đảo) theo mô hình tổ chức khu KT- QP trên đất liền tại các vùng biển, đảo thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, do điều kiện hoạt động đặc thù trên biển, đảo, nên cần được nghiên cứu, xây dựng về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của khu KT-QP, Đoàn KT-QP phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đạt hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của các khu KT-QP trên biển, đảo: xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút dân cư ra làm ăn sinh sống, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển; làm chỗ dựa cho ngơư dân phát triển sản xuất, khai thác các tiềm năng, nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa; thông qua đó, tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ làm nòng cốt và nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngươời dân trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển, đảo. Khu KT-QP trên biển, đảo, được tổ chức theo từng Vùng hải quân, hoặc tổ chức trên các cụm đảo có dân, với diện tích đủ lớn để bố trí lực lươợng thực hiện nhiệm vụ. Thành phần chủ yếu của tổ chức này gồm: Hải đoàn do Quân chủng Hải quân trực tiếp tổ chức và quản lí; các cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản xa bờ; các điểm dân cươ trên đảo nổi thuộc các quần đảo xa, khu vực nhạy cảm và một số đảo khác có điều kiện cho dân sinh sống ổn định. Cơ chế hoạt động của Đoàn KT-QP trên biển, đảo, cần được nghiên cứu, xây dựng một cách khoa học, nhằm giải quyết tốt sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn KT-QP với các Vùng hải quân và chính quyền địa phơương. Đoàn KT-QP trên biển, đảo có thể trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân hoặc trực thuộc Vùng hải quân; có tư ơ cách pháp nhân để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi dự án theo nhiệm vụ được giao; quan hệ phối hợp với các địa phương vùng dự án và các đơn vị quân đội trên địa bàn.
Xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá được coi là mũi nhọn trong hoạt động của Đoàn KT-QP trên biển, đảo, với các hình thức: xây dựng các đội tàu công ích, thu mua, chế biến hải sản; cung cấp dầu, nơước ngọt, nước đá, lương thực, thực phẩm, ngươ lươới cụ, sửa chữa nhỏ tàu thuyền; qui hoạch và xây dựng chợ hải sản ở khu vực các đảo xa, triển khai dịch vụ cứu hộ, cứu nạn; xây dựng các âu tàu, khu neo đậu tránh bão, cảng cập tàu; nghiên cứu, xây dựng mô hình tàu (hải đoàn) gắn với các tàu cá của dân, thông qua kí kết hợp đồng giữa hải đoàn với dân; xây dựng mô hình hoạt động nuôi trồng hải sản xa bờ;  hình thành những điểm du lịch tại các đảo có điều kiện thuận lợi, tạo cơ sở phát triển KT-XH kết hợp với tăng cường QP-AN trên biển đảo, nhất là trên các huyện đảo lớn, quần đảo xa bờ có vị trí then chốt, nhạy cảm trên biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế. 
 Nguồn vốn bảo đảm và cơ chế đầu tư cho xây dựng các mô hình khu KT-QP trên biển, đảo cần được ưu tiên từ vốn đầu tươ tập trung của ngân sách Nhà nươớc theo một kênh riêng. Bên cạnh đó, các Đoàn KT-QP căn cứ vào điều kiện cụ thể để phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương thực hiện lồng ghép các chơương trình, dự án khác của Nhà nươớc, nhất là trong chương trình khuyến nôngơ, trồng rừng...; có kế hoạch huy động các nguồn vốn vay tín dụng đầu tươ của Nhà nươớc, vốn vay ơưu đãi đầu tươ, vốn trong dân để hỗ trợ dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống để bảo đảm vốn đầu tư thực hiện tiến độ các mục tiêu của dự án.
Xây dựng khu KT-QP là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, nhưng nhiều triển vọng, một giải pháp hiệu quả trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phối hợp của các cơ quan Trung ương, địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của toàn quân, nòng cốt là các Đoàn KT-QP, công cuộc xây dựng khu KT-QP của quân đội ta nhất định sẽ hoàn thành thắng lợi, góp phần phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực và thế trận nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân trên các địa bàn chiến lược biên giới đất liền, biển đảo, cùng cả nước bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
 
Đại tá Hồ Quốc Toản
 
 

Ý kiến bạn đọc (0)