Thứ Bảy, 23/11/2024, 11:25 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Vừa qua, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đó thông qua điều luật bổ sung của Dự luật H.R 2410, trong đó có điều khoản kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC). Điều luật bổ sung này do hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ khởi xướng và hạ nghị sĩ Giô-dép Cao Quang Ánh đồng bảo trợ. Luận điệu mà họ đưa ra là: “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị quấy nhiễu, nhiều người bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo”; họ cũng nhấn mạnh đến "sứ mệnh cao cả" là nhằm “giúp Việt Nam cải thiện tự do tôn giáo”, v.v và v.v.
Sự kiện này không làm chúng ta ngạc nhiên. Bởi lẽ, suốt nhiều thập kỷ qua, cùng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, thì vấn đề tôn giáo luôn là con bài mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Theo thống kê, từ 2001 đến nay, năm nào Hạ viện Mỹ cũng xem xét đến việc "Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo"; "Việt Nam vi phạm, đàn áp tôn giáo "... Với mục đích chính trị rõ ràng, họ luôn có cách nhìn sai lệch, không thừa nhận những thành tựu về tôn giáo ở Việt Nam; thậm chí còn cố tình xuyên tạc, bôi đen tình hình tôn giáo nước ta.
Nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên thế giới đều thấy rõ và đánh giá cao những thành tựu về tôn giáo trên đất nước ta, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua. Tư tưởng nhất quỏn của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; luôn thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, ngày càng hoàn thiện hơn. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ 15-11-2004) xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo. Sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ ở trong chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn ở nhận thức và hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người có đạo được tự do sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Thủ đô Hà Nội là nơi đặt trụ sở của cơ quan Trung ương nhiều tôn giáo và cũng là địa bàn hoạt động sôi động của 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi giáo, đạo Baha’i. Các tôn giáo dù ít hay đông tín đồ, đều được bình đẳng trong tổ chức hoạt động và tiến hành các nghi lễ của mình. Những năm qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, số lượng tín đồ và đội ngũ chức sắc của các tôn giáo liên tục tăng lên; các cơ sở thờ tự, hành lễ được quan tâm chăm sóc tu sửa, xây mới. Về Phật giáo, tính riêng Thành phố Hà Nội (cũ) nếu như năm 1997 mới có 31.200 tín đồ (sinh hoạt trong hội quy), đến năm 2007 đó phát triển lên 100.000 tín đồ. Sau khi mở rộng địa giới hành cháíh, hiện tại Thủ đô Hà Nội có tới 500.000 tín đồ Phật giỏo. Số lượng tăng, ni Phật giáo cũng tăng nhanh trong thời gian qua và hiện có 2.031 người. Đạo Công giáo cũng có lượng tín đồ tăng nhanh qua các năm, hiện có khoảng 160.000 tín đồ; đội ngũ chức sắc có 1 Hồng y, 3 giám mục, 49 linh mục và gần 2.000 chức việc. Đạo Tin Lành gồm 3 chi hội đó được công nhận với 1.506 tín đồ. Bên cạnh đó còn có gần 2.000 tín đồ sinh hoạt tại nhiều điểm nhóm khác nhau. Đạo Cao Đài có 4 họ đạo với 1.100 tín đồ, 25 chức sắc. Đạo Hồi có gần 100 tín đồ, chủ yếu là nhân viên đại sứ quán các nước đang làm việc tại Hà Nội. Đạo Baha’i là tôn giáo mới được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân tháng 3-2007, nhưng hiện nay đó có hơn 180 tín đồ. Hà Nội hiện có gần 2.480 cơ sở thờ tự của các tôn giáo , trong đó: Phật giáo cú 2.072 chùa, Công giáo có 397 cơ sở, còn lại là của đạo Tin lành, đạo Cao Đài và Hồi giáo. Nhờ chính sách tôn giáo cởi mở của Đảng và Nhà nước, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng dân gian đều được sửa chữa, tu bổ lại. Trong 10 năm gần đây có 180 cơ sở sửa chữa lớn, 450 cơ sở sửa chữa nhỏ với tổng số tiền khoảng 570 tỷ đồng, từ các nguồn ngân sách Nhà nước cấp, nhân dân đóng góp và từ nguồn tài trợ của nước ngoài. Chỉ trong vòng 4 năm gần đây, thành phố Hà Nội đó giải quyết cấp đất, cấp giấy phép xây dựng cho 24 cơ sở và cấp giấy phép tu bổ cho 141 cơ sở thờ tự...
Biện minh cho việc đưa ra điều khoản kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ lớn tiếng phán xét: “Nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay, các tổ chức tôn giáo bị chính quyền sách nhiễu”!...Vậy có đúng ở Việt Nam, các tổ chức tôn giáo bị “sách nhiễu”, bị gây khó khăn khi tiến hành các hoạt động nghi lễ và tôn giáo hay không? Từ thực tế đời sống tôn giáo Việt Nam, chúng ta khẳng định những gì hạ nghị sĩ Ét Roi-xơ nêu ra là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt.
Hiến pháp nước ta đó nêu rõ: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Như vậy, bất kỳ tôn giáo nào, nếu đã đăng ký nơi thờ tự, nơi tiến hành nghi lễ tôn giáo và được pháp luật chấp thuận, thì sẽ được pháp luật bảo hộ cho những hoạt động tôn giáo đó. Ngược lại, nếu các tôn giáo cứ tùy tiện hành lễ ở những nơi không đăng kí và chưa được pháp luật cho phép, thì điều hiển nhiên sẽ bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật. Ngay ở Mỹ, quê hương của ông Ét Roi-xơ, những hoạt động biểu tình, cầu kinh... cũng không thể tuỳ tiện tổ chức ở những nơi không được phép.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là, hiện nay ở Việt Nam, các tôn giáo đều có quyền tự do hội họp, tổ chức các nghi lễ của mình ở những nơi hợp pháp. Với đạo Phật, trong năm 2008, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chính phủ Việt Nam phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ ban Quốc tế tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (IOC) đó tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 5 tại Việt Nam. Tham dự Đại lễ có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 3.000 đại biểu Phật giáo của 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, chức sắc một số tôn giáo , đại biểu các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, các đoàn ngoại giao có mặt tại Việt Nam, nhiều phóng viên các hãng thông tấn, báo chí và 10.000 Phật tử trong và ngoài nước tham dự. Từ thành công của sự kiện này, Tổ chức Phật giáo thế giới cũng quyết định chọn Việt Nam là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 6 vào năm 2010. Các hoạt động của Công giáo tại Hà Nội cũng được tổ chức đạt kết quả tốt đẹp. Đầu năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam đó tổ chức hội thảo “Liên kết các hoạt động thực hiện của Giáo hội Công giáo Việt Nam trước đại dịch HIV/AIDS”. Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội tu sĩ toàn quốc và Hội thảo quốc tế về học thuyết xã hội Công giáo. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển chủng sinh (2008-2016) cho 116 thí sinh. Tháng 6-2008, đại diện Toà thỏnh Va-ti-căng đó đến thăm và làm việc tại Hà Nội. Đạo Cao Đài Hà Nội cũng đó tổ chức thành cụng Đại hội Nhơn Sanh nhiệm kỳ III (2007 – 2012),v.v.
Thử hỏi, nếu “Việt Nam đàn áp tôn giáo ” và “các tổ chức tôn giáo bị chính quyền sỏch nhiễu” như mô tả của ông Ét Roi- xơ, thì làm sao ở Việt Nam có thể tổ chức thành công những hoạt động tôn giáo mang tầm cỡ lớn như vậy? Không những thế, ở Việt Nam, nhiều hoạt động nghi lễ tôn giáo đã hoà vào đời sống, trở thành những sự kiện mang tầm vóc xã hội, như đêm lễ Nô-en (Công giáo), lễ Phật đản, Rằm tháng Bảy (Phật giáo)… Gần đây nhất, là hành trình rước và trưng bày tượng Phật Ngọc trải dài qua nhiều địa phương, thu hút hơn 4 triệu lượt người tham dự. Đại lễ Cung nghinh Ngọc Xá Lợi Phật cũng vừa được cử hành trang trọng ngày 6-6- 2009 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), với sự tham dự của hơn 2.000 Phật tử, nhân dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Để tăng thêm sức nặng cho các luận điệu của mình, ông Ét Roi- xơ còn dẫn việc chính quyền Thành phố Hà Nội xử lý một số người có hành vi vi phạm pháp luật tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa, Hà Nội). Có thể nói, với những luận điệu sai trái về sự kiện này, một lần nữa người ta càng thấy rõ sự tráo trở, đổi trắng thay đen của ông Ét Roi-xơ. Bởi lẽ, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, một mặt tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhưng mặt khác cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của cụng dõn hoặc trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sự việc xảy ra tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng ai cũng biết đó là những hành vi cố ý phạm tội. Trong khi Thành phố Hà Nội đang xem xét việc khiếu kiện về đất đai có nguồn gốc tôn giáo một cách khách quan, đúng pháp luật, thì một số cá nhân đó cố tình có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây sức ép với chính quyền, như: kích động, lôi kéo người khác tụ tập thành đám đông rồi tiến hành các nghi lễ tôn giáo tại nơi không được phép; gây rối trật tự công cộng, cố ý phá hoại tài sản… Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố vụ án, điều tra rồi sau đó đưa ra xét xử công khai, nghiêm minh, công bằng và khoan hồng đối với 8 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn phù hợp và nhận được sự ủng hộ của đông đảo bà con giáo dân chân chính cũng như nhân dân cả nước nói chung...
Các thành tựu trong phát triển của Việt Nam những năm qua đó và đang mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp, nhiều sự động viên khích lệ và niềm tin mới đối với cộng đồng thế giới. Việt Nam không chỉ là đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, là địa chỉ thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn, là điểm đến thân thiện, hấp dẫn của khách du lịch bốn phương; mà mới đây nhất, Việt Nam còn được Viện Kinh tế và Hòa bình cùng với Cơ quan nghiên cứu tình báo kinh tế (có trụ sở tại Sydney, Australia) bình chọn là 1 trong 37 quốc gia bình yên nhất thế giới, trong tổng số 144 nước có tên trong bảng đánh giá.
Trong xu thế phát triển chung đó, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm gần đây liên tục phát triển cả về chiều rộng và bề sâu. Ngoài những chuyến thăm của các quan chức hai nước, Việt Nam và Hoa Kỳ thường xuyên có những cuộc trao đổi, thảo luận trên nhiều vấn đề, kể cả nhân quyền, tự do tôn giáo để tăng cường sự hiểu biết. Vì thế, những tiếng nói thiện chí của chính các tổ chức, cá nhân Mỹ về Việt Nam ngày càng trở nên nhiều hơn. Riêng về lĩnh vực tôn giáo, "Báo cáo tự do tôn giáo thế giới năm 2008" (tính từ tháng 7-2007 đến tháng 7-2008) của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 20-9-2008 đã khẳng định: "Tình trạng tôn trọng tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục được cải thiện đáng kể". Bản báo cáo này còn dẫn ra nhiều tiến bộ để minh họa cho khẳng định này như: Việt Nam đã gia tăng việc thực hiện khuôn khổ pháp lý về tôn giáo được giới thiệu trong hai năm 2004 và 2005. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam công nhận thêm một số Giáo hội và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức của đạo Tin Lành và hai tổ chức tôn giáo khác. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã tổ chức một loạt chương trình đào tạo cho các giáo phái tôn giáo và chi nhánh về thủ tục đăng ký hoạt động và với các chính quyền địa phương về việc thực hiện các khuôn khổ pháp lý của Nhà nước về tôn giáo… Phát biểu tại buổi công bố báo cáo này, Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo, đặc trách Văn phòng Tự do tôn giáo quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhấn mạnh: "Tôi đã được chứng kiến tình hình tôn giáo ở Việt Nam có thay đổi trong vài năm qua. Đó là một diễn tiến vượt bậc chỉ trong giai đoạn khoảng 2 - 3 năm của chính quyền Việt Nam đương nhiệm".
Sau khi Dự luật H.R 2410 được Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, ngày 6-6-2009, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak đã tới quận Cam, bang Ca-li-pho-ni-a để tổ chức một thảo luận với cộng đồng người Việt tại đây về chủ đề “Nhân quyền Việt Nam ngày nay”. Trong hơn 2 tiếng đồng hồ, Đại sứ Michalak đó tóm lược về tình hình nhân quyền, kết quả của hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ và trả lời nhiều câu hỏi từ khắp nơi gửi về. Đại sứ Michael Michalak nhấn mạnh, có bằng chứng rõ ràng là sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Phản bác lại ý kiến đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, Đại sứ Michalak cũng dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, hiện không có cơ sở để đưa Việt Nam trở lại danh sách này, và ông cho biết, Hoa Kỳ không có lợi gì nếu làm như thế...
Với ý kiến của Đại sứ Michael Michalak, thiết nghĩ chúng ta không cần bình luận gì thêm về Dự luật này nữa!
LẠI HỒNG KHÁNH
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy,
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011