Thứ Bảy, 23/11/2024, 08:59 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến người “đại biểu của Đảng”, tức là người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội. Trong Nghị quyết đội tự vệ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương: “Đem những đảng viên và đoàn viên kiên quyết nhất vào tự vệ và các cấp bộ chỉ huy của tự vệ”, để “luôn giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực và bên cạnh đội trưởng bao giờ cũng có chính trị uỷ viên về công tác Đảng, công tác chính trị ”.
Tư tưởng xuyên suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong xây dựng Quân đội là phải đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng chính trị, lấy sự vững mạnh về chính trị làm nền tảng để xây dựng quân đội về mọi mặt. Chính uỷ, chính trị viên giữ vai trò rất quan trọng trong xây dựng đơn vị, xây dựng quân đội; là người chủ trì toàn bộ hoạt động chính trị, công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT); người chịu trách nhiệm chính trong định hướng chính trị cho mọi hoạt động của đơn vị và của mọi cán bộ, chiến sĩ theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ, tổ chức Đảng, mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy.
Với tư cách là bí thư, chính ủy, chính trị viên là thường trực của cấp ủy Đảng, giải quyết mọi nhiệm vụ liên quan, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội và đơn vị. Đây là trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho họ và do đó nó cũng đòi hỏi rất cao ở người chính ủy, chính trị viên về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Trong mọi hoạt động của mình, người chính ủy, chính trị viên phải gương mẫu toàn diện, nhất là gương mẫu về đạo đức, tư cách, phương pháp, tác phong công tác, bởi lẽ sự gương mẫu đó có ảnh hưởng rất lớn đối với mọi quân nhân trong đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”. Là người chủ trì về chính trị, nhiệm vụ của chính uỷ, chính trị viên trong lực lượng vũ trang được Chủ tịch Hồ chí Minh khái quát cô đọng, đầy đủ và súc tích “Vô luận ở cấp nào, chính uỷ, chính trị viên có ba nhiệm vụ chính: Đối với bộ đội, đối với nhân dân và đối với quân địch”.
Đối với bộ đội , chính uỷ, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hoá, phát triển văn hoá và đường lối chính trị trong bộ đội.
Đối với nhân dân: chính ủy, chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.
Đối với quân địch: chính uỷ, chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta. Ba nhiệm vụ nêu trên đồng thời cũng là những yêu cầu cơ bản về tư cách, phương pháp, tác phong công tác đặt ra đối với chính ủy, chính trị viên.
Để làm tròn nhiệm vụ của người Chính uỷ, chính trị viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ chính trị phải có cả "đức và tài", trong đó đức là gốc. Đạo đức không phải là cái gì trừu tượng, cao xa, cũng không phải là đạo đức thủ cựu mà là đạo đức mới, không phải vì danh vọng, lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và của loài người. Đạo đức đó chỉ có thể có được nếu người cán bộ có ý chí rèn luyện và bền gan phấn đấu, suốt đời đấu tranh cho cách mạng, nắm chắc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có lý tưởng nghề nghiệp, yên tâm gắn bó với sự nghiệp xây dựng quân đội, có tinh thần trách nhiệm cao trước đơn vị, tận tụy với công việc, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và phải là người có nếp sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, "cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư". Phải là người thực sự trong sạch không tham nhũng, không đặc quyền, đặc lợi, không tham vọng cá nhân, không cơ hội, xu nịnh, bè phái, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống mọi hiện tượng cơ hội, chạy theo lợi ích cá nhân, đấu tranh ngăn ngừa mọi hiện tượng tiêu cực trong đơn vị.
Đạo đức lớn nhất của người cán bộ quân đội là "sự trong sạch và lòng trung thành", được biểu hiện tập trung ở phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác. Người chính uỷ, chính trị viên phải có kiến thức, năng lực toàn diện, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, kỹ thuật, khoa học quân sự cần thiết, nhất là kiến thức của các môn khoa học xã hội và nhân văn; đặc biệt, phải có kiến thức chuyên sâu về CTĐ,CTCT và có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Người chính ủy, chính trị viên phải cùng người chỉ huy và tập thể cấp ủy xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, luôn sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, công tác, lao động sản xuất. Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tổng hợp, trong đó cơ bản nhất là chất lượng về chính trị. Giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tiền phong, gương mẫu, có trình độ giác ngộ chính trị cao, tình cảm cách mạng sâu sắc, đạo đức trong sáng, nhạy bén, sắc sảo về chính trị, có phương pháp công tác khoa học, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra đúng nguyên tắc, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Chú trọng nâng cao hiệu lực CTĐ,CTCT, xây dựng nền nếp chính quy, kết hợp chặt chẽ quản lý cán bộ với quản lý đảng viên; quản lý con người với quản lý công việc và nhiệm vụ chính trị.
Để làm được điều đó yêu cầu chính uỷ, chính trị viên phải là người có tính đảng, tính nguyên tắc cao, có tác phong dân chủ, sâu sát thực tế, "nói đi đôi với làm"; có tác phong thực sự quần chúng. Phương pháp, tác phong công tác của người chính ủy, chính trị viên chủ yếu là giáo dục, thuyết phục, nêu gương. Hồ Chí Minh đã từng đặt ra yêu cầu rất cao với người cán bộ chính trị quân đội, phải gần gũi bộ đội, phải thực sự là người bạn, người chị, người anh của bộ đội. Phương pháp công tác càng khéo, tác phong càng chuẩn mực thì công tác giáo dục, thuyết phục của chính uỷ, chính trị viên càng đạt kết quả tốt. Người chính uỷ, chính trị viên có phương pháp tác phong công tác tốt còn phải là người có quan điểm xem xét, đánh giá tình hình đơn vị và cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền đúng đắn, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Hồ Chí Minh thường dạy: Xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ . Người còn căn dặn cán bộ lãnh đạo muốn không phạm sai lầm, khuyết điểm trong khi xem xét cán bộ cần phải hết sức tránh những chứng bệnh xấu như: tự cao, tự đại, ưa người ta nịnh mình, áp đặt chủ quan, hoặc dập khuôn một cách máy móc. Người dạy: muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng.
Thực tiễn đã chứng minh ở đâu người cán bộ lãnh đạo, người chính uỷ, chính trị viên hội tụ được cả ba yếu tố đức, tài và phong cách lãnh đạo tốt, có lương tâm trong sáng thì ở đó họ thực sự là người có uy tín, lời nói và việc làm của họ luôn có sức thuyết phục quần chúng, hiệu quả công tác qua đó sẽ luôn được đảm bảo.
Trải qua hơn 6 thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phẩm chất năng lực, phương pháp tác phong công tác của người chính uỷ, chính trị viên trong lực lượng vũ trang nhân dân đã trở thành tiêu chí cần phải rèn luyện, phấn đấu và đạt được của đội ngũ cán bộ chủ trì CTĐ,CTCT trong quân đội giai đoạn hiện nay. Được sự quan tâm giáo dục, rèn luyện của Đảng và quân đội, bằng nghị lực phấn đấu tự giác không mệt mỏi, đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội qua các thời kỳ đã thực hiện nghiêm túc những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức, tác phong, phương pháp công tác. Trong mọi hoạt động phải gắn chặt lý luận với thực tiễn, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quân đội vào quá trình tổ chức thực hiện tại đơn vị mình một cách đúng đắn, sáng tạo, không rập khuôn máy móc, nhưng không qua loa, chiếu lệ. Có phương pháp xem xét khoa học, bảo đảm khách quan, toàn diện, không chủ quan, một chiều trong đánh giá, xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến các hiện tượng chính trị, xã hội, đến mọi hoạt động của đơn vị; nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc và toàn diện.
Sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hiện nay đặt ra đối với cán bộ quân đội nói chung và chính ủy, chính trị viên nói riêng những yêu cầu mới về đức-tài cao hơn, toàn diện hơn. Mặc dầu vậy, những chuẩn mực về tư cách, tác phong, phương pháp công tác của chính ủy, chính trị viên theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời vẫn còn nguyên giá trị thiết thực. Bên cạnh việc bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp, việc ngăn ngừa, đấu tranh khắc phục những biểu hiện sai về tư cách, tác phong, phương pháp công tác, nhất là các biểu hiện cơ hội, thực dụng, quan liêu, mất dân chủ...đòi hỏi người chính ủy, chính trị viên phải hết sức chú trọng. Bất luận trong hoàn cảnh nào chính ủy, chính trị viên cũng phải là người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có tính Đảng và tính nguyên tắc cao, thực sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị.
Đại tá, ThS. Vũ Minh Thực
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011