Thứ Bảy, 23/11/2024, 22:52 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quan điểm đó là sự kế thừa, bổ sung, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ XHCN và là kết quả phù hợp với lôgíc phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về dân chủ trong quá trình đổi mới đất nước.
Nghiên cứu vấn đề dân chủ đặt ra trong điều kiện phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ và sự tuyệt đối hóa những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản đương thời, cũng như nhu cầu thực tiễn phải vượt qua dân chủ tư sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen trước hết vạch trần bản chất giả dối của dân chủ tư sản. Ph.Ăng-ghen viết: "Tự do chính trị là tự do giả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, và vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng như vậy, vì thế chế độ dân chủ, giống như bất kỳ mọi hình thức quản lý nào khác, cuối cùng phải tan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong đó tất yếu sẽ bộc lộ ra; hoặc là chế độ nô lệ thực sự, tức là chế độ chuyên chế không che đậy, hoặc là tự do thực sự và bình đẳng thực sự, tức là chủ nghĩa cộng sản”1.
Khi nghiên cứu tư tưởng trên đây của Ph.Ăng-ghen, cần lưu ý rằng: tự do chính trị và chế độ dân chủ mà ông viết ở đây là của chế độ tư sản. Ở đó, dân chủ tư sản chỉ là sự giả dối, là bức màn che bản chất nô lệ trong chủ nghĩa tư bản. Do vậy, nền dân chủ đó chứa đầy mâu thuẫn mà sự vận động nội tại của những mâu thuẫn ấy nhất định sẽ dẫn chế độ dân chủ tư sản đến chỗ tiêu vong; tự do, bình đẳng thực sự chỉ đạt được trong chủ nghĩa cộng sản. Từ việc phân tích tính tạm thời, nhất định sẽ bị vượt qua của dân chủ tư sản, Ph.Ăng-ghen đã vạch rõ: cách mạng XHCN là bước đi tất yếu để tiến tới một xã hội dân chủ chân chính. Nhấn mạnh tính chất của quá trình cách mạng XHCN và mục tiêu mà nó phải đạt tới, C.Mác, Ph.Ăng-ghen cho rằng, xã hội XHCN - cộng sản chủ nghĩa là xã hội tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện trong thực tế nguyên tắc: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”2.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về dân chủ, V.I.Lê-nin đã làm sáng tỏ con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ: “Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa”3. Tư tưởng của V.I.Lê-nin về sự tiêu vong của nền dân chủ xuất hiện khi tiếp cận với dân chủ từ phương diện là một hình thức nhà nước. Bởi vậy, tất nhiên dân chủ ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước, nó tiêu vong cùng với sự tiêu vong của nhà nước. Điều đó chúng ta thấy rõ trong luận điểm sau đây của ông: “Đương nhiên, chế độ dân chủ cũng là một hình thức nhà nước và sẽ phải mất đi khi nhà nước tiêu vong, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi CNXH thắng lợi hoàn toàn và được củng cố, quá độ lên chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn”4. Cũng như Ph.Ăng-ghen, vì tiếp cận với dân chủ từ góc độ là một hình thức nhà nước, V.I.Lê-nin đặc biệt nhấn mạnh tính giai cấp của dân chủ. Việc nhấn mạnh phương diện này của dân chủ đã đưa V.I.Lê-nin tới quan niệm về sự cần thiết phải kết hợp giữa cuộc đấu tranh cho dân chủ với thắng lợi của CNXH. Người xem, chỉ thông qua cuộc đấu tranh đó mới thúc đẩy sự chín muồi của những tiền đề khách quan và chủ quan cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Đấu tranh cho dân chủ, theo ông, không thể dừng lại ở dân chủ tư sản. Sau khi thiết lập chính quyền, việc phát triển triệt để nền dân chủ XHCN là tiền đề để thực hiện thắng lợi hoàn toàn và triệt để mục tiêu của CNXH. Bởi vậy, khi làm rõ nội dung quan điểm về sự thống nhất hữu cơ giữa dân chủ và CNXH, V.I.Lê-nin chỉ ra rằng, mối quan hệ đó phải được hiểu trên hai phương diện: một là, giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng XHCN, nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ; hai là, CNXH sẽ không duy trì được thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ. Qua đó cho chúng ta thấy, cũng như C.Mác, Ph.Ăng-ghen, đối với V.I.Lê-nin, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng XHCN. Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ XHCN kết tinh trong bản thân mình toàn bộ những giá trị dân chủ đạt được trong lịch sử và nảy sinh những giá trị dân chủ mới về chất. Ở đây, dân chủ trở thành giá trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi quan hệ chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con người, tạo ra ngày càng đầy đủ những điều kiện cho sự giải phóng mọi năng lực sáng tạo của con người.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng nêu trên của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ không tách rời quan niệm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ”. Khẳng định vai trò là chủ xã hội của dân, Hồ Chí Minh đã xác định vị thế, tư cách chủ thể xã hội của nhân dân. Song, quan trọng hơn thế, Hồ Chí Minh còn khẳng định rằng, phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế. Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một bước tiến về chất, một quá trình phấn đấu vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại. Phải làm sao để người dâncó điều kiện và biết hưởng quyền dân chủ, biết dùngcần phải có năng lực làm chủ. Người chỉ rõ: Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà; Đảng phải tạo ra cơ chế thích hợp để người dân có được các yếu tố cơ bản mà làm chủ; đó là: trình độ hiểu biết về dân chủ, phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ... Có như vậy, nhân dân mới có quyền dân chủ thực sự. quyền dân chủ của mình đúng lúc, đúng chỗ, dám nói, dám làm. Để thực hiện quyền làm chủ, nhân dân không những phải có quyền, mà điều quan trọng là nhân dân
Quán triệt tinh thần nêu trên của Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, Đảng ta cho rằng, để đẩy mạnh dân chủ hoá, cần nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân, năng lực làm chủ của nhân dân.
Để những hành vi gây tác hại tới quyền dân chủ của nhân dân được xử lý kịp thời, đúng đắn, theo Hồ Chí Minh, các quyền đó phải được thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của Nhà nước. Ở đây, dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỷ cương không bài trừ và phủ định nhau; trái lại, chúng nằm trong sự thống nhất biện chứng, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. Thực tiễn cho thấy, cả vô chính phủ lẫn độc đoán, chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ XHCN. Vì vậy, xét về thực chất, dân chủ gắn liền với kỷ cương, có khuôn khổ, trong vòng trật tự; không thể có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỷ cương.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, quan niệm của Đảng ta về dân chủ cũng không ngừng phát triển. Trong 4 bài học được Đại hội VI (1986) của Đảng rút ra, thì bài học thứ nhất là: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Đại hội VII của Đảng (1991) rút ra 5 bài học lớn, trong đó nhấn mạnh: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXHdo nhân dân lao động làm chủ. Hội nghị giữa nhiệm kỳ, khoá VII của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát của quá trình đổi mới nói riêng, của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta nói chung, là phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đại hội IX của Đảng (2001) đã rút ra 4 bài học qua 15 năm đổi mới, trong đó nhấn mạnh: Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Đại hội xác định mục tiêu chung của cách mạng nước ta là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (thêm từ “dân chủ”); làm rõ vai trò động lực to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, của dân chủ, của việc quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người. Đại hội X (2006) rút ra 5 bài học, trong đó bài học thứ hai: Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân,... Đại hội khẳng định: Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân... đưa ra quan niệm tổng quát nhất về xã hội XHCN; trong đó chỉ rõ: xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội
Trong quá trình đổi mới, thực hiện chủ trương dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, chúng ta có nhiều bước tiến quan trọng trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Trên lĩnh vực kinh tế: một là, chúng ta đã xác lập và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế; đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát của nhân dân, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân. Hai là, chúng ta đang từng bước hình thành cơ chế kinh tế, mà ở đó mọi người lao động đều được tham gia vào sở hữu, quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong khi khẳng định vai trò nền tảng của chế độ công hữu, chúng ta cũng chủ trương đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp cổ phần, làm cho nó trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Ba là, chúng ta đã nỗ lực kết hợp giữa việc thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch của Nhà nước với việc phát huy sáng kiến của doanh nghiệp, của người lao động. Thông qua xây dựng và vận hành quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, quyền tham gia của người lao động vào xác định phương án sản xuất kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, bảo đảm các chế độ cho người lao động... có những bước tiến đáng kể. Việc thực hiện chủ trương giao quyền chủ động cho doanh nghiệp, quyền hành của giám đốc, của cán bộ quản lý doanh nghiệp được xác định rõ hơn. Bốn là, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp để định hướng sự phát triển của thị trường, làm cho thị trường thực sự là nơi cạnh tranh trên nguyên tắc giá trị, chất lượng để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trên lĩnh vực chính trị, quyền làm chủ của nhân dân bao gồm: Thứ nhất, quyền được có một Nhà nước thực sự dân chủ. Nhà nước thực sự là công cụ thực thi những quyền chính đáng của nhân dân. Nhà nước và mọi hoạt động của nó phải đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp và thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân. Nhân dân có quyền bày tỏ tín nhiệm hay bất tín nhiệm với mọi cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Thứ hai, mở rộng quyền của người dân tham gia vào công việc nhà nước. Mức độ nhân dân tham gia vào công việc nhà nước và xã hội, hiệu quả của sự tham gia đó là thước đo trình độ dân chủ về chính trị của nhân dân , trình độ dân chủ của chế độ chính trị. Thứ ba, bảo đảm giữ vững định hướng XHCN, giữ vững nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo đảm cho mọi người dân quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng. Thứ tư, mọi đại biểu của dân phải được nhân dân bầu ra một cách thực sự dân chủ; mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật... Nhìn vào thực tế, trên cả bốn vấn đề vừa nêu, chúng ta đều có những bước tiến căn bản, góp phần nâng cao quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội; từ đó, tính tích cực chính trị của nhân dân có bước tiến mới về chất.
Trên lĩnh vực xã hội, chúng ta có những bước tiến quan trọng trên những vấn đề cơ bản sau. Một là, quyền công dân, quyền con người của nhân dân không chỉ được bảo đảm bằng pháp lý, thông qua việc thể chế hoá các quyền đó thành luật, mà quan trọng hơn, nó được bảo đảm trong thực tế. Hai là, quyền được bảo vệ về mặt xã hội của mọi công dân có nhiều chuyển biến tích cực. Ba là, sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, giữa các vùng của đất nước, từng bước được khắc phục. Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo trước thời hạn so với Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) mà Liên hiệp quốc đưa ra và được nhiều nước xem là mẫu mực. Bốn là, hình thức các tổ chức ngoài nhà nước ngày một đa dạng, phong phú; số lượng các tổ chức ngoài nhà nước phát triển mạnh; vai trò của các thiết chế ngoài nhà nước ngày một tăng.
Trong khi khẳng định những bước tiến quan trọng về dân chủ mà chúng ta đã đạt được qua hơn 20 năm đổi mới, Đảng tacũng thẳng thắn chỉ ra rằng, những bước tiến đó “chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân và sự phát triển của đất nước”; do đó, phải “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân". Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo đó, điều cốt lõi nhất là phải nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò của dân, quyền của dân. Lâu nay chúng ta mới chỉ khẳng định quyền của dân là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta nhấn mạnh vai trò to lớn của lợi ích và xem lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Theo đó, nhân dân cần biết, cần bàn, cần làm, cần kiểm tra để họ được thụ hưởng mọi lợi ích của sự phát triển. Do vậy, theo chúng tôi, cần bổ sung thêm một quyền quan trọng của dân: Quyền được thụ hưởng mọi thành quả đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thành quả đổi mới tư duy của Đảng đã đưa đến khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Xem xét thành quả đổi mới tư duy từ giác độ phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, cho thấy: khi đạt được sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc là lúc Đảng mạnh nhất, cho phép phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Điều đó khẳng định rằng, nhân dân ta, dân tộc ta có quyền và nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ Đảng của mình. Thể hiện tinh thần đó, Đại hội X của Đảng chỉ ra một nhiệm vụ quan trọng là: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”5. Theo đó, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, cần phải được thể hiện cả ở bước tiến trong việc dân chủ hoá, không chỉ ở sinh hoạt nội bộ Đảng, mà còn là dân chủ hoá quan hệ giữa Đảng với dân. Đạt tới đỉnh cao của dân chủ hoá trên cả hai quan hệ đó, Đảng sẽ thực sự là biểu tượng về dân chủ. Cho nên, khi đề cập tới công tác xây dựng Đảng, cần khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh dân chủ hoá sinh hoạt nội bộ Đảng kết hợp với dân chủ hoá mối quan hệ giữa Đảng và dân.
Ở nước ta hiện nay, Nhà nước là thiết chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân làm chủ bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước là cơ chế có hiệu quả nhất. Xét về thực chất, Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước đều do nhân dân uỷ quyền cho nó. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nhà nước đó phải hoạt động theo nguyên tắc: “Việc gì có lợi cho Dân phải hết sức làm; việc gì có hại cho Dân phải hết sức tránh”. Quán triệt tinh thần đó, khi đề cập phương hướng đổi mới Nhà nước, cần khẳng định một phương hướng cơ bản là: “Đẩy mạnh dân chủ hoá Nhà nước và dân chủ hoá mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân”.Thực hiện tốt điều đó, đồng thời cũng góp phần tích cực vào việc hoàn thiện nền dân chủ XHCN của chế độ ta.
GS, TS. PHẠM NGỌC QUANG
Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
__________
1- C.Mác và Ph.Ăng-ghen - Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, ST, H. 1995, tr. 723.
2- C.Mác và Ph.Ăng-ghen - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, ST, H. 1995, tr.628.
3- V.I.Lê-nin - Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1976, tr. 206.
4- V.I.Lê-nin - Toàn tập, Tập 27, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1976, tr.324.
5- ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X., Nxb CTQG, H. 2006, tr.135.
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011