Thứ Bảy, 23/11/2024, 20:29 (GMT+7)
Ấn phẩm tạp chí in
Quy định cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp về biển là một nội dung quan trọng trong hệ thống luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước năm 1982) cụ thể hóa. Theo đó, Công ước quy định (Điều 279): "Các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương".
Như vậy, Công ước năm 1982 nhấn mạnh: cơ chế giải quyết tranh chấp về biển là bằng các phương pháp hòa bình và tất cả các quốc gia thành viên của Công ước đều là thành viên của hệ thống giải quyết các tranh chấp về biển liên quan. Điều 280 của Công ước cũng quy định, các quốc gia được tự do lựa chọn các phương pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp xảy ra giữa họ về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.
Công ước cũng đưa ra cơ chế giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước như sau:
* Trước hết các quốc gia được tự do giải quyết các tranh chấp giữa họ về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước thông qua đàm phán, trao đổi quan điểm hoặc hòa giải.
* Trong trường hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hòa giải thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, họ phải buộc lựa chọn một trong bốn khả năng của thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc:
a- Tòa án quốc tế về Luật Biển.
b- Tòa án pháp lý quốc tế.
c- Một Tòa Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước (Trọng tài).
d- Một Tòa Trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước năm 1982 trong từng lĩnh vực riêng biệt, như nghiên cứu khoa học biển, đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, giao thông biển...; trong đó, các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong từng lĩnh vực được cử các chuyên viên của mình tham dự với tư cách thành viên của Tòa.
Nếu các bên không nhất trí chọn các thủ tục này thì Trọng tài sẽ là biện pháp cuối cùng. Dù chọn hình thức nào thì phán quyết hay quyết định của Trọng tài cũng là tối hậu và bắt buộc.
Công ước cũng dành dung lượng khá lớn, từ Điều 279 đến Điều 299 và các phụ lục V, VI, VII, VIII để cụ thể hóa, làm rõ các quy định chung, các nguyên tắc, thủ tục đối với việc lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp, cách tổ chức, thực hiện hòa giải, các giới hạn và ngoại lệ, quy chế của tòa án quốc tế, trọng tài, trọng tài đặc biệt... trong giải quyết các tranh chấp về biển.
Việc Công ước năm 1982 thông qua cơ chế giải quyết các tranh chấp về biển giữa các quốc gia là một bước tiến quan trọng trong hệ thống luật pháp quốc tế về biển và là thắng lợi của cuộc đấu tranh vì sự công bằng về quyền và lợi ích trên biển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cũng như Công ước về Luật Biển năm 1982, cơ chế giải quyết tranh chấp về biển nêu trên là kết quả của sự "thỏa hiệp" giữa nhóm các nước đang phát triển và một số cường quốc biển; giữa thuyết chủ quyền quốc gia và thuyết tự do hàng hải..., nên chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu giải quyết các tranh chấp về biển hiện nay. Thậm chí, theo chuyên gia của nhiều nước, một số nội dung trong đó còn là những "lỗ hổng" gây khó khăn cho việc vận hành cơ chế này của Công ước. Họ cũng cho rằng, để cơ chế giải quyết tranh chấp về biển có hiệu lực, vấn đề quan trọng cốt lõi là các nước liên quan cần có thiện chí và giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng, trên tinh thần tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, tôn trọng và tuân thủ các quy tắc, quy định đã được Công ước năm 1982 nêu ra.
(TRUNG ANH thực hiện)
Trao đổi ý kiến giữa Tạp chí quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên Quân khu 5 12/12/2011
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng quân sự trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc 12/12/2011
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 12/12/2011
Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 12/12/2011
Hưng Yên không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng 12/12/2011
Kết quả và kinh nghiệm tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng vũ trang Quân khu 5 12/12/2011
Đoàn B.90 nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên - một số kinh nghiệm bước đầu 12/12/2011
Trường Quân sự Binh đoàn Cửu Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và huấn luyện 11/12/2011
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh ven biển Thái Bình 11/12/2011
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phát huy nội lực, mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động 11/12/2011