Thứ Sáu, 22/11/2024, 19:05 (GMT+7)
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
Trường Quân sự Quân khu 2 là cơ sở đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan dự bị,… đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu; đồng thời, đảm nhiệm nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ đối tượng 2, 3 trên địa bàn, sinh viên các trường cao đẳng, đại học theo phân luồng của Bộ Quốc phòng. Mặc dù còn nhiều khó khăn về con người, cơ sở vật chất, thao trường và phương tiện dạy học; cán bộ biến động, trình độ giáo viên có mặt bất cập; đối tượng học viên đa dạng, lưu lượng lớn; cơ chế huấn luyện, đào tạo chưa đồng bộ cũng như tác động của tình hình dịch Covid-19, song, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ cho cán bộ, giáo viên, học viên, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo một cách toàn diện, trong đó có giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Từ năm 2011 đến 2021, Nhà trường bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh cho trên 5.000 học viên đối tượng 2, 3, trong đó có 3.993 đối tượng 2, còn lại đối tượng 3, 4 là cán bộ của Nhà trường; gần 4.000 sinh viên trên địa bàn với kết quả 100% đạt yêu cầu, trên 90% khá, giỏi, được Bộ Tổng Tham mưu tặng Bằng khen, Quân khu tặng cờ thi đua và công nhận là đơn vị dẫn đầu về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Hiện nay, trước yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những biến chuyển nhanh, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường và các nền tảng mạng xã hội cũng như sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch,… đòi hỏi công tác này cần có bước phát triển thích hợp.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trước hết, Nhà trường tăng cường quán triệt, thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh, trọng tâm là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, ngày 25/02/2014 của Chính phủ về quy định thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, Thông tư số 172/2020/TT-BQP, ngày 30/12/2020 của Bộ Quốc phòng và Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT, ngày 18/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh, v.v. Đồng thời, đưa nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh vào nghị quyết lãnh đạo chuyên đề, thường kỳ, với chỉ tiêu, giải pháp cụ thể; phân công, giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị, cán bộ chủ trì. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Quân khu, Nhà trường chủ động hiệp đồng với các tỉnh, đơn vị trên địa bàn rà soát thành phần, đối tượng 2, 3; tổ chức Hội nghị hiệp đồng liên kết với các trường cao đẳng, đại học để thống nhất thời gian, số lượng học viên; xây dựng kế hoạch trình Thủ trưởng Bộ Tư lệnh phê duyệt. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thiện quy chế hoạt động, xây dựng kế hoạch, tham mưu, phối hợp, hiệp đồng tổ chức thực hiện; xây dựng khung giáo viên, bảo đảm, phục vụ; củng cố nơi ăn, ở, bổ sung vật chất giảng dạy; bồi dưỡng, soạn thảo, thông qua giáo án,… phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, khoa, đơn vị,… bảo đảm phân rõ trách nhiệm, không chồng chéo hoạt động của Nhà trường và Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác này, định kỳ, Nhà trường sơ kết, tổng kết gắn với thu thập thông tin phản hồi từ học viên, nhất là ý kiến của cán bộ địa phương sau khi được bồi dưỡng; kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, yếu kém; phát hiện nhân rộng điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời. Chủ động nghiên cứu, từng bước đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh sát đúng cho từng đối tượng, bảo đảm cho công tác này ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, đáp ứng tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh. Đồng thời, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ này làm chỉ tiêu thi đua và bình xét đảng viên hằng năm. Đặc biệt, từ năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, địa bàn Quân khu rộng, việc thông qua giáo án bồi dưỡng, kiểm tra cấp chứng chỉ cho đối tượng 3 gặp nhiều khó khăn, Nhà trường chủ động đề nghị Quân khu chuyển hoạt động này cho Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh các tỉnh; đồng thời, quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép” bảo đảm thích ứng, linh hoạt vừa phòng, chống dịch hiệu quả, an toàn, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, giáo dục quốc phòng và an ninh.
Cùng với đó, Nhà trường thường xuyên rà soát quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, đảm bảo nguồn kế cận vững chắc. Tích cực gửi giáo viên đi đào tạo theo chuẩn quy định và tập huấn của trên; duy trì nền nếp bồi dưỡng tại chỗ; đưa giáo viên đi thực tế, học tập, nghiên cứu, tham quan diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện trên địa bàn Quân khu, bảo đảm cập nhật kiến thức, phù hợp với sự thay đổi, bổ sung nội dung, chương trình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giáo dục quốc phòng và an ninh. Bên cạnh đó, trước mỗi khóa học, căn cứ vào khung giáo viên, đối tượng học viên và nội dung, chương trình, Nhà trường lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực sư phạm tốt trong Ban Giám hiệu và ở các phòng, khoa tham gia giảng dạy; đặt bài, mời cán bộ lãnh đạo của Quân khu và các tỉnh, thành phố, lãnh đạo công an tỉnh trên địa bàn giảng dạy hoặc thông tin một số chuyên đề về tình hình kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh của địa phương, đất nước. Phân công nội dung bài giảng phù hợp cho giáo viên của Nhà trường chuẩn bị; tổ chức giảng thử, thục luyện, thông qua chặt chẽ. Để giáo viên hiểu sâu, rộng chuyên đề được đảm nhiệm và tăng khả năng truyền đạt kiến thức cho người học, Nhà trường đẩy mạnh phong trào tự học, nghiên cứu khoa học theo các chuyên đề, gắn với tổ chức tốt hội thi giáo viên, cán bộ quản lý giỏi. Đây cũng là giải pháp hiệu quả để Nhà trường phát hiện, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ quan trọng này. Năm 2021, Nhà trường cử đi đào tạo, bồi dưỡng 11 cán bộ, giáo viên; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 54 cán bộ; bồi dưỡng công nghệ thông tin 40 giáo viên. Đến nay, 100% giáo viên của Nhà trường tham gia giảng dạy môn quốc phòng và an ninh có trình độ thạc sĩ, đảm nhiệm tốt 100% chuyên đề quy định; nhiều đồng chí đạt giỏi trong hội thi giảng viên dạy giỏi các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Nhà trường bám sát chương trình khung quy định để chỉ đạo Phòng đào tạo xây dựng hệ thống chương trình chi tiết cho các đối tượng; giao nhiệm vụ cho giáo viên biên soạn tài liệu, giáo án từng chuyên đề theo đặc điểm tình hình các địa phương và nhóm đối tượng bồi dưỡng (sở, phòng, ban, ngành cấp tỉnh, huyện; cán bộ các huyện biên giới; cán bộ lực lượng vũ trang,...); yêu cầu giáo viên căn cứ vào hướng dẫn của trên và tình hình cụ thể công tác quốc phòng, quân sự địa phương để cập nhật nội dung, chương trình sát với sự phát triển đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh, chức trách của người học. Trên cơ sở kế thừa nội dung đã có, lược bỏ vấn đề trùng lặp, không phù hợp; tập trung bổ sung tri thức mới về quân sự, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; tăng cường lượng thông tin, kinh nghiệm, những nghiên cứu sâu về sự vận dụng khác nhau trong thực tế; những phân tích đa chiều; những vấn đề mới, nhạy cảm, v.v.
Gắn liền với đó là đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục. Nhà trường chỉ đạo giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp thường dùng, như: thuyết trình, chứng minh, logic, lịch sử, kết hợp với phương pháp minh họa bằng mô hình, chiến lệ, video, hình ảnh, sơ đồ và gợi mở, định hướng cho người học nghiên cứu. Giáo viên định hướng cho người học những nội dung trọng tâm, vấn đề nghiên cứu vận dụng, phương pháp học tập các môn quân sự hiệu quả; thường xuyên tổ chức thảo luận, viết thu hoạch theo nội dung, chuyên đề,… khắc phục lối truyền thụ một chiều, tăng tính đối thoại. Qua đó, rèn luyện cho người học năng lực tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành và thông qua thực hành để tiếp thu lý thuyết. Nhà trường khuyến khích giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào cập nhật, khai thác thông tin, tư liệu trong biên soạn giáo án điện tử, mô phỏng các tình huống chiến đấu, động tác kỹ thuật, chiến thuật bộ binh, trường bắn ảo và đưa những hình ảnh, thông tin mới về hoạt động quốc phòng, an ninh vào bài giảng, tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người học qua từng chuyên đề. Bên cạnh đó, Nhà trường thường xuyên cho học viên tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử, các công trình kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, giúp người học trực quan, sinh động trong nhận thức về công sức, sự hy sinh của các thế hệ trước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để xây dựng lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc.
Do thời gian ngắn, nội dung nhiều, Nhà trường phát huy tính tích cực, chủ động của người học; chỉ đạo giáo viên hướng dẫn, theo dõi quá trình tự học và yêu cầu học viên tăng cường tự nghiên cứu tài liệu, đặt vấn đề, trao đổi, thảo luận. Học viên tự xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học tập, nghiên cứu; được phép trao đổi thường xuyên với giáo viên những vấn đề cần thiết; đề xuất nội dung thảo luận; gửi báo cáo chuyên đề, chuyên khảo cho giáo viên đánh giá, v.v. Nhà trường khuyến khích, khen thưởng kịp thời học viên tham gia các đề tài nghiên cứu về quốc phòng, an ninh; biên soạn tài liệu. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tự quản, duy trì nghiêm nền nếp, chế độ quân đội cho sinh viên; thúc đẩy các hoạt động ngoại khóa, tự học thực hành gắn với làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho học viên hiểu rõ vị trí, vai trò của giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới,... tạo khí thế và động cơ thi đua, phát huy tối đa tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của học viên.
Cùng với các giải pháp trên, Nhà trường quan tâm đầu tư bảo đảm tốt cơ sở vật chất, như: nơi ăn ở, sinh hoạt, khu vui chơi, giải trí, thể thao; bảo đảm đầy đủ vũ khí, trang bị, phương tiện, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giảng dạy và đánh giá kết quả. Ưu tiên xây dựng các cụm thao trường, bãi tập, phòng học tập trung, chuyên dụng theo hướng hiện đại, đồng bộ. Hiện nay, cơ sở vật chất giáo dục quốc phòng và an ninh của nhà trường đáp ứng 1.000 học viên học tập trung mỗi đợt. Đây là cơ sở để Trường Quân sự Quân khu 2, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh trong những năm tiếp theo.
Đại tá NGUYỄN SỸ HỒNG, Phó Hiệu trưởng Nhà trường
Trường Quân sự Quân khu 2,giáo dục quốc phòng và an ninh,
Tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 18/11/2024
Lữ đoàn Pháo binh 675 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 07/11/2024
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lữ đoàn Công binh 543 30/10/2024
Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh 07/10/2024
Vùng Cảnh sát biển 3 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 09/09/2024
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội đẩy mạnh đổi mới, phát triển toàn diện 05/09/2024
Tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 28/08/2024
Sư đoàn 308 nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 26/08/2024
Bắc Giang đẩy mạnh giáo dục quốc phòng và an ninh tạo nền tảng phát triển bền vững 15/07/2024
Lữ đoàn 170 nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 09/07/2024
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lữ đoàn Công binh 543
Lữ đoàn Pháo binh 675 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật
Tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh