Thứ Bảy, 23/11/2024, 02:19 (GMT+7)
Hội thảo quốc tế Chiến thắng Điện Biên Phủ, sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại diễn ra vào chiều 05-5, tại Hà Nội, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức đã cho thấy cuộc chiến đấu “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng vì độc lập tự của do của dân tộc Việt Nam. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử giới thiệu cảm nhận của một số nhà khoa học nước ngoài tại Hội thảo.
GS, TS. Lưu Chí Cường - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc: Trung Quốc ủng hộ phương án “đánh chắc, thắng chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Tham mưu trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Mai Gia Sinh; Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh và một số cán bộ, cố vấn tham mưu, chính trị, hậu cần tích cực tham gia cùng với các tướng lĩnh Việt Nam trong các khâu khảo sát, lên kế hoạch và chuẩn bị chiến trường. Về phương án tác chiến, sau khi cân nhắc thuận lợi và khó khăn về cách đánh cũng như về khả năng đảm bảo hậu cần, ngày 09-12-1953, các cố vấn Trung Quốc đề nghị chọn phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” trong 02 phương án đặt ra. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kế hoạch tác chiến “đánh chắc, thắng chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời phân tích và quan sát tình hình thực tế, ngày 26-01-1954, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh đã hoàn toàn ủng hộ phương án của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
GS,TS. Lưu Chí Cường - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc.
TS. Bountheng Souksavatd (Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào): Chiến thắng Điện Biên Phủ mở đầu cho cao trào giải phóng dân tộc rộng lớn trên thế giới
Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ, quyết liệt và anh dũng, ngày 07-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến công đó đã đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp được Mỹ viện trợ, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của bọn thực dân, đế quốc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và cũng là thắng lợi của khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, mà Việt Nam làm trụ cột trong sự nghiệp kháng chiến chống kẻ thù chung. Từ đây, cục diện Chiến tranh Đông Dương chuyển sang thế có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
TS. Bountheng Souksavatd (Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào).
PGS, TS. Musiychuk Victoria (Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học U-crai-na): Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi áp bức của thực dân Pháp mà còn mở ra con đường để giành độc lập cho cả Đông Dương và các nước thuộc địa ở châu Phi. Tình hình ở Việt Nam thời bấy giờ được báo chí các nước trên thế giới theo dõi, trong đó có báo chí U-crai-na. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng trên báo chí U-crai-na không chỉ được phản ánh về diễn biến, đánh giá lực lượng mà còn phân tích về mặt đối phó chính trị, đàm phán ngoại giao ở Giơ-ne-vơ, vai trò ảnh hưởng của Mỹ.
PGS, TS. Musiychuk Victoria (Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học U-crai-na).
TS. Seung-Kyun KO (Đại học Hawaii Pacific, Hoa Kỳ): Trận Điện Biên Phủ đã đem lại cho Việt Nam niềm tin tuyệt đối vào con đường đấu tranh giành độc lập
Trận Điện Biên Phủ là bước ngoặt lớn đối với chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam và đối với cả quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam nhằm giành độc lập và giải phóng đất nước khỏi chế độ áp bức của thực dân.
TS. Seung-Kyun KO (Đại học Hawaii Pacific, Hoa Kỳ).
PGS, TS. Christian C.Lentz (Đại học North Carolina Chapel Hill, Hoa Kỳ): Trận Điện Biên Phủ đã làm thay đổi thế giới
Trận Điện Biên Phủ đã làm thay đổi thế giới. Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp. Chiến thắng góp phần khích lệ và củng cố vị thế của Việt Nam trong các cuộc đàm phán ngoại giao, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt 08 năm chiến tranh, giải tán Liên bang Đông Dương và thừa nhận chế độ Cộng hòa dân chủ ở miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17. Hơn thế, Chiến thắng này cũng có tác động lan tỏa, khích lệ các dân tộc bị áp bức khác phải quyết tâm hơn để đấu tranh chống chế độ đế quốc.
PGS, TS. Christian C.Lentz (Đại học North Carolina Chapel Hill, Hoa Kỳ).
Nguồn: qdnd.vn
Điện Biên Phủ,60 năm,hội thảo
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - giá trị dân tộc và thời đại 28/12/2022
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - nửa thế kỷ nhìn lại 28/12/2022
Xây dựng Sư đoàn 361 vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ 28/12/2022
Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” 26/12/2022
Phát huy bài học công tác tư tưởng trong chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 26/12/2022
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - sự hội tụ và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam 25/12/2022
Phát huy nghệ thuật bảo đảm kỹ thuật Chiến dịch phòng không cuối năm 1972 trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 24/12/2022
Bảo đảm Giao thông Vận tải trong Chiến dịch phòng không năm 1972 và bài học đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc 23/12/2022
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - chiến thắng của sự kết tinh ý chí, niềm tin và sức mạnh tổng hợp 22/12/2022
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và yêu cầu mới đối với Bộ đội Phòng không - Không quân 21/12/2022