Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng thủ quân khu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc

Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng thủ quân khu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc

QPTD -Thứ Ba, 25/10/2022, 08:48 (GMT+7)
Xây dựng thế trận phòng thủ quân khu vững chắc là vấn đề có tính nền tảng trong tăng cường khả năng, sức mạnh phòng thủ của từng quân khu và cả nước. Đây là nhiệm vụ có nội hàm rộng, liên quan đến nhiều cấp, ngành, lực lượng và địa phương, diễn ra trên không gian rộng, thời gian dài,...

Quân khu 3 tăng cường tiềm lực hậu cần theo Nghị quyết 623 của Quân ủy Trung ương

Quân khu 3 tăng cường tiềm lực hậu cần theo Nghị quyết 623 của Quân ủy Trung ương

QPTD -Thứ Ba, 23/08/2022, 06:50 (GMT+7)
Quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, những năm qua, lực lượng vũ trang Quân khu 3 đã triển khai và hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác hậu cần, góp phần quan trọng tăng cường tiềm lực, thế trận hậu cần, nâng cao sức mạnh phòng thủ Quân khu trong tình hình mới.

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới

QPTD -Thứ Năm, 11/10/2012, 10:58 (GMT+7)
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là một nội dung cơ bản, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đã được Đại hội XI của Đảng xác định. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Bước phát triển đường lối quân sự  của Đảng trong tiến trình đổi mới đất nước

Bước phát triển đường lối quân sự của Đảng trong tiến trình đổi mới đất nước

QPTD -Thứ Năm, 24/02/2011, 16:30 (GMT+7)
Đường lối quân sự của Đảng là hệ thống các quan điểm và chủ trương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu về đổi mới toàn diện đất nước trong 24 năm qua có sự góp phần không nhỏ của việc đổi mới tư duy quân sự mà đường lối quân sự của Đảng đã đề ra.   Chủ trương và tiến đến đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta, bắt đầu từ  Đại hội Đảng VI, đến nay đã trải qua 24 năm. Trong hơn hai thập niên này, Đảng ta đã kiên trì và sáng suốt lãnh đạo toàn dân tộc tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược (xây dựng và bảo vệ Tổ quốc), đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, từng bước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đường lối quân sự của Đảng là “hệ thống các quan điểm và chủ trương chỉ đạo” các vấn đề thuộc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tất phải phục tùng đường lối cách mạng và gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng đất nước, góp phần bảo đảm mọi điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Muốn đánh giá đúng bước phát triển của đường lối quân sự, chúng ta phải nhìn lại cả quá trình, nhất là tình hình đất nước trước khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, được đánh giá là đang trong tình trạng khủng hoảng toàn diện. Từ một điểm xuất phát thấp như vậy, để đi tới ngày nay, bên cạnh bước phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là sự phát triển từng bước của đường lối quân sự qua các kỳ Đại hội Đảng. 1. Từ Đại hội Đảng VI tới trước Đại hội Đảng VII là bước chuyển hướng chiến lược quan trọng về bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ra khỏi thế bất lợi cả về quân sự, chính trị và kinh tế. Chúng ta đã thực hiện điều chỉnh chiến lược, quan tâm đến việc bố trí lại đội hình chiến lược để bảo đảm phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện, tạo nên sức mạnh phòng thủ đất nước và đủ sức đối phó với mọi tình huống chiến tranh. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đi đôi với xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, kết hợp chặt chẽ công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đặc biệt là việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 02/NQ-BCT, ngày 30-7-1987 xác định nhiệm vụ quốc phòng đến năm 1990 và những năm tiếp theo. Đây là một Nghị quyết rất cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và đường lối chiến tranh nhân dân trong tình hình mới. Sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân trong nhiệm vụ quốc phòng-an ninh (QP-AN) được tăng cường rõ rệt. Đại hội VI và VII của Đảng đã xác định phương hướng lớn của nhiệm vụ QP-AN bảo vệ Tổ quốc gắn liền với xây dựng đất nước. Các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khóa VII) về QP-AN đã cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Đảng trong nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 2. Từ Đại hội VII đến Đại hội  IX là bước phá thế bao vây cấm vận, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược, thường xuyên cảnh giác chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Đại hội VII khẳng định yêu cầu về bảo vệ Tổ quốc: toàn dân luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và thành quả cách mạng . Để tạo môi trường thuận lợi cho “chiến lược đã định” và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) đến năm 2000, về đối ngoại, Đảng ta đã nêu rõ chủ trương:  “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa đã tác động sâu sắc tới đường lối quân sự. Thông qua đối ngoại và đối ngoại quân sự, chúng ta đã từng bước phá vỡ thế bao vây cấm vận, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược. Nghị quyết Đại hội VII khẳng định nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ là nhiệm vụ quan trọng của toàn dân, toàn quân, của toàn bộ hệ thống chính trị; nhấn mạnh trách nhiệm bảo vệ địa phương, xây dựng các khu vực hậu phương chiến lược theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ

10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới năm 2010

10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới năm 2010

QPTD -Thứ Bảy, 22/01/2011, 04:50 (GMT+7)
Năm 2010, hòa bình, hòa hoãn, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; nhưng, cùng với một số \điểm nóng\ chưa được giải quyết, tình trạng xung đột quân sự, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, ly khai, khủng bố, chạy đua vũ trang, các thảm họa thiên tai..., tiếp tục xảy ra và có những diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới.

Phát biểu khai mạc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị.