Chi phí quân sự toàn cầu gia tăng - đặc điểm và tác động của nó đến an ninh khu vực và thế giới

Chi phí quân sự toàn cầu gia tăng - đặc điểm và tác động của nó đến an ninh khu vực và thế giới

QPTD -Thứ Năm, 13/12/2012, 14:43 (GMT+7)
Trong thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo, chi phối các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trái với xu thế đó, chi phí quân sự toàn cầu lại không ngừng gia tăng. Điều đó tác động trực tiếp đến môi trường an ninh, ổn định của các khu vực và thế giới.

Hiệp ước START mới và tiến trình hướng tới một thế giới phi hạt nhân

Hiệp ước START mới và tiến trình hướng tới một thế giới phi hạt nhân

QPTD -Thứ Sáu, 18/02/2011, 14:57 (GMT+7)
Nga và Mỹ hiện sở hữu phần lớn kho vũ khí hạt nhân của thế giới. Vì vậy, việc ký Hiệp ước START mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (VKTCCL) không chỉ là câu chuyện của hai nước, mà còn là một sự kiện quốc tế quan trọng trong tiến trình hướng tới một thế giới phi hạt nhân.   Vũ khí hạt nhân (VKHN) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nguy hiểm nhất mà con người phát minh ra. Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai (tháng 6-1945), Mỹ cho ra đời một loại vũ khí mới - VKHN. Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản (tháng 8-1945) là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki là tấn thảm kịch đối với nhân loại trong thế giới đương đại. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, sau đó VKHN tiếp tục được chế tạo tại Anh, Pháp, Trung Quốc... Sự ra đời của thứ vũ khí hủy diệt khủng khiếp này khiến cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu bước vào giai đoạn mới, khốc liệt hơn. VKHN đã làm thay đổi tận gốc rễ phương thức tiến hành chiến tranh nói chung, cũng như cơ cấu tổ chức các lực lượng vũ trang nói riêng. Không còn là cảnh báo nữa, mà một sự thực hiện hữu rằng, một khi thế giới xảy ra chiến tranh hạt nhân tổng lực thì không có người thắng, kẻ bại; thay vào đó, tất cả đều bị hủy diệt. Đứng trước hiểm họa khôn lường ấy, kết hợp với sự đấu tranh mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, từ năm 1972 đến trước tháng 4-2010, hai cường quốc hạt nhân là Nga (trước đây là Liên Xô) và Mỹ đã ký kết nhiều hiệp ước về hạn chế và cắt giảm VKHN. Đó là: Hiệp ước Xô-Mỹ hạn chế VKTCCL giai đoạn 1 (Hiệp ước SALT-1) và Hiệp ước Xô-Mỹ về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Hiệp ước ABM) được ký cùng một lúc vào năm 1972; Hiệp ước Xô-Mỹ hạn chế VKTCCL giai đoạn 2 (SALT-2); Hiệp ước Xô-Mỹ về hủy bỏ tên lửa tầm trung ký năm 1987; Hiệp ước Xô-Mỹ về cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn 1 (START-1) ký năm 1991; Hiệp ước Nga-Mỹ về cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn 2 (START-2) ký năm 1992 và Hiệp ước giữa Nga và Mỹ về cắt giảm và hạn chế VKTCCL ký năm 2002. Lần này, xuất phát từ chỗ thống nhất cho rằng, những mối đe dọa và thách thức toàn cầu đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với việc phối hợp hành động về toàn bộ mối quan hệ chiến lược Nga-Mỹ, cũng như xuất phát từ lợi ích của hai nước, ngày 8-4-2010, tại Thủ đô Pra-ha (Cộng hòa Séc), Nga và Mỹ đã ký Hiệp ước START mới về cắt giảm VKTCCL.  Hiệp ước START mới, kèm theo Nghị định thư, gồm 16 điều, khi bắt đầu có hiệu lực sẽ thay thế Hiệp ước giữa Nga và Mỹ về cắt giảm và hạn chế VKTCCL ký ngày 24-5-2002 và Hiệp ước START-1 ký năm 1991 (đã hết hiệu lực vào ngày 5-12-2009). Hiệp ước mới này có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày có hiệu lực, trừ phi trước thời hạn này nó được thay thế bằng một hiệp ước kế tiếp về cắt giảm và hạn chế VKTCCL. Theo Hiệp ước, về mức cắt giảm phương tiện, thì Mỹ cắt giảm từ 1.188 phương tiện xuống còn 800 phương tiện, Nga cắt giảm từ 809 phương tiện xuống còn 800 phương tiện. Về mức cắt giảm đầu đạn hạt nhân, thì Mỹ cắt giảm từ 5.916 đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.150; Nga cắt giảm từ 3.897 đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.150. Trong tổng số đầu đạn hạt nhân mà mỗi bên có thể giữ lại, thì máy bay ném bom chiến lược được tính như một đầu đạn hạt nhân chiến lược. Chẳng hạn, một máy bay B-52 của Mỹ có khả năng mang 14 tên lửa hành trình được lắp đầu đạn hạt nhân cùng với 4 bom hạt nhân B-61-7 và 23 bom hạt nhân B-83, nhưng cũng chỉ tính như một đầu đạn hạt nhân. Mục 7, Điều III của Hiệp ước ghi rõ Mục đích của bản Hiệp ước , đó là: (a) Chủng loại tên lửa được chế tạo và thử nghiệm chỉ nhằm mục đích đánh chặn và chống lại những mục tiêu không nằm trên bề mặt Trái đất, không được xem như tên lửa đạn đạo mà các điều khoản của Hiệp ước này áp dụng; (b) Trong cùng một chủng loại, máy bay ném bom hạng nặng được trang bị cho lực lượng hạt nhân cần phải khác với máy bay ném bom hạng nặng được trang bị cho lực lượng phi hạt nhân; (c) Các máy bay ném bom hạng nặng cùng chủng loại sẽ không chịu tác động hay hạn chế của Hiệp ước này khi máy bay ném bom hạng nặng cuối cùng thuộc chủn

10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới năm 2010

10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới năm 2010

QPTD -Thứ Bảy, 22/01/2011, 04:50 (GMT+7)
Năm 2010, hòa bình, hòa hoãn, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; nhưng, cùng với một số \điểm nóng\ chưa được giải quyết, tình trạng xung đột quân sự, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, ly khai, khủng bố, chạy đua vũ trang, các thảm họa thiên tai..., tiếp tục xảy ra và có những diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới.

Phát biểu khai mạc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị.