Gặp mặt báo chí giới thiệu công tác tuyển sinh quân sự năm 2024

Gặp mặt báo chí giới thiệu công tác tuyển sinh quân sự năm 2024

QPTD -Thứ Sáu, 26/04/2024, 20:44 (GMT+7)
Đại diện Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cho biết, năm 2024 có 17 học viện, trường Quân đội tuyển sinh đào tạo đại học quân sự, với số lượng 5.302 chỉ tiêu (tăng 987 chỉ tiêu so với năm 2023); 03 Trường tuyển sinh trình độ cao đẳng quân sự với 150 chỉ tiêu; có 04 học viện được tuyển sinh thí sinh nữ

Tăng cường xây dựng lực lượng và thế trận trong khu vực phòng thủ tỉnh Kiên Giang

Tăng cường xây dựng lực lượng và thế trận trong khu vực phòng thủ tỉnh Kiên Giang

QPTD -Thứ Năm, 03/05/2012, 15:12 (GMT+7)
Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc gồm nhiều nội dung, trên nhiều lĩnh vực; trong đó, xây dựng lực lượng và thế trận là nội dung cơ bản nhất. Hiện nay, Kiên Giang đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung trên nhằm tạo nên sức mạnh của khu vực phòng phủ Tỉnh.

Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

QPTD -Thứ Ba, 06/03/2012, 16:20 (GMT+7)
Công tác giáo dục QP-AN của Nhà trường đã góp phần giáo dục cho cán bộ, sinh viên lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Quân đội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, trang bị những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng và những kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ.

Họp báo về tuyển sinh quân sự năm 2012

Họp báo về tuyển sinh quân sự năm 2012

QPTD -Thứ Năm, 01/03/2012, 14:16 (GMT+7)
Ngày 29-2-2012, tại Hà Nội, Ban Tuyển sinh Quân sự (TSQS) Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo về Công tác TSQS năm 2012. Ban TSQS Bộ Quốc phòng cho biết, ngày 19-01-2012, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BQP Quy định về Tuyển sinh quân sự năm 2012.

Trường Sĩ quan Lục quân 1 với nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới

Trường Sĩ quan Lục quân 1 với nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới

QPTD -Thứ Hai, 21/02/2011, 15:57 (GMT+7)
Ngày 15-4-1945, Trường Quân chính kháng Nhật, nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 (SQLQ1) được thành lập theo Nghị quyết của Hội nghị Quân sự Bắc kỳ, và Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy-tham mưu lục quân cấp phân đội, 65 năm qua, Trường SQLQ1 đã đào tạo 77 khóa, có 72 khoá ra trường, với gần 10 vạn học viên tốt nghiệp; trong đó, có 11 khoá đào tạo hệ đại học, với 5.997 học viên tốt nghiệp; đào tạo 944 giáo viên quân sự, 237 học viên cao đẳng, 563 học viên sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, 11.611 học viên năm thứ nhất cho các học viện, trường sĩ quan; tổ chức học văn hóa cho 1.224 học viên cử tuyển,... Ngoài ra, Trường còn thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hơn 4 ngàn cán bộ cho các nước bạn. Năm 2009, Trường được bổ sung nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy-tham mưu cấp phân đội, trình độ cao đẳng với đối tượng là trung đội trưởng, quân nhân chuyên nghiệp (801) binh chủng hợp thành của quân khu 1, 2, 3, 4 và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Các khóa học đều hoàn thành tốt chương trình, nội dung theo đúng kế hoạch; học viên tốt nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đào tạo theo bậc học, có năng lực chỉ huy, quản lý, huấn luyện cấp phân đội. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, khá ngày càng cao (từ năm 2000-2006: 59,54%, từ năm 2007-2009: 69,62%). Đa số học viên ra trường đều xác định và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn của đơn vị. Thực tế khẳng định, đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng tại Trường đều có chất lượng bảo đảm, thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cả trong chiến tranh giải phóng trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay; hàng vạn đồng chí đã trở thành cán bộ trung, cao cấp, giữ các trọng trách quan trọng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và Quân đội; nhiều người trở thành tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), Nhà trường cũng còn có những hạn chế nhất định. Nội dung, chương trình đào tạo có thời gian chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu nâng cao năng lực thực hành cho học viên; vận dụng phương pháp dạy-học tích cực chưa thật đồng bộ; chất lượng một số giờ giảng và việc tổ chức cho học viên tự học kết quả chưa cao; trình độ học vấn của cán bộ, giảng viên, nhất là giảng viên trẻ có mặt còn hạn chế... Thực tiễn cho thấy, một số học viên ra trường còn lúng túng trong chỉ huy, quản lý và huấn luyện bộ đội; tác phong, phương pháp công tác có mặt còn hạn chế; hiệu quả tiến hành công tác đảng, công tác chính trị chưa cao....   Trước yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới, Nhà trường đang đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện Đề án thành lập Trường Đại học Quân sự Trần Quốc Tuấn và Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ Khoa học Quân sự với chuyên ngành Nghệ thuật Quân sự cấp phân đội. Để làm được điều đó, Nhà trường tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Một là, thực hiện tốt việc quán triệt nhiệm vụ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi lực lượng trong Trường đối với nhiệm vụ GD-ĐT,  xem đó là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng GD-ĐT của Trường. Theo đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Nhà trường thường xuyên quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác quân sự, quốc phòng và công tác GD-ĐT, trọng tâm là Nghị quyết 86-NQ/ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về công tác GD-ĐT trong tình hình mới, Nghị quyết số 33-NQ/ĐU của Đảng uỷ Nhà trường; đồng thời, tăng cường giáo dục cho mọi cán bộ, giáo viên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên, chiến sĩ nhận rõ công tác GD-ĐT là nhiệm vụ chính trị trung tâm của Nhà trường. T

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.