Thứ Sáu, 22/11/2024, 11:16 (GMT+7)
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
Quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị định của Đảng và Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN), những năm qua Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD) đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm, thực hiện ngày càng hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và giáo dục QP-AN cho sinh viên. Để thực hiện nhiệm vụ này, Khoa Giáo dục Quốc phòng vừa tích cực, chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường về tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương nói chung, vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên và giáo dục QP-AN cho sinh viên nói riêng. Trong đó, Khoa đã tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) Nhà trường ra các chỉ thị, nghị quyết, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng, giáo dục QP-AN hằng năm cho các đối tượng; thường xuyên coi trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên; phối hợp chặt chẽ với các học viện, các đơn vị trong địa bàn tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên theo phân cấp và giáo dục QP-AN cho sinh viên. Đến nay, Trường đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng cho 226 cán bộ thuộc đối tượng 5; phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Ban CHQS quận Hai Bà Trưng tổ chức bồi dưỡng cho 82 cán bộ thuộc đối tượng 3 và 98 cán bộ thuộc đối tượng 4; bố trí cho 50% cán bộ thuộc đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng kiến thức QP-AN tại Học viện Chính trị. Kết quả kiểm tra cuối khóa với các đối tượng trên có 100% khá, giỏi. Cùng với đó, Trường đã triển khai kịp thời, hiệu quả các quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung, chương trình môn học; hằng năm, có 98% sinh viên hoàn thành chương trình giáo dục QP-AN, trong đó trên 60% có kết quả khá, giỏi.
Công tác giáo dục QP-AN của Nhà trường đã góp phần giáo dục cho cán bộ, sinh viên lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Quân đội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, trang bị những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng và những kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ. Thông qua kiểm tra toàn diện công tác giáo dục QP-AN của Trường và kiểm tra nhận thức của cán bộ, sinh viên, Hội đồng giáo dục QP-AN Trung ương đánh giá Trường là đơn vị đạt loại giỏi (kiểm tra nhận thức của 34 cán bộ thuộc đối tượng 2 và 3, 100% khá, giỏi; kiểm tra 49 sinh viên: 84% khá, giỏi, đạt 16%). Ghi nhận những thành tích trong công tác bồi dưỡng, giáo dục QP-AN, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tặng 6 Bằng khen cho các tập thể và cá nhân của Trường. Kết quả này đã góp phần quan trọng để Trường Đại học KTQD đạt đơn vị xuất sắc trong phong trào Thi đua Quyết thắng của lực lượng vũ trang quận Hai Bà Trưng 17 năm liền (1993 - 2010).
Tuy nhiên, công tác giáo dục QP-AN của Trường trong thời gian qua cũng còn những hạn chế, bất cập. Để hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục QP-AN cho các đối tượng, những năm tới, Nhà trường tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, thường xuyên coi trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy của môn học. Hiện nay, 100% giảng viên Khoa giáo dục QP-AN đều được đào tạo cơ bản tại các nhà trường, học viện trong Quân đội, có trình độ cử nhân đại học quân sự trở lên và được bồi dưỡng về công tác giáo dục QP-AN; trong đó, 80% đã trải qua chiến đấu, nhiều đồng chí có thời gian giảng dạy hơn 20 năm; có 30% giảng viên đạt tiêu chuẩn giảng viên dạy giỏi môn học (cấp bộ). Tuy nhiên, số giảng viên đã và gần đến tuổi nghỉ công tác chiếm tỷ lệ trên 50%; số giảng viên mới (nếu được bổ sung) cũng cần có thời gian để bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy môn học này. Trong khi đó, thời gian biệt phái của sĩ quan chỉ là 5 năm. Đây là sự bất cập gây không ít khó khăn không chỉ với Trường Đại học KTQD. Nhận rõ điều đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chủ động phối hợp với Học viện Hậu cần trong thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ sĩ quan biệt phái, lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn về xây dựng Khoa và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn, xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục QP-AN của Khoa đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng. Đồng thời, Trường coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng một cách toàn diện, cả về phẩm chất và năng lực chỉ huy, quản lý, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, để mỗi giảng viên vừa là tấm gương mẫu mực của người thầy, vừa là hiện thân về những phẩm chất cao quý của Bộ đội Cụ Hồ cho sinh viên noi theo.
Trong điều kiện còn thiếu giảng viên, Trường động viên, giao nhiệm vụ cho từng người tăng khối lượng giảng dạy hằng năm (không vượt quá 250%); đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, Nhà trường tiếp tục kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi những quy định chưa phù hợp về đội ngũ sĩ quan biệt phái ở các trường đại học nói chung và của Trường Đại học KTQD nói riêng. Nhất là, lựa chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp; tăng thời gian biệt phái; bảo đảm chế độ, chính sách cho sĩ quan một cách đồng bộ, thống nhất, để cán bộ yên tâm, phấn khởi, có điều kiện nghiên cứu, học tập và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hai là, đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, giáo dục QP-AN cho các đối tượng. Trên cơ sở nội dung chương trình, giáo trình Bộ đã ban hành và từ thực tiễn, Nhà trường đẩy mạnh việc nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phù hợp với các đối tượng. Trong đó, tập trung bổ sung những nội dung mới được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Cùng với đó, Trường tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cấu trúc và một số nội dung chi tiết, như: đưa các nội dung thực hành trên bãi tập về một học phần; chuyển nội dung giảng cấu trúc theo bài sang cấu trúc theo chương, mục; điều chỉnh cấu trúc bài giảng để tránh sự trùng lặp; điều chỉnh nội dung chi tiết ở một số mục và bổ sung những nội dung cho phù hợp với từng đối tượng... Trên cơ sở đó, Khoa và từng bộ môn xây dựng, kiện toàn hệ thống nội dung, chương trình, bài giảng, tài liệu một cách đồng bộ phục vụ công tác giảng dạy của Trường.
Ba là, đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục QP-AN cho cán bộ, sinh viên. Đối với cán bộ, đảng viên. Hằng năm, Nhà trường tiến hành rà soát, nắm và phân loại đối tượng bồi dưỡng kiến thức QP-AN theo phân cấp và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nắm và phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị. Trong đó, đối tượng 2 bồi dưỡng tại Học viện Chính trị. Các đối tượng còn lại (3,4 và 5), Trường phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ban CHQS Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Hội đồng giáo dục QP-AN và Ban CHQS quận Hai Bà Trưng để mở lớp bồi dưỡng tại Trường. Bên cạnh đó, Khoa tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường mở rộng đối tượng bồi dưỡng là cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và cán bộ Công đoàn của Trường.
Đối với sinh viên, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực; giảm độc thoại một chiều của giảng viên, tăng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đồng thời, triệt để khai thác các trang, thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy (máy tính, máy chiếu); kết hợp giữa truyền thụ nội dung theo phương pháp thuyết trình và hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, giao bài tập cho cá nhân và tổ chuẩn bị, báo cáo; tổ chức thảo luận, tăng cường hướng dẫn sinh viên luyện tập... Với phương pháp tổ chức trên, Nhà trường luôn hoàn thành tốt nội dung, chương trình môn học, góp phần hình thành cho sinh viên tư duy và tác phong quân sự, tạo cơ sở thuận lợi để họ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện tại Trường và trên các cương vị công tác sau này.
Để nâng cao chất lượng học tập, Trường còn phát huy vai trò quản lý, giáo dục của các cơ quan, đơn vị, nhất là các khoa, bộ môn, Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, các tổ chức đoàn, hội; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hiệu quả bản tin nội bộ và tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với Học viện Hậu cần, Trung đoàn 131 (Quân chủng Hải quân). Cùng với giáo dục truyền thống của dân tộc, Quân đội, Nhà trường còn coi trọng giáo dục cho sinh viên về những tấm gương tình nguyện của cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên của Trường đã gác bút nghiên lên đường tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có nhiều người đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang, thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục QP-AN. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang, thiết bị của Nhà trường bảo đảm cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập của sinh viên cơ bản đáp ứng yêu cầu của môn học (100% phòng học lý thuyết có máy tính, máy chiếu, mi-crô và bàn ghế đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng; có đủ súng tập, máy bắn và hệ thống máy tính bảo đảm thi từng học phần cho 2.500 sinh viên/ngày). Tuy nhiên, khả năng sử dụng trang, thiết bị, máy tính hiệu quả chưa cao. Vì vậy, thời gian tới, cùng với việc tiếp tục đầu tư có chọn lọc theo hướng lấy hiệu quả giáo dục là chính, Nhà trường còn đặt ra yêu cầu với từng giảng viên phải biết sử dụng hiệu quả trang, thiết bị đã có để giáo dục QP-AN cho sinh viên. Trong điều kiện sân bãi chật hẹp, Trường động viên, tạo điều kiện để giảng viên xây dựng các mô hình địa hình, địa vật gần với thực tế để phục vụ cho giảng dạy những nội dung thực hành; dùng ngụy trang bằng nhựa, bảo đảm vừa bền, đẹp, vừa góp phần giữ gìn cảnh quan của Trường... Tuy nhiên, để sinh viên được tiếp cận với môi trường quân sự, với những nội dung về kỹ năng quân sự, Điều lệnh đội ngũ, nếu có điều kiện trang bị quân phục thống nhất thì hiệu quả học tập, rèn luyện của sinh viên sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, Nhà trường tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả môn học giáo dục QP-AN, bảo đảm chính xác, trung thực. Hiện nay, Khoa Giáo dục Quốc phòng tiếp tục hoàn thiện và sử dụng một cách hiệu quả bộ đề thi trắc nghiệm trên máy tính cho 3 học phần lý thuyết (đường lối quân sự, công tác QP-AN, quân sự chung; mỗi học phần gần 700 câu hỏi, mỗi năm Khoa biên soạn, điều chỉnh, bổ sung 20%) để công tác kiểm tra sát với nội dung, chương trình giảng dạy, phấn đấu 100% sinh viên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục QP-AN, được cấp chứng chỉ theo quy định.
Đại tá CÁP TUẤN XUÂN
Trưởng khoa Giáo dục Quốc phòng Nhà trường
Tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 18/11/2024
Lữ đoàn Pháo binh 675 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 07/11/2024
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lữ đoàn Công binh 543 30/10/2024
Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh 07/10/2024
Vùng Cảnh sát biển 3 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 09/09/2024
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội đẩy mạnh đổi mới, phát triển toàn diện 05/09/2024
Tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 28/08/2024
Sư đoàn 308 nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 26/08/2024
Bắc Giang đẩy mạnh giáo dục quốc phòng và an ninh tạo nền tảng phát triển bền vững 15/07/2024
Lữ đoàn 170 nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 09/07/2024
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lữ đoàn Công binh 543
Lữ đoàn Pháo binh 675 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật
Tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh