Thứ Bảy, 23/11/2024, 18:40 (GMT+7)
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Bảo vệ Tổ quốc
Nền QPTD mà chúng ta đang tập trung xây dựng hiện nay là nền quốc phòng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mang tính toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại. Xây dựng nền QPTD vững mạnh, trước hết phải chú ý tăng cường tiềm lực chính trị-tinh thần; tiềm lực quân sự, tiềm lực kinh tế, khoa học-công nghệ; gắn thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân (ANND)..., đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Yêu cầu đó đòi hỏi phải phát huy cao độ mọi tiềm năng với sự thống nhất cao cả về ý chí, nghị lực, trí tuệ của toàn dân tộc. Vì vậy, để xây dựng được nền QPTD vững mạnh, phải phát huy sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế... dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước.
Những năm qua, trên cơ sở phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc, chúng ta đã tích cực xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc. Các cấp, các ngành, các địa phương đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong điều kiện mới. Điều đó đã làm cho nhân dân đồng thuận, tin tưởng, đoàn kết, tích cực thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo xây dựng, củng cố khối ĐĐK toàn dân tộc là một trọng trách thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Hiệu quả của việc làm đó đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng-an ninh (QP-AN) được thể hiện tập trung trên những vấn đề cơ bản nhất là: ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong xây dựng nền QPTD, gắn với thế trận ANND, tăng cường tiềm lực QP-AN, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ngày càng vững chắc. Để làm được điều đó, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, mọi cấp, mọi ngành đã chú trọng và kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với củng cố QP-AN; thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Theo đó, QP-AN cần được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong chương trình, kế hoạch hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp. Các chương trình phối hợp hành động giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ đã chú ý đề cập tới các yêu cầu về QP-AN. Đồng thời, các cấp, các ngành và địa phương đã chú trọng huy động các nguồn lực kinh tế, khoa học, công nghệ... cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã không ngừng chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh, theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, xứng đáng là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy, công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân; lực lượng nòng cốt, đi đầu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, quân đội ta đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, quân đội luôn là lực lượng có vai trò quan trọng trong xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc trong tình hình mới. Công tác dân vận của quân đội đã được triển khai rộng khắp trên các địa bàn, tới tất cả các khu vực dân cư, từ nông thôn, thành thị, đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo các tôn giáo; trong đó, vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng điểm, khó khăn được đặc biệt chú trọng. Có thể khẳng định rằng: nơi nào có bộ đội đóng quân, có các đơn vị quân đội làm nhiệm vụ, là nơi đó có các hoạt động công tác dân vận. Thực hiện phương châm: “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”, cán bộ, chiến sĩ toàn quân, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần đưa công tác dân vận của Đảng ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, có hiệu quả thiết thực để “thực hành những việc nên làm, những công việc mà Chính phủ và đoàn thể giao”. Thông qua các chương trình phối hợp, quân đội đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các đoàn thể chính trị-xã hội (CT-XH) giữ vững ổn định chính trị của đất nước, phòng chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chủ động ngăn chặn và ứng phó có hiệu quả các tình huống phức tạp xảy ra; xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận QPTD và thế trận ANND, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nền QPTD, thế trận QPTD và thế trận ANND ngày càng được củng cố vững chắc. Những thành tích và tiến bộ đạt được đã khẳng định: trong giai đoạn mới, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đi đầu, giải quyết có hiệu quả nhiều nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Hiện nay, đất nước ta đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta có nhiều thời cơ, vận hội to lớn, song cũng có không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, nhằm gây mất ổn định chính trị-xã hội, phá hoại khối ĐĐK toàn dân tộc, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Vì vậy, phát huy sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong xây dựng nền QPTD nói riêng, là nhiệm vụ chính trị lâu dài, thường xuyên, cấp bách của cả hệ thống chính trị. Để tiếp tục phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc trong xây dựng nền QPTD, thời gian tới, các cấp, các ngành cần thực hiện tốt một số chủ trương, giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, cấp ủy các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, nâng cao nhận thức cho các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là trong từng tổ chức đảng, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị-xã hội về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhất là các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) “Về phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong xây dựng nền QPTD vững mạnh nói riêng. Qua đó, làm cho mọi người dân thấy rõ, phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành, các địa phương và đơn vị.
Thứ hai, các cấp cần gắn chặt giữa phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội với củng cố QP-AN. Thực tế cho thấy, nếu chúng ta giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, khắc phục sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền, khu vực, sẽ tạo động lực mạnh mẽ để phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN. Tăng cường chăm lo xây dựng cơ sở CT-XH vững mạnh là cơ sở để xây dựng, phát huy khối ĐĐK toàn dân tộc cho công cuộc xây dựng nền QPTD. Trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước nói chung, của từng địa phương nói riêng, các cấp phải chú ý kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo QP-AN. Tập trung huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương và Trung ương, nhất là việc chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển công nghiệp quốc phòng, nâng cao chất lượng trang bị vũ khí, kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ ba, cấp ủy các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ QP-AN; chú ý phát huy mạnh mẽ sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; chú trọng thể chế hóa các chủ trương, chính sách về xây dựng nền QPTD và ANND; thực hiện tốt các quy định của luật pháp về thực hiện nhiệm vụ QP-AN, bảo vệ Tổ quốc; nhất là trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới; cùng các chủ trương, chính sách trong xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố)...
Quân đội ta là quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; mọi sự phát triển, trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng của quân đội có nguồn gốc sâu xa từ sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, quân đội ta luôn là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND; vì vậy, tập trung xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” không chỉ là nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, quân đội mà còn là tình cảm, trách nhiệm của toàn dân, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mọi cán bộ, chiến sĩ quân đội cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc trong xây dựng nền QPTD; tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân, tô thắm bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ” trong tình hình mới.
Sức mạnh của nền QPTD là sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cần tiếp tục nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; xây dựng vững chắc khối ĐĐK toàn dân tộc, để biến mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
HÀ THỊ KHIẾT
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương
Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô đẩy mạnh kết hợp kinh tế với quốc phòng 14/11/2024
Học viện Hậu cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện quy trình, chương trình đào tạo chủ nhiệm hậu cần - kỹ thuật 07/11/2024
Sư đoàn 302 tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu 24/10/2024
Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh phát huy vai trò nòng cốt trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn 13/10/2024
Nhà hát Chèo Quân đội phát huy vai trò người “nghệ sĩ - chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa 01/10/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum phát huy sức mạnh toàn dân trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới 26/09/2024
Tỉnh Trà Vinh tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh 23/09/2024
Nghệ thuật quân sự Việt Nam và yêu cầu phát triển trong tình hình mới (Tiếp theo và hết)* 12/09/2024
Trường Sĩ quan Lục quân 2 đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo 28/08/2024
Nghệ thuật quân sự Việt Nam và yêu cầu phát triển trong tình hình mới (Tiếp theo) 15/08/2024
Sư đoàn 302 tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu
Học viện Hậu cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện quy trình, chương trình đào tạo chủ nhiệm hậu cần - kỹ thuật
Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô đẩy mạnh kết hợp kinh tế với quốc phòng