Thứ Bảy, 23/11/2024, 02:52 (GMT+7)
Nghệ thuật xây dựng thế trận chống giặc ngoại xâm trên vùng biển, ven biển Đông Bắc của các triều đại phong kiến Việt Nam
QPTD -Thứ Năm, 19/09/2019, 14:44 (GMT+7) Khi xâm lược nước ta, ngoài các đạo quân tiến công trực tiếp qua biên giới, phong kiến phương Bắc còn thường tổ chức một đạo quân tiến công từ hướng biển vào nội địa qua các cửa sông lớn, như cửa sông Bạch Đằng, hòng tạo gọng kìm nhanh chóng đánh chiếm Đại Việt...
Như thế đâu phải là cách thể hiện lòng yêu nước chân chính
QPTD -Thứ Năm, 06/09/2012, 01:41 (GMT+7) Lòng yêu nước Việt Nam có sức mạnh to lớn, bảo đảm cho dân tộc ta trường tồn và phát triển. Lòng yêu nước chân chính đó hàm chứa sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc, luôn hướng tới một mục tiêu chung cao cả. Hiện nay, có những thế lực đang lợi dụng lòng yêu nước để kích động, chia rẽ sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta. Những mưu toan đó nhất định sẽ thất bại.
Tìm hiểu về giáo dục quân sự-quốc phòng thời nhà Trần
QPTD -Thứ Tư, 07/12/2011, 23:14 (GMT+7)
Tiến công thần tốc – nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta
QPTD -Thứ Hai, 05/12/2011, 23:37 (GMT+7)
Nghệ thuật tổ chức phản công chiến lược đánh bại quân xâm lược ngay trên tuyến đầu Tổ quốc
QPTD -Thứ Năm, 10/11/2011, 15:22 (GMT+7) Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng, dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Lê Hoàn, cả dân tộc lại đoàn kết, thống nhất, tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân Tống ngay trên tuyến đầu phía Đông Bắc Tổ quốc. Sau chiến thắng đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại cửa ngõ sông Bạch Đằng (năm 938), chấm dứt hơn nghìn năm đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhưng không được bao lâu, đất nước lại rơi vào tình trạng bất ổn, các xứ nổi loạn chống lại Triều đình. Năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước, nhà Đinh lên ngôi, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm Kinh đô, chia đất nước làm 10 đạo, thực hiện quy chế thập đạo quân nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nhân dân, phát triển sản xuất, xây dựng đất nước. Song, triều chính cũng lại có biến, một số đại thần nổi loạn chống lại Thập đạo tướng quân (Lê Hoàn). Trong lúc đó, nhà Tống - một triều đại cường thịnh nhất châu Á lúc bấy giờ, đã và đang thực hiện chính sách dùng quân đội để “định thiên hạ, phục tứ phương”. Nhân cơ hội Triều đình Đại Cồ Việt có biến, nhà Tống phát động cuộc chiến tranh xâm lược, hòng biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Để thực hiện mục đích đó, nhà Tống gấp rút chuẩn bị lương thảo, điều động quân tướng ở Quảng Tây, Quảng Đông và vùng Kinh Hồ, tổ chức thành ba đạo quân lớn do Hầu Nhân Bảo làm Tổng chỉ huy tiến công xâm lược nước ta theo ba hướng: Đạo quân thứ nhất do Hầu Nhân Bảo trực tiếp chỉ huy, đảm nhiệm hướng chủ yếu, từ Ung Châu tiến sang Ngân Sơn, Cao Bằng; Đạo quân thứ hai do Tôn Toàn Hưng, sau là Trần Khâm Tộ chỉ huy, từ vùng Kinh Hồ qua biên giới Lạng Sơn vào nước ta; Đạo quân thứ ba do Lưu Trừng, Giả Thực chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào Quảng Ninh bằng đường biển. Theo dự kiến của chúng, các đạo quân này sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau tốc chiến, bất ngờ, tiến thẳng vào Đại La hội sư, sau đó thực hiện một trận đánh chớp nhoáng (như sét đánh không kịp bịt tai) hạ Thành Hoa Lư. Với chủ đích như vậy, chúng hy vọng tiến vào Kinh đô Hoa Lư dễ như “xô bẻ cành khô gỗ mục”, tiêu diệt Bộ Chỉ huy kháng chiến (BCHKC), bắt Vua, quan Triều đình Đại Cồ Việt phải đầu hàng, chấp nhận làm một phiên quốc nô lệ. Vận mệnh quốc gia đang bị đe doạ nghiêm trọng; lịch sử lại đặt ra cho dân tộc ta một thử thách ngặt nghèo trên tiến trình dựng nước và giữ nước. Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng, dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Lê Hoàn, cả dân tộc lại đoàn kết, thống nhất, tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân Tống ngay trên tuyến đầu phía Đông Bắc Tổ quốc. Phải nói rằng, để có được thắng lợi đó là do tổ tiên ta luôn chủ động theo dõi, nắm chắc các động thái của ngoại bang, tích cực tìm phương lược đối phó . Sau khi Lê Hoàn dẹp các đại thần nổi loạn xong, triều Đinh tiếp tục tổ chức nhân dân thực hiện công cuộc khôi phục đất nước, xây dựng quân đội theo quy chế thập đạo quân, nhằm bảo vệ nền độc lập và tiến trình xây dựng đất nước. Cùng với đó, triều Đinh tổ chức một số đơn vị đồn trú ở các quan ải sát biên giới kết hợp với nhân dân vùng biên thường xuyên, theo dõi tình hình các nước láng giềng, nhất là việc vận chuyển lương thảo, điều động binh mã để cấp báo Triều đình. Do vậy, tháng 8-980, ở Lạng Châu (Lạng Sơn) ta đã phát hiện và kịp thời cấp báo về Triều đình việc nhà Tống động binh chuẩn bị xâm lược Đại Cồ Việt. Theo đó, Triều đình đã kịp thời chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh sắp xảy ra: nhanh chóng củng cố lại triều chính, xây dựng niềm tin trong nhân dân và quân sĩ, thống nhất lòng người về một mối; suy tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế (thay thế Vệ Vương Toàn còn nhỏ) để lãnh đạo quân, dân cả nước kháng chiến. Ngay sau khi lên ngôi, Ông cùng các tướng huy động quân sĩ và nhân dân tạo lập thế trận chống giặc ngoại xâm; lập BCHKC gồm: Đại tướng Phạm Cự Lạng (tướng chỉ huy cao nhất) và một số quần thần, đại sư hiểu biết rộng tham gia mưu lược, cố vấn, phò tá Triều đình; điều những tướng giỏi chỉ huy ở các tuyến phòng thủ, các cánh quân, các trận đánh;
Phòng tuyến sông Như Nguyệt - một điển hình của tư tưởng, nghệ thuật phòng thủ chủ động, tích cực
QPTD -Thứ Hai, 31/10/2011, 22:07 (GMT+7)
Thăng Long với kế sách “thanh dã” trong chống giặc ngoại xâm
QPTD -Chủ Nhật, 14/08/2011, 00:55 (GMT+7)