Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

QPTD -Thứ Năm, 12/09/2024, 08:25 (GMT+7)
Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng lẫn nhau những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân hai nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới cũng như trong thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà hai Đảng, hai nước, nhân dân hai nước dành cho nhau từ trước đến nay;...

Xây dựng tiềm lực quốc phòng-an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Xây dựng tiềm lực quốc phòng-an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

QPTD -Thứ Sáu, 18/02/2011, 15:24 (GMT+7)
Tiềm lực quốc phòng-an ninh (QP-AN) là tổng thể mọi “khả năng” về vật chất và tinh thần có thể huy động từ mọi lĩnh vực trong nước và ngoài nước. Nó phải dựa vào toàn bộ sức mạnh quốc gia. Do vậy, xây dựng tiềm lực QP-AN trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.     Ngày nay, nhiệm vụ QP-AN, không chỉ nhằm chống “thù trong, giặc ngoài” như trước, mà còn chuẩn bị phòng, chống các mối đe dọa phi truyền thống như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các biến cố của thiên tai (bão, lụt, động đất, sóng thần...), gây ra những thiệt hại lớn cho quốc gia, dân tộc. Vậy, để giải (ứng) cứu và xử lý kịp thời những hậu quả do các biến cố gây ra phải dựa vào tiềm lực mọi mặt của quốc gia, dân tộc; trong đó, các lực lượng vũ trang là nòng cốt. Hiện nay, “an ninh sinh thái” đã được nhiều nước xem là bộ phận cấu thành của nền an ninh quốc gia. Từ đó, tiềm lực QP-AN có thể rút gọn là: tổng thể những sức mạnh có thể huy động vào việc khắc phục mọi biến cố do thiên tai-địch họa gây ra cho một quốc gia, dân tộc, nhằm giữ vững môi trường hoà bình ổn định cho đất nước liên tục phát triển về mọi mặt. Xây dựng tiềm lực QP-AN không thể chỉ là trách nhiệm của Chiến lược Quốc phòng hay Chiến lược An ninh mà còn phải là của Chiến lược phát triển KT-XH và nhiều chiến lược quốc gia khác; đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị mà các lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) làm nòng cốt. Để xây dựng tiềm lực QP-AN có hiệu quả, các chủ thể tham gia xây dựng cần nắm vững nội hàm của nó. Trước hết, tiềm lực kinh tế là “khả năng” về kinh tế có thể huy động để phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, mà còn phải tính đến khả năng có thể huy động nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có yêu cầu phát triển nền QP-AN vững mạnh . Trong điều kiện vũ khí, trang bị của ta đã sử dụng nhiều năm, xuống cấp, lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nhiệm vụ quân sự, QP-AN hiện nay đòi hỏi phải hiện đại hóa các lực lượng vũ trang cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị; nguồn kinh phí để bảo dưỡng, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị hiện có và mua sắm các loại vũ khí, trang bị mới rất tốn kém;..., nếu không có một nền kinh tế phát triển thì sẽ khó đáp ứng được. Tiềm lực kinh tế chẳng những được biểu hiện ở trình độ phát triển sản xuất và khối lượng sản phẩm xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, mà còn biểu hiện ở sức cơ động của nền kinh tế kịp thời chuyển từ thời bình sang thời chiến; đặc biệt, ở sức sống của nền kinh tế có thể đứng vững và nhanh chóng phục hồi khi bị địch họa, thiên tai tàn phá... Do vậy, tiềm lực kinh tế là nền tảng vật chất của các loại tiềm lực khác trên từng mặt. Hai là, tiềm lực chính trị-tinh thần là khả năng về chính trị-tinh thần của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, có thể huy động để vượt qua mọi thử thách do thiên tai, địch họa gây ra, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, QP-AN trong mọi tình huống . Tiềm lực chính trị-tinh thần giữ vị trí động lực để biến mọi tiềm lực khác thành sức mạnh, vì bất cứ lợi khí vật chất tinh thần nào của đất nước cũng nhất thiết phải nằm trong tay con người mới phát huy được tác dụng. Nó có thể “ biến không thành có, biến khó thành dễ ” và ngược lại. Tiềm lực chính trị-tinh thần xưa, nay vốn là ưu thế tuyệt đối của những sự nghiệp chính nghĩa, nhờ đó mà cách mạng nước ta lập nên những kỳ tích, chiến công vô cùng oanh liệt trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển. Trong khi đó, tiềm lực chính trị-tinh thần lại đòi hỏi những yếu tố nuôi dưỡng rất kén chọn và “tinh khiết”. Nó đòi hỏi tính chất, nhiệm vụ phải thực sự trong sáng, vô tư; mục tiêu đạt tới phải rõ ràng vì nước, vì dân; lãnh đạo chỉ huy phải thực sự công bằng, mẫu mực... Tiềm lực chính trị-tinh thần rất dễ bị lay chuyển, biến dạng và khi bị khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các tiềm lực khác. Ba là, tiềm lực quân sự, an ninh là toàn bộ khả năng về vật ch

Phát biểu khai mạc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị.