Vùng 3 Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Vùng 3 Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

QPTD -Thứ Năm, 04/04/2024, 10:17 (GMT+7)
Quán triệt, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Vùng 3 Hải quân đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân khai thác hải sản an toàn, đúng pháp luật.

Vùng 2 Hải quân đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

Vùng 2 Hải quân đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

QPTD -Thứ Hai, 22/05/2023, 08:29 (GMT+7)
Thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển; góp phần đấu tranh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Phát huy truyền thống, Hải đoàn 128 thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng gắn với phát triển kinh tế

Phát huy truyền thống, Hải đoàn 128 thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng gắn với phát triển kinh tế

QPTD -Thứ Ba, 05/10/2021, 17:33 (GMT+7)
Những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Hải đoàn đã quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, sát cánh, đồng hành, phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,... làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Vùng 2 Hải quân - điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Vùng 2 Hải quân - điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

QPTD -Thứ Sáu, 19/02/2021, 09:42 (GMT+7)
Trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”. Qua đó, không chỉ thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân với ngư dân trong hoạt động khai thác hải sản mà còn góp phần bồi đắp thêm tình cảm, cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phát triển công nghệ thông tin - một giải pháp chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân

Phát triển công nghệ thông tin - một giải pháp chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân

QPTD -Thứ Năm, 06/09/2012, 01:38 (GMT+7)
Xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu ngày càng cao là nội dung xuyên suốt trong đường lối quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong Quân đội là một trong những tiền đề rất quan trọng.

Xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội - quan điểm xuyên suốt nghìn năm lịch sử

Xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội - quan điểm xuyên suốt nghìn năm lịch sử

QPTD -Thứ Hai, 21/02/2011, 06:51 (GMT+7)
PHẦN I : Định đô ở Thăng Long \cốt để mưu nghiệp lớn\   Sau khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, cùng với việc đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, công việc đầu tiên của triều Lý là xây dựng cung điện và thành, lũy bảo vệ. Tiếp đến, tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng đất nước, tôn tạo, củng cố quốc phòng, coi đó là “việc không thể thiếu”.   Trong sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, các vương triều Đại Việt từng đóng đô ở nhiều nơi và dời đô nhiều lần vì những lý do và mục đích khác nhau. Trong đó, trường hợp Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra định đô ở Đại La (đổi tên là Thăng Long) được coi là đặc biệt, bởi tầm nhìn sâu rộng nhất: “cốt để mưu nghiệp lớn ”. Khác với các bậc tiền vương, lấy địa hình hiểm yếu làm điểm tựa tạo lập sức mạnh quân sự bảo vệ kinh đô, đất nước, Lý Thái Tổ lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng để tạo dựng sức mạnh quân sự. Đây có thể coi là một nhận thức mới, tư duy mới của ông: muốn có sức mạnh để thắng địch, phải dựa vào sức dân. Sức mạnh của dân phải được bồi dưỡng trong thời bình, cũng như trong thời chiến. Việc bồi dưỡng đó phải được thực hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự. Lực lượng của dân phải được tổ chức và chuẩn bị trong thời bình một cách hợp lý mới có thể phát huy sức mạnh lớn nhất trong thời chiến. Do đó, phải xây dựng  kinh đô làm trung tâm, tạo ra một thị trường dân tộc thống nhất để phát triển. Xét thấy, kinh đô cũ là Hoa Lư, tuy có địa - quân sự tốt, thích hợp với việc phòng thủ, nhưng để phát triển kinh tế thì lại hạn hẹp, cho nên nhất thiết phải dời đô về Đại La - nơi được xem là “thắng địa”, như  “Chiếu dời đô” đã nói rõ: “Ở vào nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn, hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc, Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời” 1 . Từ đây, hình thành quan điểm chiến lược: xây dựng đi đôi với bảo vệ; lấy việc kết hợp xây dựng kinh đô về mọi mặt trong thời bình để chuẩn bị cho việc bảo vệ kinh đô lúc chiến tranh xảy ra; đồng thời, kết hợp xây dựng với bảo vệ kinh đô ngay trong chiến tranh … Quan điểm chiến lược này đã trở thành quan điểm chủ đạo xuyên suốt nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau khi dời đô về Đại La (Thăng Long), cùng với việc triển khai xây dựng kinh thành, vương triều Lý đã tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng. Về kinh tế, nhà Lý coi trọng phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng để thực hiện “quốc kế dân sinh”. Đây cũng là thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam đề ra nhiều chính sách, giải pháp tích cực, sáng tạo để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước gắn với tăng cường thực lực quốc phòng, bảo vệ đất nước. Vua Lý cày ruộng “tịch điền”, ban chiếu khuyến nông để biểu thị thái độ “Dĩ nông vi bản”. Hệ thống đê sông, trong đó có đê Cơ Xá ở Thăng Long và nhiều công trình thủy lợi được xây dựng và  bảo vệ. Nhiều công trình khai hoang của Nhà nước và nhân dân được thực hiện thành công, mở rộng thêm hương ấp và diện tích đồng ruộng. Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công phát triển. Quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ được mở rộng với sự ra đời của các chợ nông thôn, một số đô thị và thương cảng. Quan hệ buôn bán với nhà Tống thực hiện qua các chợ biên giới (gọi là các dịch trường). Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với nhiều nước Đông Á và Nam Á... Đến các vương triều Trần, Lê,… sau này, cũng kế tiếp truyền thống các đời vua Lý, đều chú trọng mở mang nông nghiệp. Việc khai khẩn đất hoang, nhất là những vùng đất ven biển được chú trọng. Việc đắp đê phòng lụt, bảo vệ dân cư, mùa màng thời bình và trở thành tuyến phòng ngự chống giặc ngoại xâm thời chiến, được đặc biệt quan tâm. Triều đ

Phát biểu khai mạc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị.