Thềm lục địa theo Công ước 1982

Thềm lục địa theo Công ước 1982

QPTD -Chủ Nhật, 21/08/2011, 00:19 (GMT+7)

TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Số 4-2010

TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Số 4-2010

QPTD -Thứ Bảy, 20/08/2011, 23:29 (GMT+7)

Nội thủy và lãnh hải

Nội thủy và lãnh hải

QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 22:29 (GMT+7)

Về chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển

Về chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển

QPTD -Thứ Ba, 16/08/2011, 00:19 (GMT+7)

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

QPTD -Chủ Nhật, 14/08/2011, 23:22 (GMT+7)

Về quyền tài phán quốc gia, đường cơ sở

Về quyền tài phán quốc gia, đường cơ sở

QPTD -Thứ Ba, 26/07/2011, 16:52 (GMT+7)

Một số vấn đề về đấu tranh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Một số vấn đề về đấu tranh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

QPTD -Thứ Hai, 13/06/2011, 13:43 (GMT+7)
Chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, với nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, đấu tranh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nội dung quan trọng cần được nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Cơ sở pháp lý thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cơ sở pháp lý thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QPTD -Thứ Sáu, 20/05/2011, 08:11 (GMT+7)
Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam;

Về quyền tài phán quốc gia, đường cơ sở

Về quyền tài phán quốc gia, đường cơ sở

QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:23 (GMT+7)
Qua tìm hiểu cho thấy, đến nay chưa có khái niệm đầy đủ và thống nhất về quyền tài phán quốc gia . Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam: “quyền tài phán là quyền của cơ quan hành pháp và tư pháp của một quốc gia xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, quốc gia thực hiện quyền tài phán đầy đủ... Quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình” 1 . Như vậy, có thể thấy, đối với các quốc gia ven biển (QGVB), quyền tài phán được thực hiện đầy đủ trong lãnh thổ và các vùng biển của mình, với các mức độ và tính chất khác nhau, theo quy định của luật biển quốc tế. Trong vùng nội thủy và lãnh hải, QGVB có quyền tài phán hình sự và dân sự nhất định đối với tàu thuyền nước ngoài theo những điều kiện mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước 1982) quy định (Điều 27, 28) khi hậu quả của vi phạm mở rộng đến QGVB; khi vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong vùng nội thủy; khi thuyền trưởng hay viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu hay khi các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích. Đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, QGVB thực hiện quyền tài phán để ngăn chặn hoặc trừng trị các vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế và nhập cư; có quyền tài phán đối với các hiện vật mang tính khảo cổ hoặc lịch sử. Trong vùng đặc quyền kinh tế, QGVB có quyền tài phán đối với  việc lắp đặt, duy trì, sửa chữa và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình và thiết bị trên biển; quyền tài phán nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Khi thực hiện các quyền tự do biển cả (tự do bay, tự do hàng hải, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm), các quốc gia khác phải tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của QGVB. Ngoài ra, QGVB cũng có quyền tài phán trong lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với tàu thuyền mang cờ của quốc gia mình trong các vùng biển của quốc gia khác. Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và cơ sở để xác định tất cả các vùng biển của một QGVB. Công ước 1982 đã quy định hai phương pháp chính để xác lập đường cơ sở: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng . Theo đó,  đường cơ sở thông thường là ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được các QGVB chính thức công nhận. Đường cơ sở thẳng được áp dụng ở những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm; có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển; hoặc có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của đường bờ biển, như: sự bồi đắp hoặc sạt lở của bờ biển. Công ước 1982 cũng đưa ra hai điều kiện cần tuân thủ khi vạch đường cơ sở thẳng: tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy. Mặc dù không đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể về xác định đường cơ sở thẳng, nhưng khi thực hiện các yêu cầu của Công ước, các QGVB phải xem xét các căn cứ như: thực tiễn hình thái, cấu tạo của bờ biển, các tập quán và thông lệ quốc tế để xác định đường cơ sở của mình. Là QGVB có đường bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam đã tiếp thu và thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển của mình phù hợp với quy định của Công ước 1982. Trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ Việt Nam đã quy định: Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với vùng lãnh hải của mình; có quyền kiểm soát cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, các quyền lợi về hải quan, thuế khóa và bảo đảm sự tuân thủ các quy định về y tế, di cư và nhập cư trong vùng tiếp giáp lãnh hải. Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và qu

Nội thủy và lãnh hải

Nội thủy và lãnh hải

QPTD -Thứ Năm, 24/02/2011, 16:21 (GMT+7)
Nội thủy và lãnh hải là những khái niệm đã được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) định nghĩa và làm rõ chế độ pháp lý của chúng. Nội thủy là vùng nước ở nội địa hoặc ở phía bên trong đường cơ sở, giáp với bờ biển; gồm: biển nội địa, cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh, vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở. Về chế độ pháp lý, trong nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn và tuyệt đối như lãnh thổ trên đất liền. Mọi quy chế, luật lệ ban hành trên toàn lãnh thổ đều áp dụng cho nội thủy. Tàu (thuyền) của nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển đều phải xin phép trước và chỉ khi được phép của quốc gia ven biển đó mới được vào. Lãnh hải (vùng nước tiếp giáp với nội thủy, nằm phía ngoài nội thủy) là vùng nước có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý, nằm sát liền phía ngoài đường cơ sở dọc theo bờ biển. Như vậy, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, ngày 12-5-1977: “Lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở” là hoàn toàn phù hợp với Công ước 1982. Về chế độ pháp lý, đối với lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn nhưng không tuyệt đối. Lãnh hải thuộc quốc gia ven biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển. Tàu (thuyền) nước ngoài có thể “đi qua vô hại” lãnh hải của quốc gia ven biển.  Khác với đường biên giới trên đất liền, đường biên giới trên biển không đánh dấu bằng các cột mốc biên giới mà được đánh dấu bằng bảng kê tọa độ địa lý các điểm trên biển và gửi Liên hợp quốc để lưu chiểu. Nó là đường phân định giữa một bên là “vùng nước lãnh thổ” (bao gồm nội thủy và lãnh hải) với một bên là vùng nước thuộc quyền tài phán quốc gia trên biển. Còn quyền “đi qua vô hại” của tàu (thuyền) nước ngoài, theo Điều 18 của Công ước 1982, là các tàu (thuyền) đó được quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng “Phải đi liên tục, không được dừng lại nếu không có sự cố đặc biệt, bất khả kháng”, không có hành động làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Quyền “đi qua vô hại” là quyền đặc thù đối với tàu (thuyền) trong lãnh hải, nó không được áp dụng đối với vùng trời phía trên lãnh hải, nghĩa là các phương tiện bay của nước ngoài không được quyền “bay qua vô hại” trong vùng trời phía trên lãnh hải. Điều 19 của Công ước cũng quy định về các hành động của các tàu (thuyền) nước ngoài khi các tàu (thuyền) này đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, đó là: - Không đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển; - Không luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào; - Không thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; - Không tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển; - Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay; - Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự; - Không xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển; - Không gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước; - Không đánh bắt hải sản; - Không nghiên cứu hay đo đạc; - Không làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển; - Không có các hoạt động không trực tiếp liên quan đến việc đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển. Liên quan trực tiếp đến lãnh hải còn có Điều 20, 21, 22. Điều 20 quy định tàu ngầm và các phương tiện ngầm khác khi “đi qua vô hại” lãnh hải của quốc gia ven biển buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch. Còn Điều 21, 22 cho biết quốc gia ven biển có thể định ra các luật và quy định liên quan đến việc “đi qua vô hại” ở trong lãnh hải của mình phù hợp với các quy định của Công ước 1982 và các quy định khác của luật pháp quốc tế.

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.