Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng đẩy mạnh cải cách hành chính

Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng đẩy mạnh cải cách hành chính

QPTD -Thứ Năm, 26/10/2023, 10:51 (GMT+7)
Bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng; trong đó, cải cách hành chính quân sự, hành chính biên phòng điện tử cảng biển được xác định là khâu đột phá, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý cửa khẩu cảng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị nâng cao chất lượng công tác quản lý cửa khẩu

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị nâng cao chất lượng công tác quản lý cửa khẩu

QPTD -Thứ Hai, 17/07/2017, 08:34 (GMT+7)
Ý thức rõ “Mở cửa phải đi đôi với gác cửa”, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý cửa khẩu, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội, vừa giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và chủ quyền, an ninh biên giới...

Hợp tác biên phòng – bước phát triển mới trong quan hệ quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc

Hợp tác biên phòng – bước phát triển mới trong quan hệ quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc

QPTD -Thứ Ba, 15/10/2013, 16:58 (GMT+7)
Ngày 19-6-2013, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam – Trung Quốc đã ký 10 văn kiện hợp tác, trong đó có Thỏa thuận hợp tác biên phòng (sửa đổi) và Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hợp tác, góp phần xây dựng khu vực biên giới hai nước hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển,...

Những cơ sở pháp lý để xây dựng biên giới đất liền Việt – Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Những cơ sở pháp lý để xây dựng biên giới đất liền Việt – Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:56 (GMT+7)
Ngày 18-1-1950, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, quan hệ hữu nghị giữa hai nước không ngừng được phát triển. Việc hai nước hoàn thành phân giới cắm mốc (31-12-2008) và ký các văn kiện pháp lý (19-11-2009) nhằm xây dựng biên giới trên đất liền trở thành một biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển, là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ngày 19-11-2009, Việt Nam và Trung Quốc đã ký 3 văn kiện pháp lý: Nghị định thư về Phân giới cắm mốc; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về Cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Đây là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, một biểu hiện sinh động về nỗ lực chung của hai nước nhằm hoàn tất việc phân định biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc sau Tuyên bố chung của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc ngày 31-12-2008. Theo thỏa thuận đã ký, các văn kiện trên sẽ có hiệu lực sau khi hai bên thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước; ngày văn bản thông báo cuối cùng được gửi đi sẽ là ngày bắt đầu tính có hiệu lực và Nghị định thư về Phân giới cắm mốc, bản đồ và các phụ lục đính kèm sẽ được đăng ký và nộp lưu chiểu lên Liên hợp quốc. Trở lại lịch sử, từ thế kỷ X, đường biên giới Việt – Trung là đường biên giới vùng, mang tính tập quán, chưa được xác định bằng các văn bản pháp lý quốc tế. Đến cuối thế kỷ XIX, cụ thể là năm 1887, thực dân Pháp (khi đó đang áp đặt chế độ thuộc địa trên đất nước ta) và triều đình nhà Thanh, Trung Quốc đã ký Công ước Hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc và năm 1895 hai bên tiếp tục ký Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới. Thực hiện hai Công ước trên, hai bên đã xác định biên giới và đánh dấu bằng 314 cột mốc, ghi nhận trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn còn để trắng, chưa cắm mốc, chưa được giải quyết triệt để, như khu vực Thác Bản Giốc và khu vực Cửa sông Bắc Luân. Mặt khác, do phương tiện kỹ thuật còn kém hiện đại, nên việc phân giới, cắm mốc không được xác định bằng lưới tọa độ; các cột mốc chưa đảm bảo tính kiên cố, bố trí lại thưa và thiếu sự mô tả chính xác. Đặc biệt, nhiều đoạn biên giới không được nói đến trong hai Công ước và không có bản đồ đính kèm. Những đặc điểm đó, cùng với những yếu tố về môi trường và các biến cố lịch sử trải qua hơn một trăm năm, đã làm cho nhiều cột mốc bị hư hỏng, thậm chí bị mất hoặc bị xê dịch so với vị trí đã vẽ trên bản đồ. Đó chính là các yếu tố khiến hai bên có nhận thức không thống nhất về đường biên giới ở một số khu vực, làm cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại, đường biên giới được hai nước tiến hành phân giới cắm mốc trong thời gian qua đã và đang được hoàn tất theo tinh thần của 3 văn kiện vừa ký, là một đường biên giới khắc phục được tất cả các tồn tại nói trên. Đó là đường biên giới hoàn chỉnh từ Đông sang Tây, được đánh dấu bằng các cột mốc hiện đại, được xác định vị trí bằng hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống thông tin địa lý, giao cảm và được ghi nhận bằng bản đồ với sự mô tả chi tiết hướng đi. Nói cách khác, giờ đây, ước mơ nghìn đời của các thế hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc về một đường biên giới rõ ràng, minh định đã trở thành hiện thực. Để có được thành quả đó là nỗ lực không biết mệt mỏi của hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong hơn một nửa thế kỷ qua. Thật vậy, cách đây tròn 52 năm, ngày 2-11-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên giải quyết vấn đề biên giới trên cơ sở tôn trọng Đường biên giới lịch sử do hai Công ước Pháp – Thanh năm 1887 và năm 1895 để lại và mọi tranh chấp có thể tiến hành bằng đàm phán. Bốn tháng sau đ

Biên giới Việt Nam - Trung Quốc, sự hợp tác truyền thống và hiện đại vì hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Biên giới Việt Nam - Trung Quốc, sự hợp tác truyền thống và hiện đại vì hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

QPTD -Thứ Năm, 17/02/2011, 09:11 (GMT+7)
Hợp tác xây dựng biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển là nguyện vọng tha thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước. Từ hàng chục năm nay, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, Chính phủ hai nước Việt Nam, Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ, toàn diện, giải quyết những vấn đề về biên giới, đạt được kết quả to lớn, góp phần mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.    Ngày 14 tháng 7 năm 2010, tại cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang và cửa khẩu Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức công bố Nghị định thư phân giới cắm mốc (PGCM) trên đất liền và các hiệp định liên quan: Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu. Sự kiện này đánh dấu Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (năm 1999) và các văn kiện song phương liên quan đã thực sự đi vào cuộc sống. Từ một biên giới mang tính vùng đệm trong thời phong kiến, đến “có biên mà không có giới” trong thời Pháp thuộc và biên giới hôm nay do hai nước bình đẳng chủ quyền, xác lập bằng các văn kiện pháp lý, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng đường biên giới lịch sử truyền thống và phù hợp với luật pháp quốc tế, đã trở thành hiện thực. Thực tiễn lịch sử đã minh chứng, từ thế kỷ thứ X, biên giới Việt-Trung chỉ là đường biên giới vùng, mang tính tập quán, chưa được xác định bằng các văn bản pháp lý quốc tế. Với Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895, thực dân Pháp và Nhà Thanh đã xác định, đánh dấu đường biên giới bằng 314 cột mốc, ghi nhận trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000. Tuy nhiên, do điều kiện và phương tiện thô sơ nên lời văn và bản đồ về nhiều đoạn biên giới không đầy đủ, rõ ràng, chính xác, nhiều khu vực còn để trắng, chưa cắm mốc, hoặc chưa được giải quyết triệt để, như: Thác Bản Giốc, cửa sông Bắc Luân; qua thời gian và chiến tranh, nhiều mốc đã bị hư hại, dịch chuyển; nhiều nơi địa hình tại thực địa không phù hợp với bản đồ, gây khó khăn cho công tác quản lý. Ngay sau khi hai nước có hòa bình, vấn đề biên giới lãnh thổ đã được hai đảng, hai chính phủ quan tâm giải quyết. Đặc biệt, ngày 19-10-1993, hai bên đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam-Trung Quốc. Theo đó, phần nói về biên giới trên bộ quy định: \ Hai b ên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp ngày 26 tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ Đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc \. Theo Thỏa thuận trên và qua nhiều lần kiểm tra, đối chiếu lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước cho thấy, hơn 2/3 đường biên giới này trùng nhau, chỉ còn 289 khu vực (với tổng diện tích khoảng 232 km 2 ) chưa thống nhất; trong đó, vì lý do kỹ thuật 74 khu vực vẽ chồng lấn, 51 khu vực chưa được vẽ; 164 khu vực có tranh chấp, hoặc có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, cần phải đàm phán. Sau nhiều lần kiên trì đàm phán, ngày 30-12-1999, hai bên đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc; trong đó, đã quy thuộc 114,9 km 2 thuộc Việt Nam, 117,2 km 2 thuộc Trung Quốc (trừ 4 khu vực có sông, suối tại thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân)… Kết quả này là tương đối công bằng, hợp lý, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại; là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành công tác PGCM, xác định một đường biên giới rõ ràng, được đánh dấu bằng hệ thống mốc giới hiện đại, thuận lợi cho quản lý trên thực địa. Với tinh thần hợp tác chặt chẽ, toàn diện, nhất là hợp tác của các tỉnh biên giới, của các lực lượng PGCM, ngày 31-12-2008, hai bên đã hoàn thành công tác PGCM trên thực địa và thống nhất xác lập biên giới tại Thác Bản Giốc và cửa sông B

Phát biểu khai mạc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị.