Thứ Năm, 24/04/2025, 21:38 (GMT+7)
Cục diện chính trị, an ninh thế giới nhìn từ Hội nghị an ninh Munich 2025
QPTD -Thứ Năm, 10/04/2025, 08:24 (GMT+7) Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh cục diện chính trị, an ninh thế giới đang có sự thay đổi nhanh chóng và khó dự báo. Hội nghị đã đưa ra nhiều nội dung, vấn đề liên quan đến an ninh toàn cầu hiện nay và cho thấy thế giới đang trong quá trình tăng tốc chuyển từ trật tự đơn cực sang đa cực.
Định hình chính sách quốc phòng, an ninh của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump
QPTD -Thứ Hai, 10/03/2025, 08:00 (GMT+7) Theo các nhà nghiên cứu, chính sách “nước Mỹ trên hết” và triết lý “hòa bình thông qua sức mạnh” đã gắn liền với nhiệm kỳ đầu tiên (2017 - 2021) của Tổng thống Donald Trump, cho nên không có gì quá ngạc nhiên khi nó được “hồi sinh” trong nhiệm kỳ thứ hai. Thực tiễn cũng cho thấy, trước khi tiếp quản Nhà Trắng lần thứ hai, Tổng thống đắc cử Donald Trump và các cố vấn chủ chốt đã nhiều lần công khai sẽ tiếp tục áp dụng chính sách này...
Cơn địa chấn chính trị Syria và sự tác động đến an ninh khu vực, thế giới
QPTD -Thứ Hai, 10/02/2025, 08:21 (GMT+7) Ngày 27/11/2024, phe đối lập tại Syria, với lực lượng nòng cốt là tổ chức hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham bất ngờ tấn công dồn dập vào các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Syria. Sau hơn 10 ngày tấn công, thủ lĩnh Muhammad al-Julani của Hayat Tahrir al-Sham tuyên bố, chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ.
Đôi nét về “học thuyết hạt nhân” mới của Liên bang Nga
QPTD -Thứ Năm, 23/01/2025, 09:40 (GMT+7) Ngày 19/11/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân mới - nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân. So với học thuyết hạt nhân năm 2020, học thuyết mới có nhiều bổ sung, sửa đổi quan trọng, hướng đến mục tiêu bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền lãnh thổ của Nga và liên minh,...
10 sự kiện quân sự, quốc phòng nổi bật trên thế giới năm 2024
QPTD -Thứ Bảy, 04/01/2025, 11:17 (GMT+7) Năm 2024, tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, phức tạp và rất khó đoán định; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự gia tăng, lan rộng ở nhiều khu vực,... làm cho cục diện an ninh thế giới và từng khu vực vốn đã bất ổn lại càng bất ổn hơn. Để có cái nhìn tổng quan về “bức tranh” an ninh toàn cầu,...
Nhìn lại cục diện chính trị, quân sự thế giới năm 2024
QPTD -Thứ Hai, 30/12/2024, 06:47 (GMT+7) Năm 2024, cục diện chính trị, quân sự thế giới trải qua những biến chuyển lớn bởi tác động của các điểm nóng, xung đột và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine, chiến sự lan rộng ở Trung Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cùng những dấu hiệu gia tăng cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc.
Những điều chỉnh trong chính sách quốc phòng mới của Canada
QPTD -Thứ Hai, 23/12/2024, 08:56 (GMT+7) Để tái thiết lực lượng vũ trang thành lực lượng chiến đấu tiên tiến về công nghệ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia tại Bắc Cực, ngày 08/4/2024, Chính phủ Canada công bố “Chính sách quốc phòng mới”. Đây được xem là động thái mới, khẳng định và củng cố vai trò chiến lược của nước này trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới.
Xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
QPTD -Thứ Hai, 25/11/2024, 10:21 (GMT+7) Từ nhiều năm qua, nhất là sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine năm 2022, xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù chưa tới mức chạy đua vũ trang, song xu thế này đã và đang tác động nhiều mặt đến an ninh, cũng như sự phát triển của khu vực và thế giới.
Hợp tác ba bên Mỹ - Nhật - Philippines và tác động đối với khu vực, thế giới
QPTD -Thứ Sáu, 27/09/2024, 15:20 (GMT+7) Trong bối cảnh địa chính trị khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương diễn biến ngày càng phức tạp, các nước đẩy mạnh hợp tác, nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày một gia tăng; trong đó, nổi lên là hợp tác ba bên Mỹ - Nhật Bản - Philippines thời gian gần đây. Vậy, bối cảnh, tương lai của hợp tác ba bên này như thế nào, tác động của nó với khu vực, thế giới ra sao đang là vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm.
Đôi nét về Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 2024
QPTD -Thứ Năm, 26/09/2024, 08:55 (GMT+7) Tuyên bố chung Washington của Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2024 đưa ra nhận định, cạnh tranh chiến lược, sự bất ổn ngày càng lan rộng và các biến động chính trị - quân sự đang định hình môi trường an ninh chung không chỉ ở châu Âu mà cả ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông sẽ có tác động trực tiếp đến an ninh của NATO.