Thứ Bảy, 23/11/2024, 11:19 (GMT+7)
Một số nét chính về huyện đảo Vân Đồn
QPTD -Thứ Ba, 24/05/2022, 07:51 (GMT+7) Là cửa ngõ của vùng biển hiểm yếu, che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nơi đây cũng là một trong những cái nôi của nền văn hóa Hạ Long.
Quảng Ninh nâng cao hiệu quả lãnh đạo xây dựng nền biên phòng toàn dân trên địa bàn
QPTD -Thứ Năm, 19/04/2012, 01:34 (GMT+7) Tỉnh Quảng Ninh có 118,825 km đường biên giới đất liền, 191 km đường biên giới trên biển, nên có vị trí quan trọng trong thế trận phòng thủ chung của Quân khu 3 và cả nước. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh giai đoạn 2010 - 2015, Tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, xây dựng nền biên phòng toàn dân trên địa bàn vững mạnh là một nội dung trọng tâm.
Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng-an ninh trên vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc
QPTD -Thứ Sáu, 02/09/2011, 00:12 (GMT+7)
Vì sự bình yên và phát triển của vùng biển, đảo Đông Bắc Tổ quốc (Phần II)
QPTD -Thứ Ba, 23/08/2011, 23:47 (GMT+7)
Vì sự bình yên và phát triển của vùng biển, đảo Đông Bắc Tổ quốc
QPTD -Thứ Ba, 23/08/2011, 01:13 (GMT+7)
Huyện đảo Vân Đồn kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng-an ninh bảo vệ biển, đảo
QPTD -Thứ Ba, 09/08/2011, 00:11 (GMT+7)
TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Số 5-2009
QPTD -Chủ Nhật, 07/08/2011, 23:51 (GMT+7)
QPTD -Thứ Sáu, 18/02/2011, 15:01 (GMT+7) Vùng biển, đảo Đông Bắc (VBĐĐB) có vai trò rất quan trọng về kinh tế-xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh (QP-AN) và đối ngoại của đất nước. Góp phần xây dựng vùng biển, đảo của cả nước nói chung, VBĐĐB nói riêng vững mạnh toàn diện là một trọng trách đang được lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân nỗ lực thực hiện. Nhằm phản ánh thực tế đó, trong 3 số ( 6,7,8 - 2010) Tạp chí Quốc phòng toàn dân xin giới thiệu với bạn đọc chùm bài viết \Vì sự bình yên và phát triển của vùng biển, đảo Đông Bắc Tổ quốc\. PHẦN I: Vùng biển, đảo Đông Bắc - tiềm năng, giá trị kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km 2 , với bờ biển dài trên 3.260km; có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích khoảng 1.700km 2 , chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ. Là một trong các vùng biển, đảo lớn của cả nước, VBĐĐB chiếm phần lớn diện tích của Vịnh Bắc Bộ; có 4 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Ở đây, 2 đảo Cái Bầu và Cát Bà có diện tích lớn trên 100km 2 (2 trong số 3 đảo có diện tích lớn nhất nước) cùng với trên 2.300 đảo lớn nhỏ, tập trung ở vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng; trong đó, Quảng Ninh có 2.078 đảo với diện tích 670km 2 và Hải Phòng có 243 đảo với diện tích 172km 2 . Trong lịch sử và hiện tại, khu vực này có vị trí vô cùng quan trọng về phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN. Tiềm năng, giá trị KT-XH của VBĐĐB là rất lớn so với các vùng biển đảo khác của đất nước, thể hiện ở quy mô lãnh thổ, tài nguyên, năng lực nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển,... So với các vùng khác trong nội thủy, Quảng Ninh-Hải phòng với vị thế là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, có diện tích 7.419km 2 và dân số 3.241.850 người (năm 2009), đang được đầu tư mạnh; kết cấu hạ tầng khá tốt; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng; nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy, đường không, đường bộ thuận tiện. Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành một trung tâm kinh tế lớn và hiện đại của cả nước, một hành lang kinh tế dải ven biển quan trọng nhất của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng vùng biển, đảo ven bờ đã được cải thiện một bước quan trọng, thúc đẩy thế mạnh về dịch vụ, du lịch, nuôi trồng hải sản, đưa khu vực này ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của vành đai kinh tế quanh Vịnh Bắc Bộ. Theo hướng đó, các huyện đảo Vân Đồn, Cát Bà và Bạch Long Vĩ sẽ trở thành khu kinh tế biển tổng hợp, để từ đó phát triển, lan tỏa ra các cụm đảo, quần đảo ngoài xa và cả VBĐĐB của Tổ quốc; đảo Vĩnh Thực nằm trong mối liên kết với Móng Cái sẽ trở thành trung tâm kinh tế cửa khẩu có chức năng thương mại, dịch vụ, du lịch, cảng trung chuyển quốc tế. Đây còn là vùng cửa ngõ đi ra biển của Bắc Bộ và Tây Nam Trung Quốc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, bao gồm: dịch vụ cảng biển và giao thông thủy; dịch vụ tổng hợp và du lịch biển đảo. Ngoài các hệ thống cảng lớn trong đất liền, như cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Hải Phòng, hệ thống cảng phục vụ dân sinh và quốc phòng đã được xây dựng ở Cô Tô, Thanh Lam, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cái Bầu, Vĩnh Thực, Vân Đồn;... Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường sắt, đường bộ ven biển, cho phép VBĐĐB có khả năng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh tới mọi miền của Tổ quốc và ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh đó, tiềm năng khoáng sản trên hệ thống các đảo ven bờ cũng khá đa dạng (cát thủy tinh Vân Hải; đá vôi, kẽm và thủy ngân ở Cát Bà; than đá, vàng ở Cái Bầu; sắt ở Vĩnh Thực, Cái Chiên, Trà Bàn, Thẻ Vàng... VBĐĐB còn có tiềm năng về nguồn lợi hải sản to lớn, mang lại giá trị kinh tế cao (trữ lượng cá khoảng 542.730 tấn/năm, khả năng khai thác 312.092 tấn/năm; tôm có trữ lượng khoảng 7.840 tấn và khả năng khai thác 4.230 tấn/năm). Riêng tỉnh Quảng Ninh, hằng năm đánh bắt hải sản đạt trung bình 65.252