Nghệ thuật đánh trận mở đầu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ thuật đánh trận mở đầu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

QPTD -Thứ Hai, 22/04/2024, 15:55 (GMT+7)
Cách đây 70 năm, với nghệ thuật đánh trận mở đầu chiến dịch xuất sắc, ta nhanh chóng tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam, khiến quân Pháp ở “lòng chảo” Điện Biên bất ngờ, choáng váng. Đây là chiến thắng mở đầu không chỉ góp phần quan trọng tạo lực, lập thế vững chắc, mà còn cổ vũ, động viên, tạo niềm tin vào thắng lợi hoàn toàn của Chiến dịch Điện Biên Phủ.      

Nét nổi bật về nghệ thuật đánh trận mở đầu trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1954

Nét nổi bật về nghệ thuật đánh trận mở đầu trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1954

QPTD -Thứ Năm, 15/02/2024, 15:10 (GMT+7)
​​​​​​​Cách đây 70 năm, thực hiện kế hoạch tác chiến chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954, ta mở một số hướng tiến công chiến lược với nhiều chiến dịch tiến công trên các địa bàn quan trọng, trong đó có Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Đây là chiến dịch có hiệu suất chiến đấu cao, với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc

Bàn thêm về nghệ thuật đánh trận mở đầu chiến dịch tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Bàn thêm về nghệ thuật đánh trận mở đầu chiến dịch tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

QPTD -Thứ Năm, 27/07/2023, 10:16 (GMT+7)
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trận đánh mở đầu của các loại hình chiến dịch nói chung, chiến dịch tiến công nói riêng có vai trò quan trọng, không chỉ tạo thế, thời cơ có lợi cho chiến dịch phát triển, mà còn cổ vũ tinh thần, quyết tâm chiến đấu cho bộ đội, tạo động lực, sức mạnh thúc đẩy chiến dịch giành thắng lợi. Đây là vấn đề không mới, nhưng do cả ta và đối tượng tác chiến đều có nhiều phát triển, thay đổi. Vì thế, việc nghiên cứu, phát triển lý luận về đánh trận mở đầu chiến dịch tiến công trong điều kiện chiến tranh hiện đại là vấn đề đặt ra cấp thiết.

Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) sau 35 năm nhìn lại

Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) sau 35 năm nhìn lại

QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 23:29 (GMT+7)

Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) sau 35 năm nhìn lại

Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) sau 35 năm nhìn lại

QPTD -Thứ Tư, 23/02/2011, 15:13 (GMT+7)
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi là kết quả của sự vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và nghệ thuật quân sự Việt Nam; trong đó, nổi bật ở việc: nhận định đánh giá đúng tầm quan trọng của địa bàn Tây Nguyên, chỉ đạo chiến lược tài tình, làm chuyển biến thế chiến lược, tạo thời cơ để Bộ Thống soái quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975.                                       Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 24-3-1975) là chiến dịch mở đầu cuộc tiến công chiến lược, đã tiêu diệt và đập tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của Mỹ, nguỵ ở Tây Nguyên, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi phát triển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá đúng những căn nguyên sâu xa và trực tiếp về sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng này; qua đó, đúc rút ra các bài học quý để góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kì mới. Trước hết, thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên là thắng lợi của việc đánh giá đúng tình hình để chọn đúng hướng tiến công chiến lược. Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, Đảng ta nhận rõ thời cơ giải phóng miền Nam đã chín muồi. Bộ Chính trị đi đến thống nhất giải phóng miền Nam trong 2 năm: 1975-1976. Quá trình nghiên cứu, phân tích tình hình, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược, mở màn cho chiến cuộc 1975-1976; bởi đây là địa bàn có vị trí vô cùng quan trọng về chiến lược, nếu ta giải phóng được, sẽ làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam. Nhận thức được vấn đề đó, để bảo đảm Chiến dịch chắc thắng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tiến hành công tác chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, chu đáo và quyết định chọn Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu-trận then chốt quyết định. Đây là một đòn đánh hiểm, đánh vào chỗ mạnh nhưng có sơ hở của địch (do ta cài thế, nghi binh, lừa địch điều chuyển binh lực ở đây). Bởi vì, nếu ta chiếm được Buôn Ma Thuột, sẽ phá vỡ hệ thống phòng thủ của địch, tạo ra thời cơ thuận lợi, nhanh chóng giải phóng Tây Nguyên. Cùng với  đó, ta sẽ chia cắt chiến trường miền Nam thành hai cụm (một là Huế-Đà Nẵng, hai là Sài Gòn); đồng thời, còn phát triển lực lượng tiến công xuống đồng bằng khu 5 và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định tăng cường cho Tây Nguyên một số lượng lớn về lực lượng, vũ khí, trang bị và tổ chức Bộ Tư lệnh tiền phương bên cạnh Bộ Tư lệnh Chiến dịch để chỉ đạo trực tiếp Chiến dịch. Đây là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp, đưa Chiến dịch Tây Nguyên đến toàn thắng. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi là điều kiện tiên quyết để Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên là kết quả của sự vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và nghệ thuật quân sự Việt Nam . Điều đó, được thể hiện rõ nét nhất là nghệ thuật bố trí một thế trận rất hiểm: “trói địch” lại trên các hướng, còn ta thì tập trung lực lượng đánh địch ở thế chúng hoàn toàn bị cô lập, lực lượng mỏng, yếu, ít có khả năng chi viện cho nhau. Xét về tương quan so sánh lực lượng, cho dù lực lượng chiến lược của địch còn rất mạnh, cũng không thể chi viện được cho Tây Nguyên, vì ta đã dùng lực lượng mạnh kìm chân địch ở hai đầu chiến tuyến. Trực tiếp tại chiến trường Tây Nguyên, mặc dù lực lượng Quân khu 2, Quân đoàn 2 của địch vẫn còn nguyên vẹn, cũng bị “vô hiệu hoá”, do ta đã dùng các sư đoàn, trung đoàn mạnh thực hiện chia cắt, bao vây, cô lập và đánh chiếm toàn bộ các trục đường địch có thể cơ động để tăng viện cho Buôn Ma Thuột; đồng thời, khống chế các sân bay, không cho máy bay địch cất, hạ cánh. Một điểm nổi bật nữa của Chiến dịch là, ta đã sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả để nghi binh, lừa địch. Có thể nó

Trận Buôn Ma Thuột - đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch

Trận Buôn Ma Thuột - đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch

QPTD -Thứ Tư, 23/02/2011, 15:12 (GMT+7)
Trận Buôn Ma Thuột - trận then chốt quyết định giành thắng lợi đã để lại nhiều bài học điển hình về nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch. Nó cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong điều kiện hiện nay. Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975; trong đó, trận Buôn Ma Thuột là trận đánh mở đầu, trận then chốt quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp là với chiến dịch Tây Nguyên và ở góc độ nào đó, còn có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quân sự đối với cả miền Nam. Nếu đánh và chiếm được Tây Nguyên sẽ chia cắt hoàn toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của địch, buộc chúng lâm vào thế lúng túng, bị động đối phó; còn về phía ta có điều kiện phát triển lực lượng, tiếp tục triển khai hướng tiến công xuống các tỉnh ven biển, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, góp phần thúc đẩy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Chiến dịch Tây Nguyên, vì thế, có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự lựa chọn rất đúng đắn, chính xác của ta. Theo đó, việc ta chọn Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu, trận then chốt quyết định cũng vậy. Bởi vì, đánh chiếm được Buôn Ma Thuột sẽ tạo ra đột biến về chiến dịch, và chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi sẽ dẫn đến đột biến về chiến lược, tạo nên bước ngoặt quyết định, phá vỡ thế phòng ngự chiến lược của địch. Cho nên, mục tiêu kế hoạch của chiến dịch Tây Nguyên là phải thực hiện bằng được quyết tâm đó, để tạo khí thế, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân không chỉ ở địa bàn chiến lược Tây Nguyên mà còn trên khắp chiến trường miền Nam. Qua đó, giáng những đòn chí mạng tiếp theo bằng những chiến dịch tiến công đánh bại ý chí chiến đấu của nguỵ quyền Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công chiến lược bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Thắng lợi của trận then chốt quyết định - Buôn Ma Thuột đã thể hiện sự sắc sảo của nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch, nhất là trong tổ chức, chỉ huy và điều hành chiến dịch của Bộ Tư lệnh chiến dịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên nói chung và trận Buôn Ma Thuột nói riêng; trong đó, trước hết là nghệ thuật sử dụng không gian và thời gian mở chiến dịch . Việc chọn Buôn Ma Thuột là trận đánh mở đầu, then chốt quyết định là vấn đề hết sức quan trọng đối với chiến dịch. Vì, Buôn Ma Thuột có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên; diện tích rộng, bình độ thấp so với xung quanh, lại tương đối bằng phẳng, rải rác có một số điểm cao độc lập cách thị xã 2-15 km. Như vậy, đối với ta, sẽ thuận lợi cho quá trình cơ động, triển khai và che dấu lực lượng; còn với địch, khi bị tiến công sẽ khó giữ và khó cơ động ứng cứu, chi viện cho nhau. Đặc biệt, các mục tiêu của địch ở trong và xung quanh thị xã hầu hết là lộ thiên, dễ bị ta phát hiện và tiêu diệt. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Chúng ta đã lợi dụng những yếu tố thuận lợi của địa hình để khai thác, khắc phục mặt yếu và phát huy mặt mạnh của ta; đồng thời, triệt để khoét sâu những điểm yếu và hạn chế những mặt mạnh của địch. Về mặt thời gian, thời điểm nổ súng tiến công của trận đánh Buôn Ma Thuột được Bộ Tư lệnh chiến dịch tính toán kỹ (2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 ta mở màn chiến dịch và kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 11 tháng 3); đó là thời điểm thuận lợi nhất để tổ chức tiến công. Trong thời điểm này, mọi hoạt động của địch đều lỏng lẻo và mất cảnh giác, ta cơ động triển khai, bố trí đội hình tiến công bảo đảm giữ được bí mật; khi triển khai xong lực lượng tiến công thì gần sáng, sương mù tan, tạo thuận lợi cho ta phát hiện dễ dàng các mục tiêu lộ thiên của địch để thực hành tiến công tiêu diệt. Ngoài ra, còn có một yếu tố quyết định đến thời gian kết thúc trận đánh, đó là yếu tố về thời tiết. Đây là mùa khô, chưa có mưa, sông suối cạn, rất thuận tiện cho các phương tiện xe cơ giới phát huy được tính năng kĩ thuật, chiến thuật.    Một yếu tố hết sức quan trọng, góp ph

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.