Thứ Sáu, 22/11/2024, 20:01 (GMT+7)
Một số vấn đề về phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên vùng biển, ven biển Đông Bắc Tổ quốc
QPTD -Thứ Sáu, 24/12/2021, 07:28 (GMT+7) Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên vùng biển, ven biển Đông Bắc của Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng trong xây dựng thế trận này là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Sư đoàn 363 nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
QPTD -Thứ Sáu, 15/05/2020, 08:20 (GMT+7) Cách đây 55 năm, ngày 19/5/1965, Bộ Tư lệnh Phòng không Hải phòng (nay là Sư đoàn Phòng không 363) được thành lập, đánh dấu sự phát triển của Bộ đội Phòng không - Không quân, góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời Đông Bắc Tổ quốc và thành phố Cảng Hải Phòng.
Lữ đoàn 170 luôn vững vàng trên vùng biển Đông Bắc Tổ quốc
QPTD -Thứ Ba, 29/03/2016, 09:09 (GMT+7) Với tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, khắc phục khó khăn, “luyện giỏi, rèn nghiêm”, vững vàng trước mọi tình huống, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo khu vực phía Bắc của Tổ quốc,...
Tỉnh Quảng Ninh chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh
QPTD -Thứ Bảy, 26/12/2015, 10:01 (GMT+7) Quảng Ninh là tỉnh biên giới, phía Đông Bắc Tổ quốc, có vị trí quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng - an ninh, đối ngoại đối với Quân khu 3 và cả nước. Nhận thức rõ điều đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân,...
Lữ đoàn 242 vững vàng trên tuyến biển, đảo đông bắc Tổ quốc
QPTD -Thứ Sáu, 27/09/2013, 16:53 (GMT+7) Ghi sâu lời Bác dặn, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 242 luôn đoàn kết, tích cực, chủ động, vượt khó vươn lên, giữ vững ý chí chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo Đông Bắc Tổ quốc,...
Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327 vững vàng trên tuyến biên giới Đông bắc Tổ quốc
QPTD -Thứ Hai, 15/07/2013, 14:57 (GMT+7) Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng về xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327 đã có nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp trong triển khai thực hiện và đạt được kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, tạo ra diện mạo, sức sống mới trên địa bàn chiến lược Đông Bắc Tổ quốc.
Trung đoàn 242 nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
QPTD -Thứ Hai, 26/11/2012, 15:33 (GMT+7) Hằng năm, các đơn vị của Trung đoàn đều hoàn thành 100% nội dung, chương trình kế hoạch huấn luyện, SSCĐ. Kết quả kiểm tra huấn luyện các nội dung: bắn súng, kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh và binh chủng cấp phân đội ở các đơn vị đều đạt loại khá, giỏi. Phương pháp huấn luyện và trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao.
Sư đoàn 363 thực hiện tốt công tác tư tưởng
QPTD -Thứ Hai, 19/12/2011, 14:17 (GMT+7) Sư đoàn Phòng không 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) được giao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), quản lý vùng trời Đông Bắc Tổ quốc. Nhiều đơn vị của Sư đoàn hoạt động phân tán trên các địa bàn biên giới, hải đảo; nhiều bộ phận phải canh trực SSCĐ thường xuyên, liên tục, dài ngày…
Quảng Ninh đẩy mạnh thực hiện công tác quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
QPTD -Thứ Ba, 06/12/2011, 23:54 (GMT+7)
Nghệ thuật tổ chức phản công chiến lược đánh bại quân xâm lược ngay trên tuyến đầu Tổ quốc
QPTD -Thứ Năm, 10/11/2011, 15:22 (GMT+7) Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng, dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Lê Hoàn, cả dân tộc lại đoàn kết, thống nhất, tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân Tống ngay trên tuyến đầu phía Đông Bắc Tổ quốc. Sau chiến thắng đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại cửa ngõ sông Bạch Đằng (năm 938), chấm dứt hơn nghìn năm đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhưng không được bao lâu, đất nước lại rơi vào tình trạng bất ổn, các xứ nổi loạn chống lại Triều đình. Năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước, nhà Đinh lên ngôi, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm Kinh đô, chia đất nước làm 10 đạo, thực hiện quy chế thập đạo quân nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nhân dân, phát triển sản xuất, xây dựng đất nước. Song, triều chính cũng lại có biến, một số đại thần nổi loạn chống lại Thập đạo tướng quân (Lê Hoàn). Trong lúc đó, nhà Tống - một triều đại cường thịnh nhất châu Á lúc bấy giờ, đã và đang thực hiện chính sách dùng quân đội để “định thiên hạ, phục tứ phương”. Nhân cơ hội Triều đình Đại Cồ Việt có biến, nhà Tống phát động cuộc chiến tranh xâm lược, hòng biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Để thực hiện mục đích đó, nhà Tống gấp rút chuẩn bị lương thảo, điều động quân tướng ở Quảng Tây, Quảng Đông và vùng Kinh Hồ, tổ chức thành ba đạo quân lớn do Hầu Nhân Bảo làm Tổng chỉ huy tiến công xâm lược nước ta theo ba hướng: Đạo quân thứ nhất do Hầu Nhân Bảo trực tiếp chỉ huy, đảm nhiệm hướng chủ yếu, từ Ung Châu tiến sang Ngân Sơn, Cao Bằng; Đạo quân thứ hai do Tôn Toàn Hưng, sau là Trần Khâm Tộ chỉ huy, từ vùng Kinh Hồ qua biên giới Lạng Sơn vào nước ta; Đạo quân thứ ba do Lưu Trừng, Giả Thực chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào Quảng Ninh bằng đường biển. Theo dự kiến của chúng, các đạo quân này sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau tốc chiến, bất ngờ, tiến thẳng vào Đại La hội sư, sau đó thực hiện một trận đánh chớp nhoáng (như sét đánh không kịp bịt tai) hạ Thành Hoa Lư. Với chủ đích như vậy, chúng hy vọng tiến vào Kinh đô Hoa Lư dễ như “xô bẻ cành khô gỗ mục”, tiêu diệt Bộ Chỉ huy kháng chiến (BCHKC), bắt Vua, quan Triều đình Đại Cồ Việt phải đầu hàng, chấp nhận làm một phiên quốc nô lệ. Vận mệnh quốc gia đang bị đe doạ nghiêm trọng; lịch sử lại đặt ra cho dân tộc ta một thử thách ngặt nghèo trên tiến trình dựng nước và giữ nước. Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng, dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Lê Hoàn, cả dân tộc lại đoàn kết, thống nhất, tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân Tống ngay trên tuyến đầu phía Đông Bắc Tổ quốc. Phải nói rằng, để có được thắng lợi đó là do tổ tiên ta luôn chủ động theo dõi, nắm chắc các động thái của ngoại bang, tích cực tìm phương lược đối phó . Sau khi Lê Hoàn dẹp các đại thần nổi loạn xong, triều Đinh tiếp tục tổ chức nhân dân thực hiện công cuộc khôi phục đất nước, xây dựng quân đội theo quy chế thập đạo quân, nhằm bảo vệ nền độc lập và tiến trình xây dựng đất nước. Cùng với đó, triều Đinh tổ chức một số đơn vị đồn trú ở các quan ải sát biên giới kết hợp với nhân dân vùng biên thường xuyên, theo dõi tình hình các nước láng giềng, nhất là việc vận chuyển lương thảo, điều động binh mã để cấp báo Triều đình. Do vậy, tháng 8-980, ở Lạng Châu (Lạng Sơn) ta đã phát hiện và kịp thời cấp báo về Triều đình việc nhà Tống động binh chuẩn bị xâm lược Đại Cồ Việt. Theo đó, Triều đình đã kịp thời chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh sắp xảy ra: nhanh chóng củng cố lại triều chính, xây dựng niềm tin trong nhân dân và quân sĩ, thống nhất lòng người về một mối; suy tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế (thay thế Vệ Vương Toàn còn nhỏ) để lãnh đạo quân, dân cả nước kháng chiến. Ngay sau khi lên ngôi, Ông cùng các tướng huy động quân sĩ và nhân dân tạo lập thế trận chống giặc ngoại xâm; lập BCHKC gồm: Đại tướng Phạm Cự Lạng (tướng chỉ huy cao nhất) và một số quần thần, đại sư hiểu biết rộng tham gia mưu lược, cố vấn, phò tá Triều đình; điều những tướng giỏi chỉ huy ở các tuyến phòng thủ, các cánh quân, các trận đánh;