Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Quán triệt, thực hiện nghị quyết

QPTD -Thứ Năm, 21/03/2019, 08:40 (GMT+7)
Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường - định hướng quan trọng trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được xác định trong Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) và vừa qua lại tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Để tổ chức thực hiện thành công chủ trương đó của Đảng, rất cần thống nhất nhận thức chung cả trong lý luận và thực tiễn về hệ thống các giải pháp nhằm đạt được cả 2 tiêu chí: “tiên tiến, hiện đại” và “tự lực, tự cường” trong phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam thời gian tới.

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam “tiên tiến, hiện đại”

Những thành tựu về công nghiệp quốc phòng mà Việt Nam đã đạt được trên chặng đường phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt, những năm gần đây, ngành Công nghiệp quốc phòng có bước phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đòi hỏi công nghiệp quốc phòng phải phát triển mạnh hơn nữa để phục vụ cho quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và tham gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thách thức và động lực để phát triển nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại cũng có nhiều điểm tương đồng với những thách thức mà nền công nghiệp quốc gia và nền kinh tế quốc dân đang phải đối mặt, đó là: muốn thoát khỏi nguy cơ tụt hậu thì phải vượt qua “bẫy phát triển trung bình”. Thông thường, một quốc gia nếu tự đáp ứng cơ bản nhu cầu về các chủng loại vũ khí bộ binh thì được coi là đạt trình độ phát triển trung bình về tiềm lực công nghiệp quốc phòng. Muốn vượt qua “ngưỡng trung bình” thì phải vươn lên làm chủ thiết kế, công nghệ, chế tạo được các chủng loại vũ khí hiện đại, vũ khí thông minh, tích hợp hệ thống, công nghệ cao, v.v. Để làm được điều này, phải có quyết tâm chính trị cao, kiên định đường hướng chiến lược dài hạn và có nhiều giải pháp thực thi hiệu quả; trong đó, phải đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, nhân lực và thể chế.

Về tiềm lực khoa học công nghệ. Trên thế giới, việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực khoa học công nghệ quân sự đã được triển khai sớm hơn so với các lĩnh vực công nghiệp dân sinh khác. Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Để sẵn sàng đối phó thắng lợi với vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh tương lai, một yếu tố quan trọng là phải làm chủ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại. Theo đó, thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm mang tính đột phá, mũi nhọn để tiếp cận và làm chủ các ngành công nghệ mới liên quan tới chế tạo vũ khí cho các quân chủng: Hải quân, Phòng không - Không quân và các lực lượng được xác định ưu tiên hiện đại hóa trong Chiến lược Quốc phòng. Bên cạnh đó, cần quan tâm thích đáng cho nghiên cứu, sản xuất mới và nâng cao chất lượng các chủng loại vũ khí lục quân, nhất là vũ khí “Made in Việt Nam” đạt trình độ tiên tiến, hiện đại tương đương so với thế giới và khu vực. Theo hướng này, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, các trung tâm, viện nghiên cứu cần ưu tiên ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ; chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thực hiện đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực công nghệ quân sự đặc thù để tạo bước ngoặt về thiết kế - chế tạo các sản phẩm có tính đột phá về tính năng chiến thuật, kỹ thuật. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và hạ tầng, phương tiện kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, thiết kế, chế thử và sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật của ngành Công nghiệp quốc phòng.

Về nhân lực. Trong những năm gần đây, việc đầu tư cho xây dựng, phát triển nguồn lực công nghiệp quốc phòng đã được quan tâm và có sự đột phá. Mặc dù, nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong công nghiệp quốc phòng nước ta gia tăng về số lượng, ngành nghề chuyên môn, trình độ đào tạo,... nhưng vẫn còn thiếu những kỹ sư giỏi, chuyên gia đầu ngành và chưa có các tổng công trình sư trong những lĩnh vực vũ khí công nghệ cao. Công tác thu hút nhân tài vào làm việc trong công nghiệp quốc phòng chưa được như mong muốn. Đây sẽ là một điểm nghẽn cản trở quá trình làm chủ thiết kế - công nghệ liên quan tới vũ khí công nghệ cao và khả năng đóng góp của công nghiệp quốc phòng trong triển khai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở nước ta. Để thực hiện tốt định hướng của Đảng, thời gian tới, Chính phủ, Bộ Quốc phòng cần tập trung đổi mới mạnh mẽ các chế độ, chính sách có liên quan; trong đó, cần ưu tiên đồng bộ cả 2 yếu tố: đãi ngộ và trọng dụng nhân tài. Bên cạnh những chế độ đãi ngộ chung cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp quốc phòng, cần có thêm những công cụ đặc biệt, đãi ngộ đặc thù riêng cho số ít tinh hoa có trình độ cao, những người có thể đảm đương vai trò thủ lĩnh dẫn hướng cho các tập thể khoa học thực hiện thành công những nhiệm vụ khoa học công nghệ mang tính đột phá, mũi nhọn và đỉnh cao. Đối với nhân tài thì đãi ngộ là quan trọng, nhưng chưa đủ mạnh nếu thiếu trọng dụng. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Quốc phòng cần có chính sách trọng dụng nhân tài. Cụ thể là, bên cạnh việc tôn vinh, động viên, khen thưởng, cần có sự tin cậy và giao nhiệm vụ xứng tầm, có định hướng chiến lược và cơ chế đảm bảo nguồn lực ổn định, dài hạn để các nhà khoa học tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp công nghiệp quốc phòng.

Về thể chế. Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, cùng với hiện đại hóa công nghệ của ngành Công nghiệp quốc phòng theo hướng tiên tiến, hiện đại, vấn đề quan trọng nữa là phải đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm, mà cụ thể và trực tiếp hơn là đổi mới về thể chế, bao gồm cả tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, quy hoạch thế bố trí, tái cơ cấu, v.v. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về công nghiệp quốc phòng theo hướng đổi mới, hội nhập, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kết hợp liên ngành, tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính, v.v. Các cơ chế chính sách phải bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả và không chồng chéo. Trong đó, cần sớm tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (năm 2008) và Pháp lệnh Động viên công nghiệp (năm 2003). Trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các bước phát triển lâu dài. Mô hình doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng sắp tới cũng cần phải được cơ cấu lại để thích ứng với các yêu cầu hội nhập vào cơ cấu phân công chuyên môn hóa, cơ chế quản lý của công nghiệp quốc gia, hội nhập quốc tế và đủ sức cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Quy hoạch thế bố trí tiềm lực công nghiệp quốc phòng phải được điều chỉnh phù hợp với định hướng bố trí lực lượng và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đã được xác định trong Chiến lược Quốc phòng và quy hoạch chung của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa quốc phòng với kinh tế.

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng “tự lực, tự cường”

Trong đường hướng chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào cũng đều chú trọng tới khả năng độc lập, tự chủ và giảm tối đa sự lệ thuộc vào nước ngoài. Điều này là hiển nhiên, bởi ngay trong điều kiện thời bình, trong khi lĩnh vực kinh tế dân sinh trên thế giới đang hướng theo dòng chủ đạo là toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và “thế giới phẳng”,... thì các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như các luật chơi trên thị trường mua bán vũ khí và công nghệ quân sự càng ngày càng bị áp đặt bởi nhiều chế tài đa phương và đơn phương về hạn chế, ngăn ngừa, kiểm soát, áp đặt trừng phạt, cấm vận, v.v. Nên khi có chiến tranh xảy ra thì bên phát động chiến tranh sẽ luôn tìm cách áp dụng mọi biện pháp bao vây, phong tỏa, cô lập, ngăn ngừa mọi nguồn cung cấp từ bên ngoài và tấn công hủy diệt tiềm lực công nghiệp quốc phòng của đối phương.

Tự lực, tự cường về công nghiệp quốc phòng không có nghĩa là tự ràng buộc với mô hình khép kín, biệt lập, tự cung tự cấp. Trong bối cảnh hiện nay, tự lực, tự cường chỉ thực sự hiệu quả khi biết tranh thủ các cơ hội thuận lợi có thể nắm bắt được thông qua việc mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế về vũ khí và công nghệ quân sự. Điều đó cho phép ta chủ động lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm và công nghệ, giá cả, điều kiện hậu mãi, bảo hành, huấn luyện chuyên gia,... phù hợp với lợi ích và nhu cầu phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Nhờ đó, sẽ giảm bớt sự phụ thuộc trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Về phương thức hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, cần đa dạng, linh hoạt, đồng bộ cả về chiều rộng và chiều sâu, từ chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm, đến tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng, v.v.

Tuy nhiên, để có khả năng tự lực, tự cường về công nghiệp quốc phòng thì sức mạnh nội lực, tổng hợp của quốc gia là yếu tố quyết định, nhất là: khả năng độc lập, tự chủ trong nghiên cứu phát triển vũ khí mới, cung cấp thiết kế, công nghệ, vật tư, nguyên liệu, tiềm lực dự trữ quốc gia về vật tư cho nhu cầu sản xuất của công nghiệp quốc phòng khi có chiến tranh xảy ra, nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và nhiều nguồn lực khác. Để từng bước củng cố nội lực đặc thù này của đất nước, cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam; kiên định và quyết liệt thực hiện các mục tiêu dài hạn; đồng thời, linh hoạt điều chỉnh các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong từng bước đi cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một giải pháp quan trọng khác để tăng cường khả năng tự lực, tự cường của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là phải đẩy mạnh kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, huy động có hiệu quả thành tựu của nền kinh tế quốc dân phục vụ sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật. Theo đó, cần lồng ghép nhiệm vụ xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng vào các đề án, chiến lược xây dựng, phát triển của các bộ, ngành, địa phương, nhất là các dự án liên doanh, liên kết với các cơ sở dân sinh hoặc đầu tư hỗ trợ các cơ sở dân sinh nhằm mục đích phục vụ công nghiệp quốc phòng. Nhu cầu đầu tư cho phát triển công nghiệp quốc phòng rất lớn. Vì vậy, bên cạnh phát huy hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước, cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ này, kể cả vốn đầu tư của nước ngoài và của các thành phần kinh tế trong nước. Ngoài ra, chú trọng khai thác có hiệu quả các tiềm năng lưỡng dụng để đáp ứng đồng thời các yêu cầu của quốc phòng, an ninh và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Con đường để công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiến tới tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường còn dài; đòi hỏi cả sự kiên trì, quyết tâm chính trị, giải pháp hiệu quả và nỗ lực từ rất nhiều phía. Trước mắt, để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp quốc phòng đã được xác định trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề án, dự án xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng theo Nghị quyết 06-NQ/TW, Quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2035,... tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thiếu tướng, PGS, TS. ĐOÀN HÙNG MINH, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ý kiến bạn đọc (1)

vvv
25/05/2019 23:10
QPTD -Thứ Năm, 21/03/2019, 08:40 (GMT+7)Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường - định hướng quan trọng trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được xác định trong Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) và vừa qua lại tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Để tổ chức thực hiện thành công chủ trương đó của Đảng, rất cần thống nhất nhận thức chung cả trong lý luận và thực tiễn về hệ thống các giải pháp nhằm đạt được cả 2 tiêu chí: “tiên tiến, hiện đại” và “tự lực, tự cường” trong phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam thời gian tới. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam “tiên tiến, hiện đại” Những thành tựu về công nghiệp quốc phòng mà Việt Nam đã đạt được trên chặng đường phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt, những năm gần đây, ngành Công nghiệp quốc phòng có bước phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đòi hỏi công nghiệp quốc phòng phải phát triển mạnh hơn nữa để phục vụ cho quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và tham gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thách thức và động lực để phát triển nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại cũng có nhiều điểm tương đồng với những thách thức mà nền công nghiệp quốc gia và nền kinh tế quốc dân đang phải đối mặt, đó là: muốn thoát khỏi nguy cơ tụt hậu thì phải vượt qua “bẫy phát triển trung bình”. Thông thường, một quốc gia nếu tự đáp ứng cơ bản nhu cầu về các chủng loại vũ khí bộ binh thì được coi là đạt trình độ phát triển trung bình về tiềm lực công nghiệp quốc phòng. Muốn vượt qua “ngưỡng trung bình” thì phải vươn lên làm chủ thiết kế, công nghệ, chế tạo được các chủng loại vũ khí hiện đại, vũ khí thông minh, tích hợp hệ thống, công nghệ cao, v.v. Để làm được điều này, phải có quyết tâm chính trị cao, kiên định đường hướng chiến lược dài hạn và có nhiều giải pháp thực thi hiệu quả; trong đó, phải đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, nhân lực và thể chế. Về tiềm lực khoa học công nghệ. Trên thế giới, việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực khoa học công nghệ quân sự đã được triển khai sớm hơn so với các lĩnh vực công nghiệp dân sinh khác. Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Để sẵn sàng đối phó thắng lợi với vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh tương lai, một yếu tố quan trọng là phải làm chủ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại. Theo đó, thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm mang tính đột phá, mũi nhọn để tiếp cận và làm chủ các ngành công nghệ mới liên quan tới chế tạo vũ khí cho các quân chủng: Hải quân, Phòng không - Không quân và các lực lượng được xác định ưu tiên hiện đại hóa trong Chiến lược Quốc phòng. Bên cạnh đó, cần quan tâm thích đáng cho nghiên cứu, sản xuất mới và nâng cao chất lượng các chủng loại vũ khí lục quân, nhất là vũ khí “Made in Việt Nam” đạt trình độ tiên tiến, hiện đại tương đương so với thế giới và khu vực. Theo hướng này, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, các trung tâm, viện nghiên cứu cần ưu tiên ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ; chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thực hiện đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực công nghệ quân sự đặc thù để tạo bước ngoặt về thiết kế - chế tạo các sản phẩm có tính đột phá về tính năng chiến thuật, kỹ thuật. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và hạ tầng, phương tiện kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, thiết kế, chế thử và sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật của ngành Công nghiệp quốc phòng. Về nhân lực. Trong những năm gần đây, việc đầu tư cho xây dựng, phát triển nguồn lực công nghiệp quốc phòng đã được quan tâm và có sự đột phá. Mặc dù, nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong công nghiệp quốc phòng nước ta gia tăng về số lượng, ngành nghề chuyên môn, trình độ đào tạo,... nhưng vẫn còn thiếu những kỹ sư giỏi, chuyên gia đầu ngành và chưa có các tổng công trình sư trong những lĩnh vực vũ khí công nghệ cao. Công tác thu hút nhân tài vào làm việc trong công nghiệp quốc phòng chưa được như mong muốn. Đây sẽ là một điểm nghẽn cản trở quá trình làm chủ thiết kế - công nghệ liên quan tới vũ khí công nghệ cao và khả năng đóng góp của công nghiệp quốc phòng trong triển khai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở nước ta. Để thực hiện tốt định hướng của Đảng, thời gian tới, Chính phủ, Bộ Quốc phòng cần tập trung đổi mới mạnh mẽ các chế độ, chính sách có liên quan; trong đó, cần ưu tiên đồng bộ cả 2 yếu tố: đãi ngộ và trọng dụng nhân tài. Bên cạnh những chế độ đãi ngộ chung cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp quốc phòng, cần có thêm những công cụ đặc biệt, đãi ngộ đặc thù riêng cho số ít tinh hoa có trình độ cao, những người có thể đảm đương vai trò thủ lĩnh dẫn hướng cho các tập thể khoa học thực hiện thành công những nhiệm vụ khoa học công nghệ mang tính đột phá, mũi nhọn và đỉnh cao. Đối với nhân tài thì đãi ngộ là quan trọng, nhưng chưa đủ mạnh nếu thiếu trọng dụng. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Quốc phòng cần có chính sách trọng dụng nhân tài. Cụ thể là, bên cạnh việc tôn vinh, động viên, khen thưởng, cần có sự tin cậy và giao nhiệm vụ xứng tầm, có định hướng chiến lược và cơ chế đảm bảo nguồn lực ổn định, dài hạn để các nhà khoa học tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp công nghiệp quốc phòng. Về thể chế. Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, cùng với hiện đại hóa công nghệ của ngành Công nghiệp quốc phòng theo hướng tiên tiến, hiện đại, vấn đề quan trọng nữa là phải đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm, mà cụ thể và trực tiếp hơn là đổi mới về thể chế, bao gồm cả tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, quy hoạch thế bố trí, tái cơ cấu, v.v. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về công nghiệp quốc phòng theo hướng đổi mới, hội nhập, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kết hợp liên ngành, tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính, v.v. Các cơ chế chính sách phải bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả và không chồng chéo. Trong đó, cần sớm tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (năm 2008) và Pháp lệnh Động viên công nghiệp (năm 2003). Trên cơ sở đó, nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các bước phát triển lâu dài. Mô hình doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng sắp tới cũng cần phải được cơ cấu lại để thích ứng với các yêu cầu hội nhập vào cơ cấu phân công chuyên môn hóa, cơ chế quản lý của công nghiệp quốc gia, hội nhập quốc tế và đủ sức cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Quy hoạch thế bố trí tiềm lực công nghiệp quốc phòng phải được điều chỉnh phù hợp với định hướng bố trí lực lượng và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đã được xác định trong Chiến lược Quốc phòng và quy hoạch chung của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa quốc phòng với kinh tế. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng “tự lực, tự cường” Trong đường hướng chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào cũng đều chú trọng tới khả năng độc lập, tự chủ và giảm tối đa sự lệ thuộc vào nước ngoài. Điều này là hiển nhiên, bởi ngay trong điều kiện thời bình, trong khi lĩnh vực kinh tế dân sinh trên thế giới đang hướng theo dòng chủ đạo là toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và “thế giới phẳng”,... thì các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như các luật chơi trên thị trường mua bán vũ khí và công nghệ quân sự càng ngày càng bị áp đặt bởi nhiều chế tài đa phương và đơn phương về hạn chế, ngăn ngừa, kiểm soát, áp đặt trừng phạt, cấm vận, v.v. Nên khi có chiến tranh xảy ra thì bên phát động chiến tranh sẽ luôn tìm cách áp dụng mọi biện pháp bao vây, phong tỏa, cô lập, ngăn ngừa mọi nguồn cung cấp từ bên ngoài và tấn công hủy diệt tiềm lực công nghiệp quốc phòng của đối phương. Tự lực, tự cường về công nghiệp quốc phòng không có nghĩa là tự ràng buộc với mô hình khép kín, biệt lập, tự cung tự cấp. Trong bối cảnh hiện nay, tự lực, tự cường chỉ thực sự hiệu quả khi biết tranh thủ các cơ hội thuận lợi có thể nắm bắt được thông qua việc mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế về vũ khí và công nghệ quân sự. Điều đó cho phép ta chủ động lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm và công nghệ, giá cả, điều kiện hậu mãi, bảo hành, huấn luyện chuyên gia,... phù hợp với lợi ích và nhu cầu phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Nhờ đó, sẽ giảm bớt sự phụ thuộc trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Về phương thức hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, cần đa dạng, linh hoạt, đồng bộ cả về chiều rộng và chiều sâu, từ chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm, đến tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng, v.v. Tuy nhiên, để có khả năng tự lực, tự cường về công nghiệp quốc phòng thì sức mạnh nội lực, tổng hợp của quốc gia là yếu tố quyết định, nhất là: khả năng độc lập, tự chủ trong nghiên cứu phát triển vũ khí mới, cung cấp thiết kế, công nghệ, vật tư, nguyên liệu, tiềm lực dự trữ quốc gia về vật tư cho nhu cầu sản xuất của công nghiệp quốc phòng khi có chiến tranh xảy ra, nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và nhiều nguồn lực khác. Để từng bước củng cố nội lực đặc thù này của đất nước, cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam; kiên định và quyết liệt thực hiện các mục tiêu dài hạn; đồng thời, linh hoạt điều chỉnh các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong từng bước đi cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn. Một giải pháp quan trọng khác để tăng cường khả năng tự lực, tự cường của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là phải đẩy mạnh kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, huy động có hiệu quả thành tựu của nền kinh tế quốc dân phục vụ sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật. Theo đó, cần lồng ghép nhiệm vụ xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng vào các đề án, chiến lược xây dựng, phát triển của các bộ, ngành, địa phương, nhất là các dự án liên doanh, liên kết với các cơ sở dân sinh hoặc đầu tư hỗ trợ các cơ sở dân sinh nhằm mục đích phục vụ công nghiệp quốc phòng. Nhu cầu đầu tư cho phát triển công nghiệp quốc phòng rất lớn. Vì vậy, bên cạnh phát huy hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước, cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ này, kể cả vốn đầu tư của nước ngoài và của các thành phần kinh tế trong nước. Ngoài ra, chú trọng khai thác có hiệu quả các tiềm năng lưỡng dụng để đáp ứng đồng thời các yêu cầu của quốc phòng, an ninh và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường để công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiến tới tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường còn dài; đòi hỏi cả sự kiên trì, quyết tâm chính trị, giải pháp hiệu quả và nỗ lực từ rất nhiều phía. Trước mắt, để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp quốc phòng đã được xác định trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các chương trình, mục tiêu, đề án, dự án xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng theo Nghị quyết 06-NQ/TW, Quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2035,... tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thiếu tướng, PGS, TS. ĐOÀN HÙNG MINH, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc p
nguyenquocdinh
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban cán sự Đảng bộ Tài chính
Sáng 27-9, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI),...