Thứ Sáu, 22/11/2024, 06:34 (GMT+7)
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Quán triệt, thực hiện nghị quyết
“Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo...” là mục tiêu được xác định trong Nghị quyết số 1657-NQ/QUTW, ngày 20/12/2022 của Quân ủy Trung ương về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Quán triệt tinh thần đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Chính trị đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự trình độ đại học, sau đại học cho Quân đội; hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự, những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Chính trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo với nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Nhờ đó, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được xây dựng, phát triển theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng, chất lương không ngừng được nâng cao, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu và sự phát triển về nhiệm vụ. Nhà trường đã hoàn thiện mục tiêu, chuẩn đầu ra; chương trình, nội dung đào tạo từng bước được đổi mới, hoàn thiện; công tác giáo dục, đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, vững chắc, chất lượng được khẳng định và nâng lên rõ rệt1. Qua khảo sát thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị cho thấy, chất lượng học viên tốt nghiệp ra trường cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nhiều đồng chí thực sự mẫu mực, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, tác phong công tác, xứng đáng với vị thế, uy tín người chủ trì về chính trị ở đơn vị cơ sở.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao; trong khi đó, thực hiện Đề án “Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, từ năm học 2023 - 2024, thời gian đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn bậc đại học rút ngắn từ 05 năm xuống còn 04 năm, đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường. Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục và đào tạo, trọng tâm là Nghị quyết số 1657-NQ/QUTW, ngày 20/12/2022 của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, có tầm nhìn dài hạn với giải pháp hiệu quả và lộ trình phù hợp; trong đó, ưu tiên tập trung vào một số nội dung, giải pháp chủ yếu sau.
Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đây không chỉ là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu, mà còn là nội dung, yêu cầu, nguyên tắc lãnh đạo để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo theo đúng định hướng; đồng thời, là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm. Vì vậy, Đảng ủy Nhà trường yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn. Trước hết, tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Nhà trường về công tác giáo dục, đào tạo; trực tiếp là Nghị quyết số 563-NQ/ĐU, ngày 08/3/2023 của Đảng ủy Nhà trường về tiếp tục đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cụ thể hóa thành các nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện trong nghị quyết lãnh đạo thường kỳ, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp tình hình thực tiễn của từng cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị; thường xuyên rút kinh nghiệm, xác định biện pháp khắc phục khâu yếu, mặt yếu. Quá trình thực hiện, Nhà trường chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng phù hợp với biểu tổ chức biên chế. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; xây dựng cấp ủy gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học viên, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình giáo dục, đào tạo. Khắc phục tư tưởng nóng vội, ngại đổi mới, không dám đổi mới, hoặc thỏa mãn dừng lại ở một số cán bộ, giảng viên, học viên, v.v.
Hai là, đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, toàn diện và thực hiện tốt nội dung, chương trình, quy trình đào tạo. Thực tiễn cho thấy, đổi mới quy trình, nội dung, chương trình đào tạo của Nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực, song cấu trúc giữa các khối kiến thức vẫn có yếu tố chưa thực sự phù hợp, có nội dung còn nặng về lý luận, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở cơ sở. Quán triệt, thực hiện Đề án “Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các cơ quan chức năng và các khoa giáo viên tích cực rà soát, chủ động xây dựng, hoàn thiện quy trình đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn của từng cấp học, bậc học, đối tượng đào tạo, bảo đảm tính logic, khoa học trong từng môn học, học kỳ, năm học và cả khóa học. Nhà trường tập trung xây dựng, chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng cơ bản, toàn diện, liên thông và có kế thừa, tích hợp, sát mục tiêu đào tạo và nhu cầu thực tế đặt ra. Bám sát phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, Nhà trường chỉ đạo tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chất lượng tự học của học viên. Chú trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ tư duy lý luận và nâng cao năng lực, phương pháp, tác phong công tác trong hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của người cán bộ chính trị. Coi trọng việc truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thể lực, kỹ năng mềm, kiến thức toàn diện về quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội, pháp luật, thực tiễn và kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị,… cho học viên. Đồng thời, rà soát, bổ sung xây dựng chuẩn đầu ra bảo đảm nhất quán với mục tiêu và chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo.
Ba là, xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, quy trình đào tạo. Đây là giải pháp then chốt, tạo động lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Để làm được điều đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường tập trung lãnh đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, biên chế; chỉ đạo các cơ quan, khoa, đơn vị rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, có chất lượng ngày càng cao, đồng bộ về cơ cấu, độ tuổi, chuyên ngành. Tích cực bồi dưỡng, nâng cao năng lực toàn diện về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo các tiêu chí Khung năng lực giảng dạy của giảng viên các học viện, nhà trường Quân đội. Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, tăng cường đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế, nghiên cứu, học tập tại các đơn vị trong toàn quân với chức danh phù hợp để tích lũy kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm. Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.
Đặc biệt, quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về “Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động nghiên cứu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, tạo động lực để đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ; thu hút, trọng dụng đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ đơn vị có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn về Nhà trường công tác, tham gia hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từng bước chuẩn hóa về học vấn, chức danh, trình độ mọi mặt, nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ Quốc phòng. Nhà trường phấn đấu, đến hết năm 2025, có 100% giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học trở lên; trong đó, từ 50% - 60% sau đại học (80% giảng viên có trình độ sau đại học), trên 20% tiến sĩ.
Bốn là, tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Thực hiện mục tiêu “kép” (vừa đào tạo theo chức danh, vừa đào tạo trình độ học vấn) và phương châm: “Cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu”, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, khoa giáo viên quyết liệt đổi mới hình thức, phương pháp dạy - học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, thực hiện tốt yêu cầu: lý luận liên hệ với thực tiễn, lý thuyết đi đôi với thực hành. Chú trọng nâng cao chất lượng tự học, tự rèn của học viên theo hướng biến quá trình giáo dục, đào tạo thành tự giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng động cơ, trách nhiệm học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học cho học viên. Đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học đảm bảo thực chất, kiên quyết chống bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục, đào tạo. Cùng với đó, Nhà trường tích cực hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thao trường huấn luyện; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hợp tác trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.
Trung tướng, PGS, TS. NGUYỄN HÙNG OANH, Hiệu trưởng Nhà trường _______________________
1 - Năm học 2022 - 2023, kết quả thi có 99,92% đạt yêu cầu trở lên, trong đó có 79,78% khá, giỏi (11,35% giỏi và xuất sắc), tăng 1,53% so với năm học 2021 - 2022.
Trường Sĩ quan Chính trị,giáo dục và đào tạo,nâng cao chất lượng,chủ trì về chính trị
Học viện Quốc phòng quán triệt, vận dụng Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) vào công tác huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học 14/11/2024
Quân khu 4 lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) 04/11/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Tiếp theo và hết) 28/10/2024
Quân đoàn 3 trước yêu cầu xây dựng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại 17/10/2024
Quân khu 3 nâng cao chất lượng công tác hậu cần theo Nghị quyết số 1658-NQ/QUTW 07/10/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới 26/09/2024
Quân khu 5 xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) 12/09/2024
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt, thực hiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên 05/09/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới 26/08/2024
Vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc* 22/08/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Tiếp theo và hết)
Quân khu 4 lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)
Học viện Quốc phòng quán triệt, vận dụng Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) vào công tác huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học