Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Quán triệt, thực hiện nghị quyết

QPTD -Thứ Hai, 12/12/2011, 14:51 (GMT+7)
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng

Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại được nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng là thể hiện sự phát triển, hoàn thiện hơn về chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.

 

Nghị quyết Trung ương 8, khoá IX chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại (KT,QP,AN,ĐN)”1. Có thể nói, đây là văn kiện đầu tiên về kết hợp KT,QP,AN,ĐN của Đảng ta. Trước đó, các văn kiện của Đảng chỉ đề cập đến sự kết hợp của hai hoặc ba yếu tố: kinh tế với quốc phòng, hoặc kinh tế với quốc phòng và an ninh, mà chưa đề cập rõ sự kết hợp của bốn yếu tố: KT,QP,AN,ĐN. Vấn đề kết hợp KT,QP,AN,ĐN được đề cập trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng là sự phát triển, hoàn thiện hơn chủ trương kết hợp KT,QP,AN,ĐN của Đại hội IX và X. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh (QP-AN). Phát triển KT-XH đi đôi với tăng cường sức mạnh QP-AN. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH và trên từng địa bàn”2. Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020 khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh”3. Báo cáo Chính trị chỉ rõ: “gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại”4. Như vậy, kết hợp KT,QP,AN,ĐN trong các văn kiện Đại hội XI tuy được diễn đạt khác nhau, nhưng đều thể hiện bước phát triển mới của nhận thức về mối quan hệ giữa bốn yếu tố: KT,QP,AN,ĐN trong quá trình tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) trong tình hình mới. Nhằm góp phần tìm hiểu, quán triệt chủ trương kết hợp KT,QP,AN,ĐN trong các văn kiện Đại hội XI, cần chú trọng một số nội dung cơ bản sau:

1. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là một tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Bản chất của kết hợp KT,QP,AN,ĐN là sự gắn kết quá trình xây dựng, phát triển KT-XH với củng cố QP-AN và đối ngoại thành một thể thống nhất, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, cùng hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu cốt lõi của sự kết hợp này là tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi từng nhiệm vụ KT,QP,AN,ĐN, nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Thực hiện có hiệu quả việc kết hợp này sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và BVTQ; ngược lại, không chỉ khó có sức mạnh thật sự, mà còn là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá cách mạng nước ta.

2. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là một phương thức xây dựng lực lượng quốc phòng. Đây là sự kết hợp đồng thời các lĩnh vực, các lực lượng chủ yếu nhằm tạo thế, tạo lực, tạo thời để tranh thủ cơ hội, giữ vững hòa bình, mở rộng hợp tác, nâng cao thế và lực của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và BVTQ trong tình hình mới. QP-AN và đối ngoại vững chắc là điều kiện cơ bản để bảo vệ hòa bình, ổn định cho phát triển KT-XH; ngược lại, kinh tế phát triển bền vững là nền tảng vật chất cho tăng cường tiềm lực quốc phòng, sức mạnh an ninh và mở rộng đối ngoại. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước đang đặt ra nhiều nội dung mới, toàn diện hơn về nhiệm vụ xây dựng và BVTQ, đòi hỏi sự kết hợp KT,QP,AN,ĐN càng phải chặt chẽ, thống nhất để xây dựng lực lượng quốc phòng, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và BVTQ.

3. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là một trong các nguồn lực tạo thành sức mạnh quốc gia. Ngày nay, sức mạnh quốc gia không chỉ được tạo bởi sức mạnh của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà phải được khai thác, huy động từ mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo nghĩa hẹp, kết hợp KT,QP,AN,ĐN là sự kết hợp giữa đối ngoại kinh tế với đối ngoại quốc phòng, đối ngoại an ninh và đối ngoại nhân dân. Các lực lượng này cùng với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài làm nòng cốt thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng. Đây là các lực lượng có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, xử lý thông tin liên quan đến KT,QP,AN,ĐN. Nếu sự kết hợp này có hiệu quả sẽ là một nguồn lực quan trọng tạo thành sức mạnh quốc gia.

4. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là phương thức hiệu quả để thực hiện hài hoà lợi ích giữa nước ta với các đối tác. Kết hợp tốt các yếu tố đó sẽ hình thành thế trận KT,QP,AN,ĐN trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực, cộng hưởng với sức mạnh ngoại lực. Mặt khác, BVTQ trong tình hình mới đòi hỏi phải xây dựng các phòng tuyến bảo vệ không chỉ ở tuyến biên giới và nội địa vững chắc mà còn phải có các phòng tuyến ở ngoài lãnh thổ quốc gia. Phòng tuyến này được hình thành từ các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ ở những nước là đối tác của Việt Nam. Đây là một phương thức BVTQ, là cụ thể hoá quan điểm kết hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân; nền đối ngoại nhân dân và thế trận đối ngoại nhân dân để thực hiện hài hoà lợi ích giữa nước ta với các đối tác vì mục tiêu xây dựng và BVTQ.

5. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là sự kết hợp nhiều yếu tố, cả yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài, yếu tố dân tộc với yếu tố thời đại. Sự kết hợp này là nghệ thuật quy tụ, liên kết những nhân tố không đồng nhất, nhiều hoạt động khác nhau tuân theo quy luật đặc thù để tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng và BVTQ. Đây là sự kết hợp các lực lượng, cả nội lực và ngoại lực, cả vũ trang và phi vũ trang nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển bền vững. Sức mạnh BVTQ không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang, mà là sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lực lượng tiến hành sự nghiệp này không chỉ riêng lực lượng vũ trang mà phải là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức trong hệ thống chính trị. Vì vậy, kết hợp KT,QP,AN,ĐN sẽ cho phép kết hợp được nhiều yếu tố, cả yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài, yếu tố dân tộc với yếu tố thời đại trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ.

6. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hội nhập của nước ta vào môi trường quốc tế không chỉ tác động đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội mà còn tác động đến lĩnh vực QP-AN và đối ngoại. Vì vậy, làm thế nào để vừa chủ động hội nhập quốc tế an toàn, vừa giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế là một nghệ thuật. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN là một giải pháp quan trọng để giải quyết mối quan hệ đó trong tình hình mới.

Để hiện thực hoá các nội dung trên, cần có các giải pháp đồng bộ, triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; trong đó, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và trình độ của các chủ thể về chủ trương kết hợp KT,QP,AN,ĐN của Đảng. Kết hợp KT,QP,AN,ĐN vừa là chủ trương chiến lược của Đảng, vừa là phương thức xây dựng và BVTQ trong thời kỳ mới. Vì vậy, cần thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương này trong toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ trì trong hệ thống chính trị, nhằm thống nhất cả nhận thức và hành động. Phải thấy rằng, kết hợp KT,QP,AN,ĐN là chủ trương đầu tư cho phát triển bền vững, là trách nhiệm của toàn dân, trong đó sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ giữ vai trò quyết định. Sự kết hợp này chỉ đạt hiệu quả cao khi mọi tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị có nhận thức đầy đủ và phát huy tốt vai trũ, trách nhiệm của mỡnh. Do vậy, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là công tác giáo dục QP-AN, để toàn dân nhận thức sâu sắc trách nhiệm và tự giác tham gia thực hiện kết hợp KT,QP,AN,ĐN. Cùng với đó là năng lực, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ về chính trị và ý thức quốc phòng, BVTQ, xây dựng đất nước giàu mạnh của các chủ thể phải không ngừng được bồi đắp, ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Hai là, nâng cao vai trò và năng lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kết hợp KT,QP,AN,ĐN.Phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, mở rộng đối ngoại là các hoạt động trọng yếu của đất nước. Vỡ thế, hiệu quả kết hợp KT,QP,AN,ĐN tác động trực tiếp đến thịnh, suy của quốc gia. Việc kết hợp đó có liên quan tới mọi cấp, mọi ngành và mọi địa phương. Đây là công việc vừa thường xuyên, cấp thiết, vừa mang tính chiến lược lâu dài; đũi hỏi Chớnh phủ phải chủ trỡ, chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thông qua hoạch định chiến lược, chính sách kết hợp ở cấp độ quốc gia. Mặt khác, cần thường xuyên nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kết hợp KT,QP,AN,ĐN. Theo đó, cần phát huy tốt vai trò của cơ quan chuyên trách các cấp trong hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và thực thi quản lý, giỏm sỏt việc thực hiện kết hợp. Ngoài ra, cần xác định rừ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kết hợp KT,QP,AN,ĐN của các cấp, ngành và địa phương. Trên cơ sở đó, đề ra yêu cầu, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đứng đầu trong thực hiện sự kết hợp ở từng bộ, ngành, địa phương mỡnh.

Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật về kết hợp KT,QP,AN,ĐN đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, điều hành của Chính phủ và cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, cần thể chế hoá chủ trương kết hợp KT,QP,AN,ĐN của Đảng bằng hệ thống luật và văn bản quy phạm pháp luật; trong đó, quy định rừ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trước mắt, cần có quy chế phối hợp giữa các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Công thương… và một số ngành kinh tế chủ đạo. Về lâu dài, cần có các chế tài bắt buộc thực hiện kết hợp KT,QP,AN,ĐN; gắn kết các chiến lược và chính sách phát triển KT-XH với chiến lược, chính sách QP-AN và đối ngoại; đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng chiến lược kết hợp KT,QP,AN,ĐN trong phạm vi cả nước.

Bốn là, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng trong nghiên cứu và dự báo tình hình. Hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng trong nghiên cứu và dự báo tình hình có ý nghĩa quan trọng đối với sự kết hợp KT,QP,AN,ĐN của  nước ta. Mặt khác, thông tin tác động đến KT,QP,AN,ĐN từ tình hình trong nước và thế giới, về sự đồng thuận xã hội và lòng tin của nhân dân về hiệu lực quản lý nhà nước đối với xã hội; tình trạng quan liêu, tham nhũng và tệ nạn xã hội… là những thông tin cơ bản cần thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác để phân tích, đánh giá và dự báo tình hình, làm luận cứ cho Đảng, Nhà nước hoạch định chiến lược và chính sách. Đây là hoạt động phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên phải có sự phối hợp giữa các lực lượng: KT,QP,AN,ĐN trong nghiên cứu và dự báo tình hình.

Năm là, kết hợp KT,QP,AN,ĐN cần được tiến hành đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, có trọng điểm. Do mối quan hệ đan xen và chi phối giữa KT,QP,AN,ĐN ở cả phạm vi trong nước và quốc tế, cả trước mắt và lâu dài, cả thời bình và thời chiến, nên việc kết hợp phải chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện ngay trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển và phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phải được tiến hành thường xuyên theo hướng bảo đảm hài hoà giữa tự bảo vệ, được bảo vệ và tham gia bảo vệ. Quá trình thực hiện kết hợp KT,QP,AN,ĐN ở mọi cấp độ, mỗi lĩnh vực, cần chủ động nâng cao khả năng tự bảo vệ, phối hợp chặt chẽ khi được bảo vệ và tích cực tham gia bảo vệ có hiệu quả các lĩnh vực khác. Kết hợp đồng bộ, toàn diện nhưng phải có trọng điểm, hướng vào nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực mũi nhọn, chủ đạo; các khu vực hoặc đối tác chiến lược.

Đại tá, TS. TRẦN ĐĂNG BỘ

Viện KHXHNVQS - Bộ Quốc phòng

_________

1 - Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương - Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương, khóa IX, Nxb CTQG, H. 2003, tr. 47.

2, 3, 4 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 82, 139, 181.

 

Ý kiến bạn đọc (0)

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban cán sự Đảng bộ Tài chính
Sáng 27-9, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI),...