Thứ Bảy, 23/11/2024, 06:28 (GMT+7)
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Quán triệt, thực hiện nghị quyết
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia đang đặt ra những yêu cầu mới toàn diện hơn. Cùng với việc thực hiện tốt chức năng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, BĐBP còn phải thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, như: buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu qua biên giới…; đồng thời, tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… Nhằm góp phần bảo đảm cho toàn lực lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao, Học viện phải có nhiều hình thức, biện pháp, nhằm tạo được bước chuyển biến tích cực cả về nội dung, chương trình, hình thức đào tạo; trong đó, phải quán triệt tốt tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về công tác GD-ĐT: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD-ĐT. Tập trung nâng cao chất lượng GD-ĐT, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành…”1. Để thực hiện tốt vấn đề đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:
Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển; tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 86 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương), Nghị quyết số 14 của Đảng ủy Bộ Tư lệnh BĐBP về công tác GD-ĐT trong tình hình mới; tích cực nghiên cứu mở rộng các loại hình đào tạo, trong đó, chú trọng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chức danh khoa học, học vị và đào tạo cán bộ theo chức danh. Cùng với đó, Học viện phải có nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ toàn diện cho đội ngũ cán bộ cả về chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, tin học, ngoại ngữ (cả tiếng địa phương, tiếng dân tộc và tiếng nước láng giềng) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Ba là, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đây là một trong những nhân tố quyết định chất lượng GD-ĐT của Học viện. Vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện chỉ đạo các cơ quan tích cực nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, nâng dần chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ của Học viện gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; coi trọng xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ giảng viên. Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, gắn với gửi đi đào tạo, bồi dưỡng tại các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi thực tế theo từng cương vị ở các đơn vị cơ sở của BĐBP theo đúng quy trình, lộ trình đã xác định; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi về chuyên môn, có năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề, có học hàm, học vị cao,... Trước những yêu cầu mới của công tác GD-ĐT, một mặt, Học viện tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên với yêu cầu “chuẩn hóa” theo chức danh; mặt khác, đặt ra yêu cầu cao trong việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện để mỗi giảng viên, cán bộ quản lý phấn đấu, tự hoàn thiện mình theo yêu cầu, nhiệm vụ. Học viện đề ra chỉ tiêu đến năm 2015, đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học đạt từ 60 - 65%; trong đó, có 20-25% đạt trình độ tiến sĩ.Học viện sẽ tăng cường quan hệ với các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội: Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Hải quân, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, Đại học Thái Nguyên... nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức trong GD-ĐT và nghiên cứu khoa học; coi đây là một kênh quan trọng để nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ giảng viên, chất lượng GD-ĐT của Học viện.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh, thi, kiểm tra học trình, học phần, thi tốt nghiệp; tập trung xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho người học. Đối tượng đào tạo của Học viện hiện nay rất đa dạng (25 đối tượng), nguồn vào chủ yếu được tuyển chọn qua các kỳ tuyển sinh quân sự hằng năm, cử tuyển đối với con em các dân tộc ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và tuyển chọn đầu vào đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn, đào tạo sau đại học. Để lựa chọn được những học viên có đủ các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, sức khoẻ, Học viện chú trọng khâu tạo nguồn từ địa phương và các đơn vị cơ sở của BĐBP; thực hiện chặt chẽ khâu xét tuyển hồ sơ, tổ chức thi tuyển sinh quân sự đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng quy chế, quy định. Trước và sau khi tuyển sinh, Học viện chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền về mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan Biên phòng, giúp người học viên tương lai chuẩn bị tốt tâm lý, xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Các cơ quan chức năng của Học viện rà soát, tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc điều chỉnh, xây dựng quy trình tổ chức thi, kiểm tra học trình, học phần và các môn thi tốt nghiệp; chú trọng làm tốt tất cả các khâu; từ ra đề thi đến chấm thi, thanh tra… để khuyến khích người học tự giác vươn lên, có động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
Năm là, Học viện phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, (thành phố) thực hiện tốt công tác GD-ĐT. Thông qua việc phối hợp, nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin về tình hình các địa bàn biên giới, biển, đảo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra, giúp cho học viên gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn. Học viện sẽ tăng cường cử cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế và dự nhiệm trên các cương vị lãnh đạo, chỉ huy tại các đơn vị BĐBP, trước mắt là các tỉnh (thành phố) mới ký kết Quy chế phối hợp hoạt động; kết hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP phòng các tỉnh (thành phố) mở các cuộc hội thảo khoa học nhằm đánh giá và tổng kết thực tiễn; trên cơ sở đó, điều chỉnh, bổ sung vào chương trình huấn luyện những nội dung cần thiết, từng bước đưa thực tiễn vào các bài giảng, làm cho bài giảng sinh động, sát thực tế hơn.
Thực hiện tốt những nội dung, giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT, bảo đảm cho Học viện thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, tự hào với truyền thống "Dạy tốt - học tốt - công tác tốt", toàn thể cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ toàn Học viện sẽ nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng GD-ĐT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thiếu tướng, TS. HOÀNG VĂN ĐỒNG
Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Học viện
1 - ĐCSVN – Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Báo Quân đội nhân dân, ngày 13 – 01 – 2010.
Học viện Quốc phòng quán triệt, vận dụng Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) vào công tác huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học 14/11/2024
Quân khu 4 lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) 04/11/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Tiếp theo và hết) 28/10/2024
Quân đoàn 3 trước yêu cầu xây dựng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại 17/10/2024
Quân khu 3 nâng cao chất lượng công tác hậu cần theo Nghị quyết số 1658-NQ/QUTW 07/10/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới 26/09/2024
Quân khu 5 xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) 12/09/2024
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt, thực hiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên 05/09/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới 26/08/2024
Vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc* 22/08/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Tiếp theo và hết)
Quân khu 4 lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)
Học viện Quốc phòng quán triệt, vận dụng Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) vào công tác huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học