Nghiên cứu - Tìm hiểu Nghiên cứu - Trao đổi

QPTD -Thứ Hai, 28/03/2022, 08:02 (GMT+7)
Giải pháp bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị

Văn hóa lãnh đạo, quản lý là hệ thống những giá trị, chuẩn mực tạo nên phong cách lãnh đạo của người cán bộ, nhất là cán bộ chính trị, có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành động của bộ đội và tập thể đơn vị. Vì vậy, bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn là yêu cầu cấp thiết, góp phần xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên các cấp “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị.

Trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về yêu cầu phẩm chất, đạo đức, năng lực của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng; kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đặt ra vấn đề “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý”1. Điều này cho thấy, văn hóa lãnh đạo, quản lý là vấn đề được Đảng ta hết sức coi trọng.

Học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị là những cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, được lựa chọn về đào tạo, phát triển thành các chính ủy - người chủ trì về chính trị ở các trung, sư đoàn trong tương lai. Thực tiễn cho thấy, phẩm chất, năng lực, phong cách lãnh đạo, nhất là văn hóa lãnh đạo, quản lý của người chính ủy, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, thời gian qua cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Học viện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Trong đó, tập trung bồi dưỡng hệ thống những chuẩn mực đạo đức, phẩm chất, năng lực, phong cách lãnh đạo, nhất là phong cách “khoa học, dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu, nói đi đôi với làm”. Nhờ đó, đại đa số học viên có nhận thức đúng đắn về văn hóa lãnh đạo, quản lý; chủ động lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; tích cực tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, một số học viên sau khi ra trường chưa phát huy tốt vai trò là người chủ trì về chính trị, chưa thực sự là tấm gương mẫu mực ở đơn vị, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý, góp phần hoàn thiện phẩm chất chính trị của người học viên - chính ủy trong tương lai ngay tại Học viện là vấn đề cấp thiết. Phạm vi bài viết xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, phát huy trách nhiệm của các lực lượng trực tiếp bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi, kết quả của quá trình bồi dưỡng phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức, trách nhiệm của chủ thể bồi dưỡng. Hơn nữa, lực lượng bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên ở Học viện Chính trị gồm cả đội ngũ giảng viên về chính trị, quân sự, cán bộ quản lý giáo dục, quản lý học viên. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính trị trong Quân đội nói riêng, làm cơ sở cho lực lượng giáo dục, quản lý học viên nắm vững mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chất lượng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên, hệ quản lý học viên trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Học viện các biện pháp tiến hành bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên, đáp ứng yêu cầu cao của mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Các khoa giáo viên tập trung nghiên cứu, biên soạn nội dung các chuẩn mực văn hóa đối với người chính ủy, chính trị viên trong Quân đội, đưa vào giáo án, bài giảng những nội dung thiết thực, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy và hoạt động thực tiễn, giúp người học thấy rõ vị trí, vai trò của văn hóa lãnh đạo, quản lý quyết định đến năng lực công tác của người chính ủy, chính trị viên trong Quân đội. Từ đó, phát huy tính tự giác của học viên trong tự rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất chính trị nói chung, văn hóa lãnh đạo, quản lý nói riêng. Chỉ huy hệ học viên phải thực sự là tấm gương về văn hóa lãnh đạo, quản lý để học viên học tập, làm theo; nhất là thực hành nêu gương, làm gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần cho học viên tự học tập, rèn luyện để hoàn thiện phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của người chính ủy cấp trung, sư đoàn trong tương lai.

Thủ trưởng Học viện trao bằng tốt nghiệp loại giỏi cho các học viên
khóa học 2018-2020

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức với bồi dưỡng, rèn luyện văn hóa lãnh đạo, quản lý cho người học. Kiến thức là nền tảng hình thành năng lực của ng­ười học, giúp họ nhận thức đúng hiện thực khách quan để vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn, nhưng hiệu quả của sự vận dụng đó đến mức độ nào lại phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng, rèn luyện của người học. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn đòi hỏi các cấp ủy đảng, cán bộ chủ trì, đội ngũ giảng viên cần nhận thức đúng mối quan hệ giữa trang bị kiến thức lý luận và rèn luyện “tay nghề” cho người học, nhằm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Theo đó, các cơ quan, khoa giáo viên, hệ học viên cần căn cứ vào mục tiêu, mô hình đào tạo và nắm chắc đối tượng đào tạo để tập trung đổi mới nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục, bảo đảm vừa trang bị kiến thức cần thiết, vừa tạo điều kiện thuận lợi để người học rèn luyện, nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý của người chính ủy tương lai. Cùng với trang bị kiến thức toàn diện, cần chú trọng kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa, hình hành tư duy lãnh đạo, tư duy văn hóa trong lãnh đạo cho người học. Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa giáo viên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện giáo trình đào tạo; trong đó, quan tâm tăng thời lượng các bài tập thực hành sát chức trách, nhiệm vụ của chính ủy trung, sư đoàn. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chính khóa với hoạt động ngoại khóa; tổ chức tốt các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị làm mẫu để người học quan sát, học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và văn hóa lãnh đạo, quản lý, chỉ huy theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện.

Ba là, phát huy cao tinh thần tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện của học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn, chuyển quá trình đào tạo thành quá trình “tự đào tạo”. Học viên là khách thể của quá trình trang bị kiến thức, nhưng là chủ thể tiếp cận những dữ liệu, thông tin cần thiết để tiếp thu, lĩnh hội, chuyển hóa thành kiến thức, năng lực của chính mình. Mọi hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện của học viên chỉ biến thành hiện thực và có hiệu quả thông qua quá trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của bản thân. Trong quá trình đó, mỗi học viên phải thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: lấy “tự học” làm cốt, từ đó luôn “khát vọng vươn lên”, ra sức tự học tập lĩnh hội tri thức về văn hóa lãnh đạo, quản lý; tích cực, tự giác trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong lãnh đạo và phải xác định rõ đây là nhân tố quyết định đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực, phong cách lãnh đạo của người chính ủy tương lai. Để đạt hiệu quả, các khoa giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học viên, nhằm nâng cao chất lượng tự học nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung; trong đó, chú trọng bồi dưỡng cho học viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện là chính, để phát huy được nhân tố chủ quan của người học trong các hoạt động học tập, tự học, thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành “tự đào tạo”. Đồng thời, thường xuyên đổi mới công tác quản lý, tổ chức đào tạo theo hướng chính quy, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên tự học tập nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, thực tập trên cương vị người chính ủy nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; gương mẫu, nói đi đôi với làm; khiêm tốn, giản dị; giải quyết công việc có tình, có lý, có chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín cao của người chính ủy đối với cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị.

Bốn là, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm trong sạch, lành mạnh. Môi trường văn hóa sư phạm bao gồm các quan hệ văn hóa, các giá trị văn hóa sư phạm, văn hóa quân nhân, tình “thầy - trò” và phẩm chất văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”; các thiết chế văn hóa, hành vi văn hóa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất tác động trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của học viên. Đây là nội dung, giải pháp quan trọng để bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Do đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Học viện cần quán triệt sâu sắc quan điểm: “Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng”2, tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Để đạt hiệu quả cần coi trọng xây dựng quan hệ văn hóa quân nhân, giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản, như: quan hệ giữa người chỉ huy với lãnh đạo; giữa chỉ huy cấp trên với chỉ huy cấp dưới; giữa đội ngũ cán bộ, giảng viên với học viên trên tinh thần đoàn kết, tương trợ, yêu thương đồng chí, đồng đội, tạo sự tin cậy cho học viên yên tâm học tập, rèn luyện tại Học viện. Đồng thời, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, hành vi văn hóa của cả “người dạy” và “người học” thông qua các thiết chế văn hóa, nhằm cụ thể hóa các chuẩn mực, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị; mỗi cán bộ, giảng viên phải thực sự là tấm gương lan truyền cảm hứng, những thông điệp nhân văn, lan tỏa những giá trị cao đẹp cho học viên, v.v. Qua đó, giúp người học hoàn thiện nhân cách chính ủy, năng lực, phương pháp tác phong ứng xử có văn hóa và văn hóa lãnh đạo, quản lý, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Đại tá, TS. BÙI THANH CAO, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
_______________

1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 144.

2 - Sđd.

 

Văn hóa lãnh đạo, quản lý là hệ thống những giá trị, chuẩn mực tạo nên phong cách lãnh đạo của người cán bộ, nhất là cán bộ chính trị, có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành động của bộ đội và tập thể đơn vị. Vì vậy, bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn là yêu cầu cấp thiết, góp phần xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên các cấp “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị.

Trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về yêu cầu phẩm chất, đạo đức, năng lực của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng; kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đặt ra vấn đề “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý”1. Điều này cho thấy, văn hóa lãnh đạo, quản lý là vấn đề được Đảng ta hết sức coi trọng.

Học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị là những cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, được lựa chọn về đào tạo, phát triển thành các chính ủy - người chủ trì về chính trị ở các trung, sư đoàn trong tương lai. Thực tiễn cho thấy, phẩm chất, năng lực, phong cách lãnh đạo, nhất là văn hóa lãnh đạo, quản lý của người chính ủy, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, thời gian qua cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Học viện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Trong đó, tập trung bồi dưỡng hệ thống những chuẩn mực đạo đức, phẩm chất, năng lực, phong cách lãnh đạo, nhất là phong cách “khoa học, dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu, nói đi đôi với làm”. Nhờ đó, đại đa số học viên có nhận thức đúng đắn về văn hóa lãnh đạo, quản lý; chủ động lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; tích cực tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, một số học viên sau khi ra trường chưa phát huy tốt vai trò là người chủ trì về chính trị, chưa thực sự là tấm gương mẫu mực ở đơn vị, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý, góp phần hoàn thiện phẩm chất chính trị của người học viên - chính ủy trong tương lai ngay tại Học viện là vấn đề cấp thiết. Phạm vi bài viết xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, phát huy trách nhiệm của các lực lượng trực tiếp bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi, kết quả của quá trình bồi dưỡng phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức, trách nhiệm của chủ thể bồi dưỡng. Hơn nữa, lực lượng bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên ở Học viện Chính trị gồm cả đội ngũ giảng viên về chính trị, quân sự, cán bộ quản lý giáo dục, quản lý học viên. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính trị trong Quân đội nói riêng, làm cơ sở cho lực lượng giáo dục, quản lý học viên nắm vững mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chất lượng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên, hệ quản lý học viên trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Học viện các biện pháp tiến hành bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên, đáp ứng yêu cầu cao của mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Các khoa giáo viên tập trung nghiên cứu, biên soạn nội dung các chuẩn mực văn hóa đối với người chính ủy, chính trị viên trong Quân đội, đưa vào giáo án, bài giảng những nội dung thiết thực, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy và hoạt động thực tiễn, giúp người học thấy rõ vị trí, vai trò của văn hóa lãnh đạo, quản lý quyết định đến năng lực công tác của người chính ủy, chính trị viên trong Quân đội. Từ đó, phát huy tính tự giác của học viên trong tự rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất chính trị nói chung, văn hóa lãnh đạo, quản lý nói riêng. Chỉ huy hệ học viên phải thực sự là tấm gương về văn hóa lãnh đạo, quản lý để học viên học tập, làm theo; nhất là thực hành nêu gương, làm gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần cho học viên tự học tập, rèn luyện để hoàn thiện phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của người chính ủy cấp trung, sư đoàn trong tương lai.

Thủ trưởng Học viện trao bằng tốt nghiệp loại giỏi cho các học viên
khóa học 2018-2020

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức với bồi dưỡng, rèn luyện văn hóa lãnh đạo, quản lý cho người học. Kiến thức là nền tảng hình thành năng lực của ng­ười học, giúp họ nhận thức đúng hiện thực khách quan để vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn, nhưng hiệu quả của sự vận dụng đó đến mức độ nào lại phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng, rèn luyện của người học. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn đòi hỏi các cấp ủy đảng, cán bộ chủ trì, đội ngũ giảng viên cần nhận thức đúng mối quan hệ giữa trang bị kiến thức lý luận và rèn luyện “tay nghề” cho người học, nhằm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Theo đó, các cơ quan, khoa giáo viên, hệ học viên cần căn cứ vào mục tiêu, mô hình đào tạo và nắm chắc đối tượng đào tạo để tập trung đổi mới nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục, bảo đảm vừa trang bị kiến thức cần thiết, vừa tạo điều kiện thuận lợi để người học rèn luyện, nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý của người chính ủy tương lai. Cùng với trang bị kiến thức toàn diện, cần chú trọng kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa, hình hành tư duy lãnh đạo, tư duy văn hóa trong lãnh đạo cho người học. Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa giáo viên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện giáo trình đào tạo; trong đó, quan tâm tăng thời lượng các bài tập thực hành sát chức trách, nhiệm vụ của chính ủy trung, sư đoàn. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chính khóa với hoạt động ngoại khóa; tổ chức tốt các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị làm mẫu để người học quan sát, học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và văn hóa lãnh đạo, quản lý, chỉ huy theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện.

Ba là, phát huy cao tinh thần tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện của học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn, chuyển quá trình đào tạo thành quá trình “tự đào tạo”. Học viên là khách thể của quá trình trang bị kiến thức, nhưng là chủ thể tiếp cận những dữ liệu, thông tin cần thiết để tiếp thu, lĩnh hội, chuyển hóa thành kiến thức, năng lực của chính mình. Mọi hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện của học viên chỉ biến thành hiện thực và có hiệu quả thông qua quá trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của bản thân. Trong quá trình đó, mỗi học viên phải thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: lấy “tự học” làm cốt, từ đó luôn “khát vọng vươn lên”, ra sức tự học tập lĩnh hội tri thức về văn hóa lãnh đạo, quản lý; tích cực, tự giác trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong lãnh đạo và phải xác định rõ đây là nhân tố quyết định đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực, phong cách lãnh đạo của người chính ủy tương lai. Để đạt hiệu quả, các khoa giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học viên, nhằm nâng cao chất lượng tự học nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung; trong đó, chú trọng bồi dưỡng cho học viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện là chính, để phát huy được nhân tố chủ quan của người học trong các hoạt động học tập, tự học, thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành “tự đào tạo”. Đồng thời, thường xuyên đổi mới công tác quản lý, tổ chức đào tạo theo hướng chính quy, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên tự học tập nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, thực tập trên cương vị người chính ủy nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; gương mẫu, nói đi đôi với làm; khiêm tốn, giản dị; giải quyết công việc có tình, có lý, có chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín cao của người chính ủy đối với cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị.

Bốn là, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm trong sạch, lành mạnh. Môi trường văn hóa sư phạm bao gồm các quan hệ văn hóa, các giá trị văn hóa sư phạm, văn hóa quân nhân, tình “thầy - trò” và phẩm chất văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”; các thiết chế văn hóa, hành vi văn hóa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất tác động trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của học viên. Đây là nội dung, giải pháp quan trọng để bồi dưỡng văn hóa lãnh đạo, quản lý cho học viên đào tạo chính ủy cấp trung, sư đoàn. Do đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Học viện cần quán triệt sâu sắc quan điểm: “Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng”2, tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Để đạt hiệu quả cần coi trọng xây dựng quan hệ văn hóa quân nhân, giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản, như: quan hệ giữa người chỉ huy với lãnh đạo; giữa chỉ huy cấp trên với chỉ huy cấp dưới; giữa đội ngũ cán bộ, giảng viên với học viên trên tinh thần đoàn kết, tương trợ, yêu thương đồng chí, đồng đội, tạo sự tin cậy cho học viên yên tâm học tập, rèn luyện tại Học viện. Đồng thời, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, hành vi văn hóa của cả “người dạy” và “người học” thông qua các thiết chế văn hóa, nhằm cụ thể hóa các chuẩn mực, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị; mỗi cán bộ, giảng viên phải thực sự là tấm gương lan truyền cảm hứng, những thông điệp nhân văn, lan tỏa những giá trị cao đẹp cho học viên, v.v. Qua đó, giúp người học hoàn thiện nhân cách chính ủy, năng lực, phương pháp tác phong ứng xử có văn hóa và văn hóa lãnh đạo, quản lý, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Đại tá, TS. BÙI THANH CAO, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
_______________

1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 144.

2 - Sđd.

 

Ý kiến bạn đọc (0)

Giá trị nhân văn Hồ Chí Minh - nền tảng của sự phát triển xã hội
Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Ngọc Anh, Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có bài viết "Giá trị nhân văn Hồ Chí Minh - nền tảng của sự phát triển xã hội" khẳng định, với bản chất và đặc trưng phổ quát, giá trị cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nền tảng phát triển xã hội, kiến tạo hệ thống quan hệ xã hội mang đậm bản chất người và giá trị làm người chân chính.