Nghiên cứu - Tìm hiểu Nghiên cứu - Trao đổi

QPTD -Thứ Ba, 16/06/2015, 10:08 (GMT+7)
Bài 3: Nhiều tờ báo cách mạng tiêu biểu ra đời trong kháng chiến chống Pháp

Trong giai đoạn 1945-1954, nhiều cơ quan báo chí lớn ra đời. Không chỉ tăng về số lượng, báo chí cách mạng giai đoạn này đã quan tâm, theo sát những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước...

Trong giai đoạn này, một số tờ báo lần lượt ra đời (hoặc trở lại hoạt động công khai) như báo Sự thật, Độc lập, Lao động...

Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau khi giành được độc lập, bộ phận thu sóng (Thông tấn xã Việt Nam) được gấp rút thành lập. Do được tiếp quản phòng thu tin của Pháp, nên chỉ sau mấy ngày, TTXVN  đã tổ chức tốt việc thu tin từ các hãng thông tấn nước ngoài và tin của quân đội Pháp ở Sài Gòn. Ngày 15-9-1945, đài Bạch Mai phát đi toàn thế giới Tuyên ngôn Độc lập và danh sách Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, đánh dấu thời điểm ra đời của TTXVN.

Nhận rõ sức mạnh của hệ thống đài phát thanh trong công tác tuyên truyền nên Đảng, Nhà nước cũng gấp rút cho ra đời Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, trung tâm phát sóng radio ra đời, ngày 07-9-1945 chính thức đi vào hoạt động. Nhờ có Đài, nhân dân ta nắm được tin tức, sự kiện diễn ra hằng ngày; nhiều nước trên thế giới hiểu về Việt Nam, về tính chính nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của chính quyền Việt Nam.

Giữa năm 1946, Đài Tiếng nói Nam Bộ cũng được thành lập. Thời gian đầu đài thực hiện 2 nhiệm vụ chính là phản ánh kịp thời tình hình chiến sự, thông báo tin tức miền Bắc; làm cầu tiếp sóng đài Trung ương.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, báo chí cách mạng chuyển lên chiến khu, đặt nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, phục vụ kháng chiến lên hàng đầu.

Trong giai đoạn này, một số tờ báo cách mạng tiêu biểu lần lượt ra đời. Báo Nhân dân ra đời thay thế tờ Sự thật. Ngày 11-3-1951, Báo Nhân dân ra số đầu tiên, 6 trang. Lúc đầu báo ra theo tuần, sau đó tăng kỳ và thành nhật báo.

Do tình hình kháng chiến, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định sáp nhập tờ Vệ quốc quân và Quân du kích thành tờ Quân đội nhân dân, ra số đầu tiên ngày 20-10-1950. Đây là tờ báo được bạn đọc mong đợt nhất, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ quân đội. Báo luôn theo sát tình hình chiến dịch, thông tin kịp thời. Ngoài việc đề cao những chiến công, báo rất chú trọng công tác phê bình và tự phê bình. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với Báo Quân đội nhân dân tại hậu phương- Tòa soạn đóng tại ATK Định Hóa, còn có Tòa soạn báo Báo Quân đội nhân dân tổ chức xuất bản và phát hành báo ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ; những tờ báo được hoàn thành ngay khi khói lửa trận đánh chưa tan. Đây được coi là ưu thế đặc biệt của Báo Quân đội nhân dân...

Nguồn: qdnd.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

Giá trị nhân văn Hồ Chí Minh - nền tảng của sự phát triển xã hội
Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Ngọc Anh, Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có bài viết "Giá trị nhân văn Hồ Chí Minh - nền tảng của sự phát triển xã hội" khẳng định, với bản chất và đặc trưng phổ quát, giá trị cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nền tảng phát triển xã hội, kiến tạo hệ thống quan hệ xã hội mang đậm bản chất người và giá trị làm người chân chính.