Thứ Năm, 24/04/2025, 11:57 (GMT+7)
Sự kiện lịch sử Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Sau một tháng tiến công liên tục (từ ngày 4/3 đến 3/4/1975), Chiến dịch Tây Nguyên giành toàn thắng. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 thuộc Quân khu 2 ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 28.000 tên địch, giải phóng 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Bổn (nay là tỉnh Đắk Nông), Quảng Đức (nay là tỉnh Lâm Đồng) và một số tỉnh Trung Bộ. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên là ta đã vận dụng hiệu quả nhiều biện pháp tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch.
Tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch trong chuẩn bị chiến dịch
Qua nghiên cứu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên nhận thấy: Về địa hình, phía Nam Tây Nguyên tương đối bằng và rộng lớn, thuận lợi cho “các binh đoàn lớn binh chủng hợp thành, các bộ đội cơ giới hóa có thể hoạt động”, ta có điều kiện cơ động, triển khai lực lượng quy mô lớn để đột phá tiêu diệt những mục tiêu chủ yếu, quan trọng.
Việc giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên và từ Tây Nguyên về miền Đông Nam Bộ, các tỉnh ven biển miền Trung chủ yếu thực hiện trên 3 đường 14, 19 và 21. Khi ta đánh cắt các đường này, địch ở Tây Nguyên sẽ bị cô lập. Về địch, chúng bố trí lực lượng ở Nam Tây Nguyên (khu vực thị xã Buôn Ma Thuột) sơ hở, mỏng yếu. Trên cơ sở đánh giá tình hình, Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định: Buôn Ma Thuột-Đức Lập là hướng và khu vực tác chiến chủ yếu, Đức Lập là mục tiêu đánh mở đầu chiến dịch.
Thực hiện kế hoạch, việc tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch được tiến hành khẩn trương. Trong bước chuẩn bị trước, ta tiến công tiêu diệt các vị trí: Chư Nghé, Lệ Ngọc, Ea Súp trên hướng Pleiku; Kon Rốc, Măng Đen và Đắk Pét trên hướng Kon Tum, mở rộng vùng giải phóng, đưa lực lượng của ta áp sát các thị xã, thị trấn và đường giao thông quan trọng của địch. Cuối tháng 1/1975, ta tiến hành bước chuẩn bị trực tiếp. Bộ Tư lệnh Chiến dịch bố trí các cụm lực lượng tạo thế xen kẽ cài răng lược với địch trên các hướng: Buôn Ma Thuột; Đức Lập-Quảng Đức; Đường 14-Thuần Mẫn; Đường 21; Đường 19; Kon Tum và Pleiku.
Cùng với thực hiện kế hoạch nghi binh hoàn hảo, ta đã tổ chức thành công việc tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch, chiếm giữ các vị trí có giá trị, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu, đẩy mạnh tiến công địch, thực hiện chia cắt chiến lược, chiến dịch, cô lập hoàn toàn địch ở Tây Nguyên và hạ quyết tâm tiến công Buôn Ma Thuột theo phương án địch không phòng ngự dự phòng.
Tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch trong thực hành chiến dịch
Từ ngày 4/3/1975, các đơn vị của ta tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động nghi binh, cơ động, triển khai lực lượng, thực hiện chia cắt địch, tạo điều kiện thuận lợi để tiến công mục tiêu chủ yếu Buôn Ma Thuột. Trung đoàn 95A và Sư đoàn Bộ binh 3 cắt Đường 19, làm chủ đoạn từ ngã ba Plei Pôn đến Bình Khê. Trung đoàn 25 cắt Đường 21, làm chủ đoạn ở Đông Chư Cúc. Trên Đường 14, Trung đoàn 9, Sư đoàn 320 phục kích địch ở Nam cầu Ea H’leo; Trung đoàn 48 tiến công, làm chủ điểm cao Chư Di Rê và quận lỵ Thuần Mẫn (cách Buôn Ma Thuột 80km về phía Bắc); Sư đoàn 10 tiến công quận lỵ Đức Lập (cách Buôn Ma Thuột 50km về phía Tây Nam). Sư đoàn 968 cắt Đường 14 giữa Kon Tum và Pleiku.
Đến ngày 9/3, ta hoàn thành việc tạo thế trận xen kẽ cài răng lược chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng miền Trung và miền Đông Nam Bộ, chia cắt phía Nam với phía Bắc Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột bị cô lập hoàn toàn và bao vây chặt.
Sau khi đánh chiếm Buôn Ma Thuột, từ dự kiến địch chỉ có thể sử dụng lực lượng dự bị tăng viện bằng đổ bộ đường không (do đường bộ lên Tây Nguyên bị ta cắt hoàn toàn), cùng với củng cố thế trận xen kẽ cài răng lược để cô lập, kìm giữ địch ở Bắc Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch khẩn trương chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng cơ động, triển khai sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không. Sư đoàn 10 phối hợp với một bộ phận của Sư đoàn 316 đánh chiếm các căn cứ 45, 53, sân bay Hòa Bình, Chư Nga, là những khu vực địch có thể lợi dụng để đổ quân phản kích tái chiếm Buôn Ma Thuột.
Sư đoàn 320 tiến công lên phía Bắc (giáp Ea H’leo), làm chủ 80km trên Đường 14 và tập trung hỏa lực phòng không về phía Đông thị xã. Các đơn vị xe tăng thiết giáp vào vị trí tập kết và chuẩn bị đường xuất kích mới theo hướng Buôn Ma Thuột-Lạc Thiện-Phước An. Nhờ chuẩn bị thế trận xen kẽ cài răng lược chu đáo, từ ngày 12 đến 18/3/1975, ta đã tiêu diệt lực lượng chủ yếu của Sư đoàn 23 cùng tàn quân của Trung đoàn 53 và Liên đoàn 21 biệt động quân địch.
Trước tình hình Tây Nguyên không thể cứu vãn, địch quyết định rút lực lượng còn lại ở đây theo Đường 7 về giữ đồng bằng ven biển. Đêm 16/3/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng Sư đoàn 320 được tăng cường một tiểu đoàn thiết giáp, Trung đoàn 95B và một cụm pháo binh chiến dịch truy kích địch. Để tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch, các đơn vị đã nhanh chóng cơ động, tổ chức ngăn chặn, tiến công địch rút chạy trên Đường 7. Từ ngày 17 đến 24/3, các đơn vị ta nhanh chóng cắt rừng chặn đánh địch ở Cheo Reo, diệt và bắt khoảng 10.000 tên; đuổi kịp và bao vây, tiêu diệt địch ở Phú Túc; ngăn chặn, tiến công địch ở Củng Sơn, diệt và bắt khoảng 6.000 tên... Trận truy kích tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch rút chạy trên Đường 7 giành thắng lợi lớn.
Phát huy vai trò lực lượng tại chỗ phối hợp với các đơn vị chủ lực
Trong Chiến dịch Tây Nguyên, việc phối hợp với lực lượng tại chỗ trong tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch được tiến hành chặt chẽ, thống nhất; lực lượng tại chỗ phát huy tốt vai trò, góp phần cho lực lượng chủ lực tác chiến hiệu quả. Giai đoạn tổ chức chuẩn bị chiến dịch, lực lượng vũ trang các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai đã phối hợp với bộ đội chủ lực bố trí ở các cụm lực lượng, tham gia có hiệu quả hoạt động nghi binh, thu hút địch về phía Bắc Tây Nguyên và bao vây, chia cắt, cô lập địch ở Nam Tây Nguyên.
Trong trận tiến công thị xã Buôn Ma Thuột và đánh địch đổ bộ đường không ở Nông Trại-Phước An, lực lượng tại chỗ của ta đã đẩy mạnh đấu tranh chính trị, diệt tề trừ gian, tham gia truy quét tàn binh địch, tiến hành công tác địch vận... hỗ trợ hiệu quả hoạt động tác chiến của các binh đoàn chủ lực. Khi địch rút chạy trên Đường 7, lực lượng tại chỗ tích cực phối hợp, hiệp đồng, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực ta đuổi kịp, ngăn chặn và tiến công tiêu diệt chúng ở Cheo Reo, Phú Túc, Củng Sơn, giải phóng Phú Bổn, Phú Nhơn, Mỹ Trạch... giành thắng lợi lớn.
Thiếu tướng, TS. NGUYỄN HOÀNG NHIÊN
Nguồn: qdnd.vn
Đại thắng mùa xuân 1975,tạo thế trận,xen kẽ cài răng lược,Tây Nguyên,cụm lực lượng,đường giao thông
Từ vai trò của các binh đoàn chủ lực trong Chiến dịch Hồ Chí Minh đến xây dựng các quân đoàn tinh, gọn, mạnh hiện nay 24/04/2025
Chủ tịch nước: Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt 23/04/2025
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội 23/04/2025
Sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng - Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 23/04/2025
Chương trình giao lưu nghệ thuật - Tọa đàm thanh niên “Viết tiếp bản hùng ca toàn thắng” 23/04/2025
Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” 23/04/2025
Mùa Xuân đại thắng và khát vọng vươn mình 22/04/2025
Nhân tố chính trị - tinh thần trong tiến công chiến lược 1975 và vấn đề xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới 22/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 21/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết thăm, động viên các khối diễu binh, diễu hành 21/04/2025
Sức mạnh chiến tranh nhân dân - Nhân tố làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
Vai trò của Bộ đội Đặc công trong Đại thắng mùa Xuân 1975 và vấn đề xây dựng lực lượng đặc công trong tình hình mới
Quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
Giải phóng Trường Sa - Chiến công có ý nghĩa chiến lược trong giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Gặp mặt cán bộ công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu dân quân tự vệ