"Bước ngoặt" trong xung đột tại Nagorno - Karabakh và tác động đối với khu vực

“Bước ngoặt” trong xung đột tại Nagorno - Karabakh và tác động đối với khu vực

QPTD -Thứ Năm, 23/11/2023, 06:53 (GMT+7)
Chiến dịch quân sự do Quân đội Azerbaijan tiến hành tại Nagorno - Karabakh (tháng 9/2023) nhanh chóng kết thúc, giải phóng hoàn toàn vùng đất mà lực lượng ly khai người Armenia kiểm soát hơn ba thập niên, tạo “bước ngoặt” quan trọng trong giải quyết xung đột ở khu vực này. Vậy bước ngoặt đó sẽ tác động đến khu vực ra sao là vấn đề cần tiếp tục quan tâm, nghiên cứu.

Toan tính của Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên

Toan tính của Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên

QPTD -Thứ Hai, 20/09/2021, 08:46 (GMT+7)
Sau 30 năm, Washington thực thi các biện pháp trừng phạt, đe dọa sử dụng vũ lực, đối thoại ở nhiều cấp độ, nhưng vấn đề hạt nhân Triều Tiên không những không hóa giải được, mà còn phức tạp hơn. Vì thế, chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn đang rất thận trọng để tiếp cận vấn đề này.

Cuộc chiến của Mỹ và NATO tại Afghanistan - những sai lầm về chiến lược

Cuộc chiến của Mỹ và NATO tại Afghanistan - những sai lầm về chiến lược

QPTD -Thứ Bảy, 11/09/2021, 10:32 (GMT+7)
Mỹ quyết định rút toàn bộ binh lính khỏi Afghanistan khép lại cuộc chiến gần hai mươi năm tại quốc gia Nam Á này. Điều gì đã khiến cuộc chiến trở nên “hao người tốn của” và “kéo dài nhất” trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ?(!) Bài viết đi sâu phân tích những sai lầm chiến lược của Mỹ và NATO trong cuộc chiến tại Afghanistan.

Nhìn lại cục diện chính trị - quân sự thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Nhìn lại cục diện chính trị - quân sự thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

QPTD -Thứ Hai, 31/05/2021, 08:24 (GMT+7)
Đặc điểm nổi bật của cục diện chính trị - quân sự thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI là chiến tranh và xung đột bùng phát với tần suất cao, sự thăng trầm của các cường quốc hàng đầu dẫn tới quá trình tái cấu trúc trật tự thế giới. Tương lai, trật tự thế giới như thế nào? Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.

Chiến thắng Tây Nguyên - Giá trị lịch sử và hiện thực

Chiến thắng Tây Nguyên - Giá trị lịch sử và hiện thực

QPTD -Thứ Sáu, 13/03/2020, 09:10 (GMT+7)
Sau hơn một tháng (04-3-1975 - 03-4-1975) liên tục chiến đấu, bằng sức mạnh tổng hợp, chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi vang dội. Ta đã xóa sổ hoàn toàn Quân đoàn 2 - Quân khu 2 của chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng địa bàn chiến lược Tây Nguyên và một số tỉnh Trung Bộ, làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng, thế chiến lược giữa ta và địch, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược của ta phát triển thành tổng tiến công trên toàn miền Nam Việt Nam.45 năm đã trôi qua, nhưng Chiến thắng Tây Nguyên vẫn còn nguyên giá trị về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Sai lầm chiến lược

Sai lầm chiến lược

QPTD -Thứ Ba, 15/07/2014, 09:40 (GMT+7)
Việc Trung Quốc có những hành động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục bị dư luận quốc tế cũng như giới học giả của chính nước này lên tiếng phản đối,...

"Đánh nhanh, thắng nhanh" - nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788 -1789)

“Đánh nhanh, thắng nhanh” - nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788 -1789)

QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:21 (GMT+7)
Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những chiến công chói lọi nhất của dân tộc ta. Nó đã để lại trong kho tàng nghệ thuật quân sự truyền thống nét đặc sắc-nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”.   Trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bằng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” không nhiều. Cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những số ít đó. Trong cuộc chiến tranh này, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đã nêu một kỳ tích: với binh lực 10 vạn, vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”, bằng một trận quyết chiến chiến lược đã đánh tan 29 vạn quân địch trong thời gian chưa đầy 40 ngày, kể từ lúc khởi binh đến khi kết thúc chiến tranh (22-12-1788/ 30-1-1789). Có thể khái quát nét đặc sắc của nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” trong cuộc chiến chống quân Thanh ở những nội dung cơ bản sau. Thứ nhất, nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm  và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn. Khi chuẩn bị tiến hành xâm lược nước ta, vua Càn Long nhà Thanh đã giao cho Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và quân đội của mình một chỉ dụ (thực chất là phương hướng chiến lược tiến hành chiến tranh), đại ý: tiến binh từ từ, không gấp vội. Trước tiên, truyền hịch để gây thanh thế; tiếp đến, sai quân đội bù nhìn nhà Lê (do Lê Chiêu Thống chỉ huy) đánh nhau với quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Nếu quân đội Tây Sơn rút lui thì huy động quân nhà Lê truy đuổi, đại quân Thanh theo sau tiếp ứng. Trường hợp, dân Việt ủng hộ quân đội Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chịu rút quân, thì phải đợi thủy quân của hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Châu vượt biển đánh vào Thuận Hóa và Quảng Nam trước, sau đó lục quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy mới tiến công vào nước ta theo hướng biên giới đất liền. Khi đó, cả hai mặt, đằng trước, đằng sau Nguyễn Huệ đều bị đánh, tất phải quy phục. Đây là phương châm chiến lược chiến tranh hết sức quỷ quyệt của nhà Thanh nhằm hướng tới hai mục đích: một là, dùng người Việt đánh người Việt và hai là, dùng binh một cách an nhàn mà chiếm được toàn bộ nước ta. Mặc dù vậy, chiến lược đó của vua Càn Long lại chủ quan, phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, chỉ dựa vào phán đoán: nhân dân Đại Việt đa số sẽ ủng hộ Lê Chiêu Thống (theo quan điểm phong kiến được coi là “chính triều”) chống lại quân Tây Sơn (được coi là “giặc cỏ”). Vì thế, nó không đánh giá đúng thực lực của quân đội Tây Sơn - một đội quân chiến đấu vì chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị lại còn chủ quan hơn bậc quân vương của hắn, tuy không tin đội quân của Lê Chiêu Thống đánh bại được quân đội Tây Sơn, nhưng với 29 vạn quân hùng, tướng mạnh trong tay, hắn tin là quân Thanh sẽ đè bẹp được quân Tây Sơn có quân số ước đoán độ vài vạn. Vì thế, hắn không chịu dừng chân ở biên giới để thực hiện từng bước chỉ dụ của Càn Long mà khẩn thiết đề nghị cho quân bộ tiến công ngay, nhanh chóng chiếm lấy Thăng Long. Trước “nhiệt huyết” của cấp dưới, Càn Long vốn sẵn là kẻ kiêu căng, đã “đánh mất” sự tính toán thận trọng như trong chỉ dụ và chấp thuận đề nghị của Tôn Sĩ Nghị, lệnh cho tiến công xâm lược nước ta chỉ với lục quân mà không có thủy quân như kế hoạch chiến lược ban đầu. Bằng nhãn quan của một thiên tài quân sự, Nguyễn Huệ đã phát hiện ngay ra sai lầm chiến lược của đối phương, đó là sự “chủ quan khinh địch”... Do đó, ông đã khoét sâu vào sai lầm đó và nhanh chóng nắm thời cơ chiến lược có lợi cho mình: bí mật hành binh thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc Hà; tranh thủ thời gian giữa những chặng nghỉ trên đường hành quân để thực hiện những việc đã trù liệu: ban chiếu chiến đấu chống ngoại xâm, tuyển thêm quân, viết thư “ trá hàng” gửi Tôn Sĩ Nghị, v.v. Đây là những yếu tố chính trị, quân sự cần thiết, được thực hiện xuất phát từ điều kiện cụ thể của chiến tranh; qua đó, thể hiện phẩm chất của một vị thống soái, Anh hùng giải phóng dân tộc, không chỉ thiên

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.