Kinh nghiệm công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc Chăm của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận

Kinh nghiệm công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc Chăm của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận

QPTD -Thứ Năm, 13/10/2022, 08:11 (GMT+7)
Với những việc làm thiết thực trên của lực lượng vũ trang Tỉnh đã góp phần giúp cho đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào Chăm nói riêng không ngừng nâng cao đời sống, vươn lên no ấm, tiến bộ, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Chăm trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; giữ vững và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc

Bộ đội Biên phòng An Giang tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ biên giới

Bộ đội Biên phòng An Giang tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ biên giới

QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:59 (GMT+7)
An Giang là một trong những tỉnh trọng điểm trên tuyến biên giới Tây Nam, có đường biên giới dài 96,6 km đi qua thị xã Châu Đốc và 4 huyện (Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn). Tuyến biên giới của Tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia, 2 cửa khẩu tiểu ngạch, 27 đường mòn, 39 kênh, rạch chạy qua biên giới (mùa nước nổi ghe trọng tải 15 tấn có thể qua lại dễ dàng). Đối diện với biên giới An Giang có 5 huyện, thuộc 2 tỉnh Cal Dal và Tà Keo của Vương quốc Cam-pu-chia; địa bàn ngoại biên cơ bản ổn định, song bên cạnh đó, hoạt động xâm nhập, trộm cướp của các loại tội phạm vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia trên tuyến biên giới. Xuất phát từ đặc điểm, tình hình trên và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, đồn, trạm biên phòng tăng cường đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm , giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ đội Biên phòng Tỉnh. Tuyến biên giới An Giang có đặc thù riêng về địa hình, nên bọn phản động trong tổ chức Khơ-me Crom ở nước ngoài triệt để lợi dụng đưa người xâm nhập qua tuyến biên giới để móc nối, hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo tuyên truyền, tung tin bịa đặt, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người Khơ-me; kích động quần chúng khiếu kiện, gây rối, chống chính quyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tổ chức đưa người, tài liệu cho các đối tượng phản động trong nước tăng cường các hoạt động chống phá. Trên địa bàn biên phòng Tỉnh, ta đã phát hiện một số đối tượng tham gia vào tổ chức phản động lưu vong mang theo tài liệu, truyền đơn để đưa về Việt Nam qua tuyến biên giới An Giang. Vì vậy, công tác phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, đặt ra yêu cầu hết sức quan trọng đối với Bộ đội Biên phòng Tỉnh. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Tỉnh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Biên giới quốc gia, Nghị định 34/CP của Chính phủ và Quyết định 712 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về quy chế khu vực biên giới đất liền và tuyên truyền về công tác phân giới, cắm mốc cho các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền Nghị định 32/ CP của Chính phủ về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền. Cùng với đó, các đồn biên phòng, đơn vị cơ sở đã làm tốt công tác nắm tình hình nội, ngoại biên, hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong ... để có kế hoạch xử lý các tình huống bất trắc. Đồng thời, phối hợp với lực lượng Công an và dân quân các xã biên giới tuần tra, bảo vệ biên giới, dẫn đường, bảo vệ, phục vụ đàm phán, khảo sát và thi công xây dựng cột mốc biên giới; phối hợp với Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp, Kiên Giang tuần tra, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp; kết hợp với các lực lượng bảo vệ biên giới của Cam-pu-chia tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ khu vực biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Ngoài việc tổ chức tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Bộ đội Biên phòng Tỉnh còn tổ chức điều tra cơ bản chuyên đề dân tộc Chăm, bổ sung điều tra cơ bản chuyên đề dân tộc Khơ-me, các tổ chức và hồ sơ chuyên đề tôn giáo Hòa Hảo trên địa bàn; điều tra cơ bản định kỳ 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn biên phòng. Các đơn vị, đồn biên phòng thường xuyên tổ chức kiểm danh, kiểm điểm, bổ sung hồ sơ hàng chục đối tượng quản lý nghiệp vụ, củng cố, xây dựng các cơ sở nội biên, ngoại biên, bảo đảm hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Thông qua các hoạt động nổi, quản lý địa bàn đã thu hàng trăm tin, ảnh, báo, tạp chí, tài liệu phản động. Trong đó, thu giữ 2 cuốn tài liệu chứa các nội dung tin tức phản ánh về hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong người Việt. Không chỉ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, Bộ đội Biên phòng Tỉnh còn phối hợp với Công an địa phương đấu tranh, điều tra, xá

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.