Chủ Nhật, 24/11/2024, 03:05 (GMT+7)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao P4G
QPTD -Thứ Hai, 22/10/2018, 06:58 (GMT+7) Nhận lời mời của Thủ tướng Ðan Mạch L.Ra-xmu-xen, từ ngày 19 đến 20-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức và tham dự Hội nghị cấp cao Ðối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030, tại thủ đô Cô-pen-ha-ghen, Ðan Mạch...
Việt Nam - Đan Mạch nâng tầm quan hệ Đối tác toàn diện
QPTD -Thứ Sáu, 20/09/2013, 10:06 (GMT+7) Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Đan Mạch, trưa hôm nay, 19-9 (giờ Cô-pen-ha-ghen), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Hen-lơ Thon-ninh Smít Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng tầm quan hệ hai nước thành quan hệ Đối tác toàn diện,...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Ðan Mạch
QPTD -Thứ Năm, 19/09/2013, 09:56 (GMT+7) Nhận lời mời của Nữ hoàng Ðan Mạch Ma-gơ-rét Ðệ nhị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hung-ga-ri, thăm cấp Nhà nước Vương quốc Ðan Mạch. Chuyên cơ chở Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Ðoàn đã đến sân bay thủ đô Cô-pen-ha-ghen của Ðan Mạch vào chiều 18-9 (giờ Việt Nam).
Đôi nét về chính sách an ninh - đối ngoại của Mỹ hiện nay
QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 23:09 (GMT+7)
Biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh toàn cầu
QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 21:56 (GMT+7)
Quyết tâm hoàn thành trọng trách, nâng cao vị thế Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010
QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 21:30 (GMT+7)
10 sự kiện quốc phòng - quân sự nổi bật trên thế giới năm 2009
QPTD -Thứ Ba, 26/07/2011, 16:15 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 02:04 (GMT+7) Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng, Hội nghị COP15 (Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra vào tháng 12-2009, tại Cô-pen-ha-ghen, Đan Mạch, là hội nghị Bàn về tính mạng con người. Thật vậy, BĐKH không chỉ gây ra nghèo đói, kìm hãm sự phát triển mà còn đang thách thức nghiêm trọng đến các vấn đề an ninh toàn cầu. Hãy xem sự tác động của BĐKH dưới góc độ an ninh cũng như xem nhân loại đang làm gì với nó. Biến đổi khí hậu trực tiếp đe dọa đến an ninh toàn cầu, thậm chí có thể châm ngòi cho xung đột, chiến tranh. Thực tế cho thấy, BĐKH đã, đang và sẽ trực tiếp đe dọa đến an ninh toàn cầu. Theo Diễn đàn thế giới về con người, mỗi năm thế giới có khoảng 300.000 người thiệt mạng và 325 triệu người khác bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng khí hậu trái đất nóng lên. Kết quả thống kê của các tổ chức quốc tế còn cho biết, trong vài thập kỷ gần đây, GDP toàn cầu đã giảm 20% do BĐKH - mức thiệt hại còn lớn hơn tổn thất từ hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930 cộng lại. Tuy nhiên, hệ lụy của BĐKH không dừng ở đó. BĐKH có thể còn châm ngòi cho xung đột, chiến tranh. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng: BĐKH có thể làm mất ổn định môi trường địa chính trị; từ đó, dẫn tới xung đột, giao tranh, thậm chí chiến tranh. Điều đó có nghĩa là, chiến tranh, xung đột nổ ra không chỉ vì tranh chấp tài nguyên (như: dầu mỏ, vàng bạc và các loại khoáng sản khác) hay vì các mục tiêu chính trị như trước đây, mà trong tương lai, hoàn toàn có thể xuất phát từ việc tranh chấp tài nguyên nước và lương thực. Ông M. Rô-xê-gran, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách Lương thực quốc tế cho rằng: giá lương thực tăng, tình trạng khan hiếm nước và quỹ đất hạn hẹp có thể làm tăng thêm áp lực xã hội. Ông lo ngại về một sự bất ổn tiềm tàng vì theo ông, môi trường bị hủy hoại có thể sẽ kéo theo sự suy thoái xã hội nghiêm trọng, làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên lỏng lẻo, và việc di cư ồ ạt trong nội bộ các quốc gia có thể làm bùng phát xung đột ngay trong nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia láng giềng với nhau. Tương tự, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, trong tương lai, các cuộc xung đột phát sinh từ nguyên nhân BĐKH sẽ lên tới đỉnh điểm, nhiều quốc gia phải đối mặt với hàng loạt vụ biểu tình bắt nguồn từ sự phẫn nộ của người dân nghèo do mất nhà ở, đất canh tác vì sự vô trách nhiệm hoặc bất lực của chính phủ. Cùng với các nhận định trên, mặc dù là cường quốc hàng đầu thế giới, song Mỹ coi BĐKH là thách thức chiến lược đối với an ninh quốc gia. Chính phủ nước này cho rằng: trong vài thập kỷ tới, Mỹ có thể phải sử dụng đến quân đội để đối phó với hậu quả bão lũ, hạn hán, bệnh tật tràn lan và nạn di cư (tị nạn khí hậu) trên diện rộng. Dưới góc nhìn chống khủng bố, Lầu Năm Góc cảnh báo, những kẻ cực đoan còn có thể lợi dụng hậu quả của BĐKH để đẩy vấn đề đi xa hơn, nhằm tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng hơn đối với an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra hồi tháng 12-2008 đã giả định rằng, một trận lụt khủng khiếp tại Băng-la-đét có thể khiến hàng trăm nghìn người phải di cư sang nước láng giềng Ấn Độ. Điều này sẽ làm phát sinh các xung đột tôn giáo, hoặc gây bệnh tật tràn lan; việc cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng rối loạn không thể kiểm soát cả về kinh tế, xã hội và chính trị. Báo cáo này cũng cho rằng, cuộc xung đột đẫm máu tại miền Nam Xu-đăng khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trong nhiều năm qua thực chất là hậu quả của nạn hạn hán và tình trạng sa mạc hóa ở miền Bắc nước này. Đánh giá về BĐKH, trong khi chỉ ra các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều nhà khoa học cũng cho biết, không có một nước, một khu vực nào ngoại lệ với sự BĐKH, bởi nó có thể là thảm họa đối với bất cứ quốc gia nào, vào bất cứ thời điểm nào. Quan điểm này càng được củng cố
QPTD -Thứ Năm, 24/02/2011, 07:35 (GMT+7) Chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua là chính sách dựa trên quyền lực. Bất cứ người nào trở thành ông chủ Nhà Trắng cũng hiểu điều đó. Vị Tổng thống thứ bốn mươi tư của nước Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, rường cột của chính sách có thể không thay đổi, song “kỹ thuật, chiến thuật, kỹ xảo” thực thi chính sách thì khác. Nhìn tổng thể, có thể thấy chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ từ khi ông B.Ô-ba-ma lên cầm quyền là một kiểu chính sách linh hoạt và thực dụng . Nói một cách khác, chính sách mà Mỹ áp dụng trong thời gian qua phần nào bớt tham vọng hơn, hòa nhịp hơn với tình hình hiện nay. Về an ninh, nếu chính quyền G.W.Bu-sơ lấy chống khủng bố làm trọng tâm, coi hành động đơn phương làm nền tảng, thì chính quyền B.Ô-ba-ma tìm cách đề cao hợp tác và thúc đẩy các nước cùng gánh vác trách nhiệm quốc tế. Điều này được thể hiện ở một loạt hành động của ông B.Ô-ba-ma và chính quyền của ông. Đó là sự lên tiếng tôn trọng Thế giới Hồi giáo, xác lập lại mối quan hệ với Nga theo hướng tích cực, tuyên bố đóng cửa nhà tù ở Vịnh Goan-ta-na-mô, thúc đẩy tiến trình hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin, tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong việc chống khủng bố và ít nhiều có những biểu hiện tôn trọng, thương lượng với I-ran và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên v.v. Nếu chính quyền G.W.Bu-sơ cùng một lúc sa vào mấy cuộc chiến tranh hao tốn tiền của, thì chính quyền B.Ô-ba-ma chủ yếu đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống Ta-li-ban. Việc rút quân khỏi I-rắc, trao quyền kiểm soát đất nước I-rắc cho người dân nước này được coi là một thành công của Tổng thống B.Ô-ba-ma. Nói đến chính sách an ninh của Mỹ, người ta còn thấy ông B.Ô-ba-ma tuyên bố tạm ngừng triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại Đông Âu để đổi lại việc Nga đồng ý để Mỹ quá cảnh hàng hóa, binh sĩ và vũ khí qua lãnh thổ Nga sang chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Tháng 12-2009, mặc dù tuyên bố tăng 30.000 quân cho chiến trường Áp-ga-ni-xtan, một tháng sau đó, Mỹ lại phát đi thông điệp đàm phán với lực lượng Ta-li-ban. Điều này khiến giới phân tích cho đó là chiến thuật “vừa đánh vừa đàm”; nhưng dù sao đi nữa, đàm phán để tránh đi đến chỗ ồi da xáo thịt\ vẫn là phương cách tốt hơn nhiều so với việc nói với nhau bằng súng đạn. Và điều đó, một lần nữa bổ sung cho giới phân tích thấy sự linh hoạt và tính thực dụng về chính sách của Oa-sinh-tơn. Đề cập đến chính sách của chính quyền Oa-sinh-tơn trong hơn một năm qua cũng không thể không nhắc đến thái độ của Oa-sinh-tơn đối với vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Mặc dù kết quả Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về BĐKH tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch, tháng 12-2009) còn nghèo nàn, song thái độ “xây dựng” của Mỹ được coi là yếu tố quan trọng để cứu Hội nghị này khỏi bị đổ vỡ. Bên cạnh đó, cũng phải thấy, Mỹ đang là một trong những quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, kinh tế xanh để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng như chú ý đến những vấn đề mang tính chiến lược để đối phó với sự bất ổn về an ninh có nguyên nhân từ BĐKH. Rõ ràng so với trước, chính quyền B.Ô-ba-ma đã phần nào xóa đi được hình ảnh về một tinh thần thiếu hợp tác, thậm chí là thái độ tảng lờ của Oa-sinh-tơn đối với Nghị định thư Ky-ô-tô. Tuy nhiên, người ta vẫn còn thấy thái độ dè dặt và những toan tính của Oa-sinh-tơn xung quanh vấn đề này. Cộng đồng quốc tế muốn Mỹ phải có những cam kết mạnh mẽ hơn, hành động cụ thể hơn trong việc ngăn chặn sự BĐKH trước khi quá muộn. Cùng với vấn đề BĐKH, ông B.Ô-ba-ma cũng có “sự chuyển biến” trong thái độ về việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân (VKHN) và giải trừ quân bị trong năm đầu cầm quyền của mình. Trên thực tế, ông B.Ô-ba-ma đã bày tỏ mong muốn về một thế giới không có VKHN và đã có những sáng kiến, biện pháp về vấn đề này. Trong bài phát biểu tại Pra-ha, Cộng hòa Séc, tháng 4-2009, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã đề cập về lộ trình dẫn tới một thế giới không có VKHN. Ông kêu gọi cắt giảm kho VKHN của Mỹ và Nga, thông qua Hiệp ướ