Thứ Bảy, 23/11/2024, 10:54 (GMT+7)
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm Thực tiễn và kinh nghiệm
Quán triệt chỉ thị, hướng dẫn của trên, trực tiếp là của Cục Chính trị Quân khu 4, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 206 đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nội dung, mục tiêu của Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội” (sau đây gọi tắt là Cuộc vận động) gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đạt kết quả vững chắc theo 05 tiêu chuẩn mà Cuộc vận động đề ra1, thực sự là “điểm sáng văn hóa” trên địa bàn đóng quân.
Nổi bật là, đã tạo được môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, hướng mọi quân nhân tới xây dựng, phát triển, hoàn thiện phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống đoàn kết, chính quy, mẫu mực. Qua thực hiện Cuộc vận động cho thấy, các hiện tượng vi phạm kỷ luật được hạn chế; doanh trại của Đơn vị được xây dựng “chính quy, xanh, sạch, đẹp”; các quy định không hút thuốc lá, không uống rượu, bia trong giờ hành chính được thực hiện nghiêm túc; tình trạng mất đoàn kết, tệ nạn vay nặng lãi, ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan được ngăn chặn kịp thời, v.v. Cuộc vận động đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn trong thực hiện nhiệm vụ và cảm thụ các giá trị văn hóa của dân tộc. Các mối quan hệ giữa lãnh đạo và chỉ huy, cấp trên với cấp dưới, cá nhân với tổ chức, đồng chí, đồng đội,… được giải quyết hài hòa, đúng quy định của Quân đội, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Lữ đoàn thực sự trở thành “Đơn vị văn hóa”, nơi “Nuôi dưỡng hình thành một tập thể cán bộ, chiến sĩ phấn đấu rèn luyện theo tiêu chuẩn con người mới Việt Nam”, là “tổ ấm” của mọi quân nhân, trực tiếp xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Việc gắn kết chặt chẽ Cuộc vận động với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các cuộc vận động lớn khác trong Quân đội và cả nước được Lữ đoàn tổ chức với nhiều hình thức, nội dung phong phú, sát thực tiễn, góp phần xây dựng các gia đình quân nhân thực sự là “Gia đình văn hóa”; Lữ đoàn là “Điểm sáng văn hóa” ở địa bàn đóng quân. Ghi nhận những thành tích đó, Lữ đoàn được Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, cấp ủy, chính quyền địa phương,… tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý2. Qua 25 năm (1992 – 2017) thực hiện Cuộc vận động và 15 năm gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Lữ đoàn đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nổi bật là:
Một là, coi trọng việc giáo dục, tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong lãnh đạo, chỉ huy và bộ đội về ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nội dung của Cuộc vận động gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công tác tuyên truyền, giáo dục đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, thiết chế văn hóa trong Đơn vị; đa dạng hóa phương pháp, hình thức, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục chuyên đề, chủ đề phù hợp với từng đối tượng. Nội dung tập trung vào các chỉ thị, hướng dẫn của trên, trực tiếp là của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, các nội dung, mục tiêu của Cuộc vận động, v.v. Qua đó, làm cho bộ đội thấy rõ: xây dựng môi trường văn hóa mới là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người mới của Đảng; một bộ phận hữu cơ của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa hiện nay. Bởi vậy, tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động là nhiệm vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong Đơn vị, trước hết là cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy các cấp. Việc thực hiện Cuộc vận động phải được kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; xây đi liền với chống, lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực.
Hai là, đẩy mạnh hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, phấn đấu đạt các mục tiêu, tiêu chuẩn của Cuộc vận động đề ra, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội. Lữ đoàn đã cụ thể hóa mô hình “Đơn vị văn hóa” phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng sát với đời sống bộ đội. Đồng thời, kiện toàn, củng cố thiết chế văn hóa ở Đơn vị, đảm bảo đủ sức chuyển tải các giá trị văn hóa, nghệ thuật đến bộ đội. Hoạt động của các thiết chế văn hoá, nhất là tổ (đội) tuyên truyền văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện,… được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tích cực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động để đạt hiệu quả thiết thực. Thường xuyên rà soát, hoàn thiện quy trình, cơ chế phối hợp hoạt động; lồng ghép việc xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam mới, “Đơn vị văn hóa” với đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng, xây dựng các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”; giữa bồi dưỡng nâng cao lập trường chính trị, tư tưởng với xây dựng đời sống văn hóa, cảnh quan môi trường và thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật.
Ba là, thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp với điều kiện đơn vị, tâm lý bộ đội; đẩy mạnh giao lưu văn hóa với địa phương nơi đóng quân. Cùng với tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa theo kế hoạch đã xác định, Lữ đoàn còn xây dựng các mô hình hoạt động trong ngày nghỉ, giờ nghỉ; chủ động tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với nhân dân và các đơn vị đóng quân trên địa bàn; khắc phục biểu hiện hình thức, đối phó, đi theo lối mòn, gò ép. Chủ động nghiên cứu, xây dựng mô hình thiết chế văn hóa có thể dùng chung giữa bộ đội và nhân dân trên địa bàn, theo hướng gọn, nhẹ, thiết thực, với phương thức: chính quyền, đơn vị và nhân dân cùng lo và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, từng bước xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao. Đẩy mạnh công tác dân vận, phấn đấu đạt và giữ vững danh hiệu “Đơn vị dân vận giỏi”; chủ động phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa các “vùng trũng” về văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, văn minh cho các khu dân cư. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị cơ sở tăng cường phối hợp với các xã, thôn (xóm) trong việc khai thác, phát huy công năng Phòng Hồ Chí Minh, phòng sinh hoạt chung của đại đội, thư viện, phòng đọc, đội chiếu phim, đội tuyên truyền văn hóa, nhà văn hóa cộng đồng, trung tâm văn hóa - thể thao,… của địa phương, nhằm phục vụ tốt đời sống văn hóa, tinh thần của bộ đội và nhân dân.
Bốn là, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động và những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong đơn vị. Đây là một nội dung quan trọng của Cuộc vận động và là việc làm thường xuyên, mang tính cấp thiết hiện nay. Cùng với duy trì nghiêm Điều lệnh Quân đội, các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải bám sát đơn vị, địa bàn, nắm vững tình hình, phối hợp, thực hiện tốt phong trào: “Dân vận khéo” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, trước hết là lực lượng nòng cốt, chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; phòng, chống sự thâm nhập của văn hóa phản động và các trào lưu văn hóa tiêu cực. Tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền bài trừ các hủ tục lạc hậu, lối sống văn hóa trái thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Cấp ủy, cán bộ chủ trì các đơn vị tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, giúp nhau khắc phục khó khăn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo cơ sở vững chắc chống lại mọi sự thẩm thấu, xâm nhập của văn hóa xấu độc vào đơn vị.
Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong tổ chức thực hiện. Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn coi đây là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm. Cơ quan Chính trị Lữ đoàn giúp lãnh đạo, chỉ huy xây dựng cơ chế phối hợp, vận hành, hoạt động các chương trình, mục tiêu, các thiết chế văn hóa giữa Lữ đoàn với cấp ủy, chính quyền địa phương trên cơ sở huy động các tiềm năng, thiết chế có sẵn kết hợp với bổ sung, xây dựng mới. Các tổ chức quần chúng (nòng cốt là Đoàn Thanh niên) xác định kế hoạch, chương trình hành động, tiên phong xây dựng nếp sống mới, lối sống có văn hóa trong đoàn viên, thanh niên, hội viên; tích cực, chủ động tham gia xây dựng, củng cố các vườn hoa, cây cảnh, tạo môi trường cảnh quan “xanh, sạch, đẹp” trong các cơ quan, đơn vị.
Phát huy kết quả đạt được, Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 206, Quân khu 4 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội” gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ được sống, học tập, rèn luyện, công tác trong môi trường văn hóa quân sự trong sáng, thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình quân - dân, làm sâu sắc thêm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong điều kiện mới.
Đại tá NGUYỄN HỮU THÀNH, Chính ủy Lữ đoàn __________________________
1 - 05 tiêu chuẩn: 1. Duy trì thường xuyên, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn trong Quân đội; tập thể cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện theo tiêu chuẩn con người mới Việt Nam; 2. Xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; 3. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của văn hóa xấu độc, tệ nạn xã hội thâm nhập vào Đơn vị; 4. Xây dựng doanh trại xanh, sạch, đẹp, nền nếp chính quy; 5. Xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ quân - dân.
2 - Từ năm 1992 đến nay, Lữ đoàn được Nhà nước tặng danh hiệu: “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới” (năm 1999); Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2010); 02 lần được Thủ tướng Chính phủ, 07 lần được Bộ Quốc phòng, 12 lần được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, v.v. Đảng bộ Lữ đoàn 03 lần được tặng Cờ tổ chức đảng 05 năm liền đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Sơ kết 05 năm thực hiện Cuộc vận động gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2002 – 2007 và 2007 – 2012, Lữ đoàn được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tặng Bằng khen. Cùng với đó, 400 tập thể và 33.400 lượt cá nhân của Lữ đoàn được khen thưởng ở các cấp.
Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 8 - kết quả và kinh nghiệm 21/11/2024
Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh 11/11/2024
Lữ đoàn Công binh 229 chủ động khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu 04/11/2024
Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn đột phá nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học 28/10/2024
Lữ đoàn Pháo binh 164 tập trung nâng cao sức mạnh chiến đấu 24/10/2024
Trường Cao đẳng Biên phòng nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo 21/10/2024
Mấy kinh nghiệm xây dựng vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” ở Lữ đoàn Pháo binh 572 17/10/2024
Nhà máy Z157 nâng cao chất lượng bảo đảm kỹ thuật xe - máy trong thời kỳ mới 14/10/2024
Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp thi đua “dạy tốt, học tốt” 10/10/2024
Nhà máy Z199 vững bước trên con đường hội nhập và phát triển 27/09/2024
Lữ đoàn Pháo binh 164 tập trung nâng cao sức mạnh chiến đấu
Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn đột phá nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học
Lữ đoàn Công binh 229 chủ động khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu
Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 8 - kết quả và kinh nghiệm