Thứ Bảy, 23/11/2024, 02:38 (GMT+7)
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm Thực tiễn và kinh nghiệm
Nhờ có định hướng đúng, chỉ đạo sát và biện pháp phù hợp, PTTĐ đã quy tụ được sức mạnh, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, tạo động lực để ngành Tài chính, công tác tài chính quân đội hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Nổi bật là, PTTĐ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành ngân sách. Ngành Tài chính quân đội, trước hết là Cục Tài chính, luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ QS,QP, chủ động tham mưu cho Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị, lập và phân bổ dự toán ngân sách bảo đảm cơ cấu hợp lý, toàn diện, đúng trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên; hình thành cơ chế mới trong tạo lập, tập trung, phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính. Cùng với nguồn ngân sách Nhà nước giao, toàn quân đã tích cực khai thác, huy động tối đa các nguồn thu từ nội bộ và các nguồn thu khác đưa vào cân đối để tăng khả năng bảo đảm. Trong phân bổ ngân sách, đã phân cấp triệt để đến cấp trực tiếp chi tiêu, giảm khâu trung gian, thực hiện tiền tệ hoá nội dung chi theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức; giao ngân sách cùng với giao nhiệm vụ, thực hiện công khai nguồn kinh phí ở các cấp, các chương trình, dự án... tạo sự chủ động cho đơn vị và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Tài chính các cấp đã tích cực cân đối, bố trí đủ kinh phí, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; ưu tiên bảo đảm tốt cho các chương trình trọng tâm, trọng điểm. Việc chi tiêu, sử dụng các nguồn lực tài chính, vật tư, tài sản bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả. Công tác quyết toán ngân sách tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm chất lượng.
PTTĐ đã thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Ngành Tài chính đã nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành các chế độ, chính sách trong quân đội; trọng tâm là: Điều lệ công tác Tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi); cơ chế quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài chính doanh nghiệp, chế độ quản lý ngân sách đặc biệt; quản lý dự án lớn, chương trình biển đảo... Ngành cũng đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên ngành rà soát, điều chỉnh và xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, sử dụng kinh phí trong nhiều lĩnh vực, nhất là khai thác, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý hạn mức xăng dầu, điện, nước, công tác phí... phù hợp điều kiện thực tế, giúp tiết kiệm khối lượng lớn kinh phí mỗi năm, tạo cơ sở thực hiện tốt việc lập dự toán phân bổ, điều hành, quản lý, quyết toán ngân sách.
Các cơ quan, đơn vị đã quán triệt và thực hiện nghiêm chế độ dân chủ, công khai tài chính, Quy chế lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác tài chính; đồng thời, nêu cao vai trò của cấp uỷ, người chỉ huy đơn vị trong điều hành, chi tiêu, sử dụng, quản lý kinh phí, tài sản. Công tác quản lý tài chính được tiến hành toàn diện ở tất cả các khâu (từ xây dựng dự toán, phân bổ chỉ tiêu đến quá trình chi tiêu, thanh quyết toán) và ngày càng nền nếp, hiệu quả; đã kết hợp được giữa quản lý tài chính với quản lý quân số, vật tư, tài sản. Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư, quản lý các nguồn thu, hoạt động có thu, quản lý quỹ vốn đơn vị đạt được nhiều tiến bộ, phát huy hiệu quả. Hoạt động kiểm soát chi được chú trọng, bảo đảm chi đúng, chi đủ, đạt hiệu quả cao; thực hiện tốt “khoán chi” đối với một số khoản kinh phí nghiệp vụ, hạn chế tình trạng chi vượt định mức. Quản lý giá được chú trọng; Hội đồng giá các cấp hoạt động có hiệu quả, cùng cơ quan tài chính chủ động bám sát biến động giá cả, có biện pháp giữ vững chất lượng bảo đảm. Việc quản lý đất đai, tài sản nhà nước trong các đơn vị quân đội có chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong thời kỳ mới. Quản lý tài chính doanh nghiệp được tăng cường một bước, phù hợp với đặc thù quân đội; đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, tạo cơ chế tự chủ về tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tài chính được duy trì thường xuyên, rộng khắp ở các cấp; thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Kiểm toán Bộ Quốc phòng với Kiểm toán Nhà nước; chế độ tự kiểm tra được đề cao; hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, thanh tra, kiểm toán được nâng lên.
PTTĐ tạo chuyển biến mạnh mẽ về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Toàn quân đã triển khai thực hiện sâu rộng, có hiệu quả Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí do Bộ Quốc phòng phát động. Việc chấp hành Điều lệ công tác Tài chính Quân đội và các quy định về định mức, tiêu chuẩn, quy định công khai, minh bạch các khoản thu, chi được thực hiện tốt; sử dụng vật tư, tài chính đã tập trung bám sát kế hoạch được phê duyệt; chất lượng tổ chức đấu thầu các hạng mục, dự án được nâng lên. Cơ quan tài chính các cấp tích cực chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị thực hiện các nội dung, biện pháp tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời, tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát, kiên quyết cắt các khoản chi tiêu sai nội dung... Qua đó, hằng năm đã tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng cùng số lượng lớn vật tư, hàng hoá. PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt” còn tạo động lực thúc đẩy tăng gia sản xuất phát triển, tăng nguồn thu, góp phần bổ sung kinh phí, giữ ổn định và cải thiện đời sống bộ đội. Các doanh nghiệp quân đội tiếp tục khẳng định được vị thế, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện PTTĐ còn những hạn chế. Đó là: công tác tuyên truyền, giáo dục về PTTĐ ở một số đơn vị tiến hành chưa thật sâu sắc, đầy đủ, chưa tạo được bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ; công tác tham mưu, đề xuất của Ban chỉ đạo PTTĐ, cơ quan tài chính còn hạn chế, nhất là tham mưu đề ra các nội dung cần tập trung, các khâu cần đột phá. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu, nội dung thi đua chưa được như mong muốn... Đây là những vấn đề cần quan tâm khắc phục.
Thời gian tới, toàn quân sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX; nhiệm vụ xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” có bước phát triển; theo đó, nhu cầu chi sẽ tăng cao; trong khi, nền kinh tế, tài chính nước ta vẫn còn không ít khó khăn do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, việc bảo đảm ngân sách của Nhà nước cho quốc phòng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của quân đội...
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tài chính cho quân đội trong tình hình mới, toàn quân cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 93/CT-BQP ngày 29-10-2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tiếp tục đẩy mạnh PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt”; trong đó, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
1. Tăng cường hơn nữa vai trò của cấp uỷ và người chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện PTTĐ; tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt” từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan tài chính các cấp trong việc tham mưu, chỉ đạo tổ chức thực hiện; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức PTTĐ. Các cấp, ngành cần tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn cho mọi cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện PTTĐ với nội dung, biện pháp phù hợp đặc điểm và nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị; tiếp tục xác định PTTĐ là một nội dung trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; chú trọng đầu tư xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, tìm biện pháp nâng cao hiệu quả PTTĐ.
2. Tiếp tục tăng cường phân cấp bảo đảm, sử dụng ngân sách đúng mục đích, hiệu quả cao; chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính, triệt để chống lãng phí, tham ô, thất thoát trong quá trình sử dụng. Khai thác, huy động triệt để các nguồn thu, thực hiện cân đối toàn diện, bảo đảm đủ trong khả năng ngân sách được phân bổ, tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội; bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật nâng cao sức mạnh chiến đấu; đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đội vững mạnh.
3. Bám sát các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp đặc thù quốc phòng, đáp ứng yêu cầu công tác tài chính trong tình hình mới; nâng cao chất lượng công tác kế toán, thống kê. Tăng cường vai trò giám sát của quần chúng, thực hiện nghiêm quy chế công khai, minh bạch trong bảo đảm, quản lý tài chính. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
4. Thực hiện tốt Quy chế lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác tài chính; chấp hành và điều hành ngân sách được giao bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn quy định. Tăng cường kiểm soát chi, chấm dứt tình trạng chi vượt chỉ tiêu được thông báo; nâng cao chất lượng quản lý nguồn thu, quản lý chặt chẽ tài chính, tài sản. Đổi mới và thực hiện phương thức quản lý tài sản công trong quân đội. Trước mắt, triển khai bảo đảm, quản lý tốt chế độ tiền ăn mới từ 01-01-2011, định giá tài sản để hạch toán, quản lý cả về số lượng và giá trị theo tinh thần Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16-11-2009 của Chính phủ và Chỉ thị số 92/CT-BQP ngày 19-10-2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Tích cực đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tăng gia sản xuất, tạo nguồn thu, bổ sung kinh phí, đưa vào cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Thực hiện đa dạng hoá mô hình tăng gia sản xuất phù hợp đặc điểm từng cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội theo hướng tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế.
6. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong hoạt động bảo đảm, quản lý tài chính, tài sản; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính, ngành Tài chính quân đội, đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Kế thừa, phát huy kết quả, kinh nghiệm đạt được những năm qua, các cấp, ngành trong toàn quân tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt”, đưa PTTĐ phát triển lên bước mới, bảo đảm tốt hơn nhu cầu tài chính cho toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QP, xây dựng lực lượng, tham gia phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.
Thượng tướng NGUYỄN VĂN ĐƯỢC
Uỷ viên BCHTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 8 - kết quả và kinh nghiệm 21/11/2024
Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh 11/11/2024
Lữ đoàn Công binh 229 chủ động khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu 04/11/2024
Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn đột phá nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học 28/10/2024
Lữ đoàn Pháo binh 164 tập trung nâng cao sức mạnh chiến đấu 24/10/2024
Trường Cao đẳng Biên phòng nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo 21/10/2024
Mấy kinh nghiệm xây dựng vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” ở Lữ đoàn Pháo binh 572 17/10/2024
Nhà máy Z157 nâng cao chất lượng bảo đảm kỹ thuật xe - máy trong thời kỳ mới 14/10/2024
Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp thi đua “dạy tốt, học tốt” 10/10/2024
Nhà máy Z199 vững bước trên con đường hội nhập và phát triển 27/09/2024
Lữ đoàn Pháo binh 164 tập trung nâng cao sức mạnh chiến đấu
Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn đột phá nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học
Lữ đoàn Công binh 229 chủ động khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu
Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 8 - kết quả và kinh nghiệm