Thứ Năm, 24/04/2025, 15:46 (GMT+7)
Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ trên biển là một trong những nghĩa vụ cao cả của mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và của các quốc gia, nhất là đối với quốc gia có biển. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước về Luật Biển năm 1982), Điều 98 (Khoản 1) đã nêu: “Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải: (a) Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển; (b) Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như được thông báo là những người này cần được giúp đỡ,…”.
Về vấn đề này, Luật Biển Việt Nam, Điều 33 quy định: “1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết. 2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết”.
Khi đề cập đến vai trò, trách nhiệm của quốc gia ven biển đối với việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển, Khoản 2 (Điều 98) của Công ước về Luật Biển năm 1982 còn nhấn mạnh: “Tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của một cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và có hiệu quả, để bảo đảm an toàn hàng hải và hàng không, và nếu có thể, thì hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuôn khổ của những dàn xếp có tính chất khu vực, để thực hiện mục đích nói trên”. Cụ thể hóa điều này, Luật Biển Việt Nam, Điều 33 còn quy định: “3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả. 4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp. 5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó. Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn. 6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên”.
Như vậy, quy định về Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ của Luật Biển Việt Nam là thống nhất với Công ước về Luật Biển năm 1982.
Tạ Quang thực hiện
Luật biển Việt Nam
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU 24/04/2025
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 14/04/2025
Vùng 2 Hải quân xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển vững chắc 20/03/2025
Vùng 5 Hải quân đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng 13/03/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm 27/02/2025
Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển đa dạng sinh học 13/02/2025
Vùng Cảnh sát biển 1 nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới 06/02/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tích cực đấu tranh chống khai thác IUU 16/01/2025
Bốn trọng tâm trong xây dựng Vùng Cảnh sát biển 3 vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 06/01/2025
Gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024 12/12/2024
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU