Thứ Năm, 24/04/2025, 11:54 (GMT+7)
Theo thông lệ quốc tế, thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, bao gồm toàn bộ rìa lục địa và là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của quốc gia ven biển. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước về Luật Biển năm 1982), Điều 76 xác định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. Ở nơi nào rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa là đường nối các điểm mà ở đó bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách của nó tới chân dốc lục địa, hoặc nối các điểm cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý. Tuy nhiên, dù bằng cách nào thì giới hạn tối đa của thềm lục địa cũng không vượt quá 350 hải lý, hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý. Luật Biển Việt Nam, (Điều 17) quy định: Thềm lục địa của Việt Nam1 “là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,… cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét”.
Về chế độ pháp lý2 của thềm lục địa, Luật Biển Việt Nam, (Điều 18) còn quy định: “1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền,… 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam,… không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam,… 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên…, ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam”. Công ước về Luật Biển năm 1982, (Điều 77) đã nhấn mạnh: “1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. 2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển đó,…”. Nói cách khác, khi chưa được phép của quốc gia ven biển, thì mọi hoạt động thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được coi là hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của quốc gia ven biển đó và trái với luật pháp quốc tế.
Như vậy, quy định của Luật Biển Việt Nam về thềm lục địa là thống nhất với Công ước về Luật Biển năm 1982.
Tạ Quang thực hiện ________
1, 2 - Xem Thềm lục địa theo Luật Biển Việt Nam, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 6-2013, tr. 117.
thềm lục địa,Biển đảo,Việt Nam
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU 24/04/2025
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 14/04/2025
Vùng 2 Hải quân xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển vững chắc 20/03/2025
Vùng 5 Hải quân đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng 13/03/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm 27/02/2025
Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển đa dạng sinh học 13/02/2025
Vùng Cảnh sát biển 1 nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới 06/02/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tích cực đấu tranh chống khai thác IUU 16/01/2025
Bốn trọng tâm trong xây dựng Vùng Cảnh sát biển 3 vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 06/01/2025
Gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024 12/12/2024
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU