Thứ Ba, 17/09/2024, 08:58 (GMT+7)
Theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, hiện nay, trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, thì biển và đại dương được coi là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về các nguồn lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên - nhiên liệu và Biển Đông cũng không phải là ngoại lệ. Đó là khu vực biển giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng nơi đây cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, phức tạp và kéo dài trong lịch sử.
Việt Nam là quốc gia nằm ven bờ Tây của Biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng khoảng trên 1 triệu km2, với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở vị trí tiền tiêu và liền kề với vùng biển của các nước trong khu vực. Chính vì thế, xung quanh hai quần đảo này, nhất là đối với quần đảo Trường Sa, từ lâu đã tồn tại các tranh chấp về chủ quyền giữa các bên1 hết sức phức tạp. Căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt, căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa bao hàm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được xác lập là phù hợp với Công ước, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nước và vùng lãnh thổ đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa2. Mặt khác, do việc giải thích và áp dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 của những nước có biển, nằm ven bờ Biển Đông khác nhau, nên đã hình thành các khu vực biển và thềm lục địa chồng lấn. Từ thực tế đó, tại Biển Đông hiện đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ quyền biển, đảo chủ yếu:
1. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
2. Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có vùng biển liền kề hay đối diện ở xung quanh Biển Đông.
Đây là những tranh chấp kéo dài, phức tạp và ngày càng gia tăng giữa hai hoặc nhiều bên, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới. Quan điểm của Việt Nam là rất rõ ràng, rằng: giải quyết các tranh chấp này cần tiến hành bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, theo lộ trình phù hợp với sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Trong khi chờ một giải pháp công bằng, khách quan, dư luận quốc tế cho rằng, các bên cần kiềm chế, giữ nguyên hiện trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp,… nhằm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực và trên thế giới.
KHÁNH AN thực hiện ________________
1 - Gồm các quốc gia: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan.
2 - Đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm (vào năm 1974). Đối với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chiếm đóng 07 đảo, bãi cạn (vào các năm: 1988, 1995); Phi-líp-pin chiếm đóng 09 đảo, đá (từ năm 1971-1973, 1977-1978 và năm 1980); Ma-lai-xi-a chiếm đóng 05 đảo, đá, bãi cạn (từ năm 1983-1984 và năm 1988); Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình (năm 1956) và mở rộng thêm 01 bãi cạn rạn san hô (năm 1995).
Biển Đông,tranh chấp chủ quyền
Lữ đoàn 131 thi đua thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 09/09/2024
Đôi nét về tiềm năng phát triển của cảng Cái Lân 28/08/2024
Lữ đoàn Đặc công 126 tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 12/08/2024
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 29/07/2024
Vùng Cảnh sát biển 2 đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển 15/07/2024
Vùng 2 Hải quân đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và phong trào Thi đua Quyết thắng 17/06/2024
Giải pháp thực hiện Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 13/06/2024
Nội dung chủ yếu về Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 28/05/2024
Cảnh sát biển Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong thực thi pháp luật trên biển 09/05/2024
Hải đoàn Biên phòng 38 tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển 26/04/2024
Đôi nét về tiềm năng phát triển của cảng Cái Lân
Lữ đoàn 131 thi đua thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu